Khi đi mua laptop, chúng ta thường để ý về cấu hình, nào là CPU gì, GPU gì, RAM gì, SSD bao nhiêu GB, hoặc có thêm là cái thiết kế của máy. Nhưng còn nhiếu yếu tố khác nữa mà bạn cần nhìn vào khi đi mua laptop mới, để đảm bảo rằng mua về không bị thất vọng.
Màn hình không chỉ có kích thước, không chỉ có 13", 14" hay 16", nó còn phải sáng thì bạn mới nhìn sướng được. Một cái màn hình tối sẽ khiến màu sắc nhìn nhạt hơn, độ tương phản kém hơn và có thể làm bạn cảm thấy khó chịu khi ngồi làm việc trong thời gian dài. Có khi bạn cũng không để ý là màn hình nó bị tối cho đến khi bạn được dùng một cái màn hình độ sáng cao hơn, nhưng khi bạn đã xài màn hình độ sáng cao rồi thì quay lại khó lắm 😁
Một cái khó là không phải nhà sản xuất nào cũng công bố độ sáng của màn hình, thường đo bằng đơn vị nit. Có khi phải dùng máy đo mới ra. Ví dụ, chiếc XPS 13 2020 có độ sáng màn hình trung bình là 417 nit, HP Spectre x360 là 369 nit, MacBook Pro là 408 nit, Surface Laptop 3 là 348 nit, MSI Prestige 14 là 269 nit (số này mình lấy từ trang LaptopMag).
Độ sáng màn hình
Màn hình không chỉ có kích thước, không chỉ có 13", 14" hay 16", nó còn phải sáng thì bạn mới nhìn sướng được. Một cái màn hình tối sẽ khiến màu sắc nhìn nhạt hơn, độ tương phản kém hơn và có thể làm bạn cảm thấy khó chịu khi ngồi làm việc trong thời gian dài. Có khi bạn cũng không để ý là màn hình nó bị tối cho đến khi bạn được dùng một cái màn hình độ sáng cao hơn, nhưng khi bạn đã xài màn hình độ sáng cao rồi thì quay lại khó lắm 😁
Một cái khó là không phải nhà sản xuất nào cũng công bố độ sáng của màn hình, thường đo bằng đơn vị nit. Có khi phải dùng máy đo mới ra. Ví dụ, chiếc XPS 13 2020 có độ sáng màn hình trung bình là 417 nit, HP Spectre x360 là 369 nit, MacBook Pro là 408 nit, Surface Laptop 3 là 348 nit, MSI Prestige 14 là 269 nit (số này mình lấy từ trang LaptopMag).
Ngoài ra, độ sáng màn hình cũng không phải là đồng đều trên toàn bộ diện tích hiển thị, và điều này đúng với mọi tấm nền hiển thị, từ laptop, TV cho đến màn hình ngoài. Người ta gọi nó là brightness uniformity, tạm dịch là sự đồng đều của độ sáng. Những màn hình chất lượng cao sẽ đem lại mức độ uniformity cao, sự chênh lệch giữa độ sáng ở tâm màn hình với độ sáng ở rìa sẽ nhỏ. Ngược lại, với những màn hình giá rẻ, thì ở giữa có thể rất sáng nhưng ra rìa nó sẽ tối đi.
Sự đồng đều của độ sáng màn hình
Uniformity sẽ ảnh hưởng đến bạn ở chỗ những nội dung bạn để ra rìa màn hình có thể bị tối đi nếu màn hình có uniformity không tốt. Ví dụ, trên màn hình LG 4K mình mua hồi 2016, khi để cửa sổ hoặc video PiP ra rìa là biết nhau ngay, nó tối hơn hẳn. Trên con MacBook Pro 16" 2019 của mình cũng có thể thấy một chút khác biệt giữa rìa và tâm, trong khi MacBook Pro 16" 2021 thì không thấy sự khác biệt này.
Và cũng là một lần nữa, uniformity không phải là thứ được nhà sản xuất công bố, vì nó không dễ dàng để diễn tả trong 1 con số duy nhất. Cái này chỉ có nhìn trực tiếp hoặc dùng các công cụ đo chuyên nghiệp mới thấy dễ. Mình thì thường kiểm tra uniformity bằng cách nhìn vào sản phẩm thôi, điều mà mua online không thể thực hiện.
Bạn có thể xem thêm về brightness uniformity ở website của BenQ, họ giải thích và có hình minh họa dễ hiểu.
Độ phân giải màn hình
Không phải màn hình to là tốt, màn hình to phải đi kèm với độ phân giải cao thì mới ngon, còn không thì bạn phải có lý do cụ thể để không dùng màn hình độ phân giải cao (ví dụ phần mềm không tương thích, hay bạn dùng laptop để chơi game nên không cần độ phân giải cao). Với đa số những nhu cầu còn lại, độ phân giải cao tầm 2K hoặc 3K sẽ tốt hơn cho đa số các việc cần nhìn vào màn hình trong thời gian dài.
Quảng cáo
Và bạn nghĩ rằng 13" 14" thì Full-HD sẽ nhìn không khác 2K? Cái này bạn đã lầm. Sự khác biệt là có thể nhận thấy được rõ ràng. Trừ khi bạn chưa xài các màn hình độ phân giải cao bao giờ thì bạn không biết thôi.
Trong năm 2021 này, các hãng laptop đã cố gắng đưa màn hình độ phân giải cao vào sản phẩm của mình nhiều hơn, điều đó tốt cho người dùng chúng ta. Ví dụ, chiếc Dell XPS 2021 có thêm tùy chọn màn hình 3,5K. Những con Surface, MacBook thì dùng màn hình tầm 2K trở lên từ lâu rồi. Hơi tiếc rằng những màn hình ngon kiểu này thì thường giá máy cũng cao, rất ít máy tầm 20 triệu mà có màn hình 2K trở lên. Mình muốn các hãng máy tính Windows làm màn hình ngon hơn cho anh em xài Win, vậy trải nghiệm mới xịn hơn.
Đừng quên trọng lượng
Nếu chỉ nhìn qua con số, bạn sẽ không hình dung được hết rằng máy nặng hơn bao nhiêu. Ví dụ, con MacBook Pro 16 2021 nặng 2,2kg cho bản M1 Max, MacBook Pro 16 2020 nặng 2kg. Nhưng sự khác biệt khi cầm con 2021 là rất đáng kể, nặng hơn hẳn tuy sự chênh lệch chỉ là 200g. Trong thế giới của đồ điện tử, chỉ vài chục gram thôi là đã cảm thấy sự khác biệt lớn rồi chứ đừng nói tới cả trăm gram.
Tất nhiên mua laptop để mang đi thì anh em nào mà chẳng thích máy mỏng nhẹ, nên anh em nhớ để ý kĩ phần trọng lượng này nhé. Nếu được thì chạy ra tiệm cầm thử cái coi có hợp ý không, đeo vào balo có bị mỏi không.
Bữa giờ được xài con Fujitsu UH-X, 749g, má ơi nó nhẹ, đã gì đâu.
Quảng cáo
Touchpad như thế nào?
Có những con laptop xài touchpad rất ngon, ví dụ như Surface Laptop 3 hay gần đây hơn mình được trải nghiệm là Fujitsu UH-X, chứ không phải laptop Windows nào cũng có trackpad cùi đâu. Độ nhạy, độ chính xác của touchpad, diện tích của bàn rê, bàn rê có phủ kính hay không…. vẫn là những điểm mà bạn cần để ý vì không phải lúc nào bạn cũng có con chuột bên mình, mà ngay cả khi có trackpad ngon thì bạn cũng có thể bỏ được một món phụ kiện tương đối lớn ở nhà rồi đấy thôi.
Và anh em cũng đừng nghĩ rằng cứ xài máy tính thì phải xài chuột ngoài. Nếu trackpad của anh em ngon, anh em thậm chí còn không dùng chuột ngoài nữa trừ khi bạn cần chấm những điểm nhỏ liên tục trên ảnh lúc dùng Photoshop hay cần chơi game.
Mình thì thích các touchpad có phủ kính và có diện tích to, như vậy rê chuột mới sướng.