Để có thể reivew một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp như Nikon D3, những chuyên gia thường phải thử nghiệm và sử dụng máy hàng tháng trời, mới có thể có những nhận định chi tiết và khách quan. Trong khi chúng tôi - những người nghiệp dư yêu thích máy ảnh số Tinh tế chỉ có không đầy 48h để có thể đưa ra những cảm nhận ban đầu. Giới hạn về kiến thức và thời gian là vậy, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng đưa ra một số thông tin ngõ hầu giúp các bạn hiểu hơn về chiếc máy ảnh huyền thoại dSLR full-frame đầu tiên này của Nikon.
Với giá tại Việt Nam tròm trèm 5200$, D3 là chiếc đắt giá nhất của Nikon và hứa hẹn phục vụ đúng với giá trị mà khổ chủ phải bỏ ra để có được.
Một vài chỉ số quan trọng:
Với giá tại Việt Nam tròm trèm 5200$, D3 là chiếc đắt giá nhất của Nikon và hứa hẹn phục vụ đúng với giá trị mà khổ chủ phải bỏ ra để có được.
Một vài chỉ số quan trọng:
• Full-frame: kích thước cảm quang CMOS 36 x 23,9mm
• Lấy nét 51 điểm
• Tốc độ chụp liên tiếp 9hình / giây có tự động chỉnh lấy nét
• Iso 6400 và có thể đẩy lên tới 25600
• Bộ vi xử lý EXPEED mới nhanh, đẹp và ít tốn điện năng
• Cảm biến lấy nét mới: nhanh và chính xác hơn
• Màn hình lớn 3 inch VGA 922.000 pixel
• Ngắm chụp qua màn hình với 2 chế độ lấy nét: kiểu dSLR truyền thống (phải thả gương xuống rồi bật lên) hoặc kiểu máy compact (dựa vào độ tương phản)
• Chân trời ảo để xác định độ nghiêng của máy
Cảm nhận
Cảm nhận khi cầm đầu tiên, đó là thân máy lớn, vững trãi – kích thước tương đương với Nikon D200, D300 khi gắn grip nhưng chắc chắn hơn vì liền thành một khối. Nếu ai đó đã từng cầm máy ống kính rời thì có thể thấy D3 đầm tay hơn một chút, còn nếu quen sử dụng máy ảnh số compact thì D3 có thể làm bạn đau nhức cổ tay chỉ sau ít phút cầm máy.
Quảng cáo
Thân máy D3 làm bằng hợp kim Magnê bọc cao su rất chắc chắn tựa như D200, 300; hi vọng lớp cao su không bị giãn nở về sau như một số chiếc D200. Với grip gắn đầy pin, chiếc D200 trở nên nặng hơn D3 một chút.
Khe ngắm (viewfinder) sáng trong với 100% trường chụp được bao phủ, các thông số hiển thị trên khe ngắm cũng rất nhẹ nhàng tinh tế, chỉ bấm nửa nút mới hiện rõ.
Màn hình D3 cũng như D300 – độ phân giải VGA với số điểm ảnh lên tới 922.000 pixel - gấp 4 lần D200 và D80, làm cho việc xem ảnh trở nên hứng thú hơn bao giờ hết, phóng to các chi tiết mà hình vẫn mịn màng. Chắc hẳn đây là màn hình thiết kế bởi Sony bởi các model đời sau của Sony dSLR cũng dùng chung màn hình kích thước này.
Màn trập đóng mở rất nhanh, tiếng đanh gọn rất đã tai, thời gian black-out ngắn một cách ấn tượng. Tốc độ chụp xứng đáng dòng máy chụp thể thao.
Quảng cáo
[youtube]YmSCM4mITwY[/youtube]
Menu sắp xếp cũng theo chuẩn chung của Nikon tuy nhiên do D3 có rất nhiều tuỳ biến nên độ sâu của menu lớn hơn so với các đàn em. Chúng tôi chưa có điều kiện test tất cả các tuỳ biến này do thời gian có hạn.
Cùng sử dụng một ống kính, D3 lấy nét tương đối nhanh hơn đàn em.
Khi lắp ống kính DX vào (dành riêng cho các máy từ D300 trở xuống với hệ số crop 1.5x), D3 tự động giới hạn kích thước chụp thành crop 1.5x cho dù ống kính có cho phép nhìn thấy nhiều hơn một chút – chắc hẳn là để giấu các khu vực không hoàn hảo của ống kính nhỏ.
Kích thước: 160 x 157 x 88 mm
Trọng lượng chưa kể pin: 1240g
Thử nghiệm chụp.
Màu sắc rất trung thực, mịn màng,
(cảm ơn naivangppc và em gái)
Dãy tương phản (dynamic range) rất rộng nên chụp các bối cảnh có độ tương phản cao (high contrast) như chụp ảnh cưới với trang phục trắng đen, ngoài trời nắng … khá dễ chịu.
(cảm ơn anh Toại đã cho phép chụp ké đám cưới)
Nhiễu cực ít ở iso cao: tại iso 3200, hình ảnh vẫn mịn màng
Ở iso 6400 cũng gần như không cảm nhận được nhiễu nếu không soi chi tiết ở 100% crop
Với iso cực cao lên tới 25.000, nhiễu cũng ở mức chấp nhận được
Ống kính fisheye thực sự phát huy ở Nikon D3 full-frame
Môi xinh lip ice với ống macro.
Vài “khó chịu” ban đầu:
Áp dụng phong cách bấm nút bấm bốn chiều khi sử dụng D80 và D200 vào chiếc D3 tôi cảm thấy lóng ngóng, hi vọng đó là vì chưa quen tay với cách thiết kế mới chứ không phải là do lỗi của nhà sản xuất.
Nút chụp thứ cấp ở phần tay nắm dưới có xu hướng bị kích hoạt do vô tình chạm phải, thực tế trong khi sử dụng tôi đã chạm 1 lần chạy liền 4 kiểu liên tiếp.
Kết luận:
Nikon D3 là chiếc dSLR xứng đáng sở hữu, nếu bạn có ít nhất 8.000$ cho việc giải trí trong đó 5000$ cho chiếc D3 và phần còn lại cho ống kính và phụ kiện.
tham khảo
Nikonimaging.com
Dpreview.com
Kenrockwell.com
Naturfotograf.com
Và một số site khác
Ống kính sử dụng: Nikkor 85mm f1/1.8; Nikkor 16mm fisheye; Nikkor 60mm micro.
Các hình chụp bởi D3 chỉ resize, một vài hình có tăng giảm contrast, không can thiệp vào màu sắc.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn anh Phúc Mask đã cho phép chúng tôi sử dụng chiếc Nikon D3 trong thời gian làm review, cảm ơn các mod đã ủng hộ ống kính và thời gian nghiên cứu thử nghiệm model này.
Thực hiện bởi nhóm review Tinhte.com
Cám ơn anh MASK đã cho mượn D3 để thực hiện bài viết này.