Nỗ lực tận dụng "siêu giác quan" của động vật để dự báo và ngăn ngừa thảm họa tự nhiên

Lê Q Khánh
2/4/2023 11:9Phản hồi: 19
Nỗ lực tận dụng "siêu giác quan" của động vật để dự báo và ngăn ngừa thảm họa tự nhiên
Nhiều loài động vật từ lâu được biết đến là có “các siêu giác quan”, và trong nhiều biến cố, những siêu giác quan này liên quan đến các hiện tượng tự nhiên. Vào ngày 26/12/2004, một đứt gãy lớn xuất hiện dọc theo hai mảng lục địa giữa các đảo Simeulue và Sumatra, với năng lượng được giải phóng lớn hơn 20.000 lần so với quả bom nguyên tử từng tàn phá thành phố Hiroshima, tạo ra cơn sóng thần xuyên Ấn Độ Dương. Khi ập vào Aceh, cơn sóng cao tới 30 mét, tương đương một tòa nhà từ 9-10 tầng. Trên toàn bộ khu vực, cơn sóng thần đã phá hủy các thị trấn ven biển và cướp đi sinh mạng của gần 250.000 người.


Trong nhiều tháng sau đó, một câu hỏi được đặt ra: tại sao không có cảnh báo nào hết? Dù Aceh gần như không có thời gian để di tản, nhiều người ở những thị trấn khác có thể đã được cứu nếu như có cảnh báo sớm. Cơn sóng thần cách Thái Lan một tiếng rưỡi và cách Sri Lanka 2 tiếng trước khi thảm họa diễn ra. Yếu tố bất ngờ khiến số sinh mạng bị cướp đi lớn hơn rất nhiều. Không có hệ thống cảnh báo nào ở Ấn Độ Dương vào thời điểm đó và cho dù công nghệ mới giờ đây đã được triển khai, sóng thần vẫn rất khó để phát hiện trên biển.

Một báo cáo của Liên hiệp quốc xuất bản sau thảm họa sóng thần 2018 ở đảo Sulawesi, Indonesia, cho rằng hiện tại việc dự báo quá dựa vào công nghệ, do sự không chính xác của các hệ thống ghi nhận lại kích cỡ của các cơn sóng thần ngoài biển, cũng như các khó khăn trong việc chuyển tiếp thông tin tới các vùng lãnh thổ có nguy cơ bị tàn phá. Hiện tại, có rất nhiều biến tố khác nhau kết hợp lại để xác định xác suất và mức độ rủi ro để đưa ra dự báo chính xác. Tuy nhiên, có một giải pháp đơn giản hơn đáng để cân nhắc, có thể bổ sung vào những gì chúng ta đang có trong công tác dự báo.

Rất lâu trước khi sóng thần ập đến, các loài động vật dường như đã nhận thức được mối nguy. Trong quá khứ, người ta từng chứng kiến bò và dê hoảng loạn leo lên vùng đất cao hơn, và nhiều đàn chim bay khỏi những tán cây quanh biển. Có vẻ như chúng đang phản ứng lại với một kích thích nào đó mà chúng ta không biết được. Nếu những thảm họa tự nhiên này “ăn khớp” với hành vi của động vật, người dân địa phương có thể biết được chuyện gì sắp xảy ra và đi theo những loài động vật này đến nơi an toàn.

animalsupersenses_2.jpg
Ví dụ, đảo Simeulue gần tâm chấn của trận động đất năm 2004, nhưng với dân số khoảng 80.000 người, chỉ có 7 người chết trong trận sóng thần, một kết quả phần lớn nhờ vào sự chú ý của người dân đối với hành vi của hệ động vật địa phương. Các loài động vật có thể cảm nhận được sự rung chuyển của trận động đất và cũng có thể phát hiện ra một số tín hiệu khác, có lẽ là sóng siêu âm được tạo ra bởi các xáo trộn địa chấn báo trước các trận động đất. Sóng thần cũng tạo ra hạ âm, cảnh báo những sinh vật có thể cảm nhận được những sóng âm sâu này về nguy cơ sắp xảy ra của một đợt sóng khổng lồ.

Lịch sử có rất nhiều câu chuyện về các loài động vật có hành động kỳ lạ trước các thảm họa thiên nhiên. Trong những ngày trước trận động đất ở thành phố Hải Thành phía bắc Trung Quốc vào mùa đông năm 1975, mèo và gia súc bắt đầu có những hành vi bất thường. Điều khó hiểu nhất là những con rắn bò lên khi đang ngủ đông dưới lòng đất, và sau đó chết cóng hàng nghìn con. Vào những thời điểm và địa điểm khác, chuột xuất hiện trên đường phố vào ban ngày, chim hót không đúng lúc trong ngày, ngựa giậm chân và mèo chuyển những con mèo con đi nơi khác. Ở một số nền văn hóa, đặc biệt là ở những khu vực thường xuyên xảy ra những sự kiện như vậy, những loại quan sát này đã được đưa vào văn hóa dân gian, cho phép kiến thức truyền thống bảo vệ người dân địa phương.

Công nghệ hiện tại có thể tận dụng sự nhạy cảm của một số loài động vật với các tín hiệu về mối nguy hiểm sắp xảy ra hay không? Martin Wikelski, giám đốc Viện hành vi động vật Max Planck ở Konstanz, tin rằng điều này có thể. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã phát triển một hệ thống cực kỳ phức tạp để theo dõi sự di chuyển của các loài khác nhau trên toàn cầu. Mỗi con vật riêng lẻ được gắn một thẻ truyền thông tin chi tiết, bao gồm tốc độ, gia tốc, hoạt động và vị trí. Thông tin này được thu thập bởi các ăng-ten trên Trạm vũ trụ quốc tế và được chuyển tiếp về Trái đất. Một trong những mục tiêu chính của dự án (được gọi là Icarus), là nghiên cứu các cuộc di cư đường dài và kiểm tra cách động vật tương tác với hệ sinh thái trong môi trường của chúng và với nhau, cuối cùng cho phép thực hiện các nỗ lực bảo tồn có mục tiêu. Tuy nhiên, chất lượng và sự phong phú của thông tin mang đến một phương tiện để khai thác hành vi của động vật như một hệ thống cảnh báo sớm về các thảm họa thiên nhiên.

animalsupersenses_1.jpg
Vài năm trước, Martin và các đồng nghiệp của ông đã tới Sicily để tìm hiểu ngọn núi lửa lâu năm của hòn đảo, Núi Etna. Ở hai bên sườn núi lửa, đàn dê vui vẻ gặm cỏ trên thảm thực vật phát triển tốt trên vùng đất núi lửa màu mỡ. Để khai thác kiến thức về vùng đất của loài dê này, một số con đã được gắn thẻ điện tử, cho phép các nhà nghiên cứu theo dõi hành vi của chúng từ xa. Martin và nhóm của ông không phải đợi lâu vì Etna phun trào vài tuần sau đó. Lần theo hành vi của những con dê trong thời gian chuẩn bị phun trào, Martin đã xác định được phản ứng rõ ràng vào khoảng sáu giờ trước đó, khi chúng trở nên hoạt động bất thường.


Tuy nhiên, với tư cách là một nghiên cứu khoa học, “hoạt động bất thường” không thực sự làm rõ vấn đề. Vì vậy, bước tiếp theo là thiết lập các thông số hành vi chính xác sẽ chỉ ra rằng những con dê đã cảm nhận được rằng Núi Etna sắp phun trào. Nếu đạt được điều này, thì hệ thống báo động do dê cung cấp có thể được tự động hóa, kích hoạt cảnh báo bất cứ khi nào các khía cạnh cụ thể trong hành vi của động vật vượt quá giá trị ngưỡng. Trong hai năm tiếp theo, những con dê này đã phát hiện thành công gần 30 lần núi lửa khuấy động, bảy trong số đó gây nguy hiểm đáng kể. Bản thân điều đó đã rất ấn tượng, nhưng còn nhiều điều nữa sẽ đến. Etna có nhiều các trạm đo xung quanh sử dụng các cảm biến để dự đoán hoạt động của núi lửa, nhưng những con dê đã vượt trội hơn những trạm quan sát này bằng cách cảm nhận được hoạt động của Etna sớm hơn nhiều so với các thiết bị công nghệ. Hơn nữa, chúng có thể xác định mức độ nghiêm trọng của vụ phun trào sắp xảy ra, một điều nổi tiếng là khó đạt được thông qua các công cụ khoa học. Bằng cách kết hợp công nghệ hiện đại với “siêu giác quan” đã tiến hóa của động vật, Martin đã mang đến một giải pháp hứa hẹn và hiệu quả để giải quyết một vấn đề trên phạm vi toàn cầu.


Theo WIRED.
19 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Phải tìm ra nguồn gốc thực sự của cách động vật nhận ra nguy hiểm thì mới phát triển được công nghệ dự báo nổi, giờ thì mò còn lâu
@bạn nhật Tuỳ bạn nghĩ thôi 🌝
@bạn nhật Chắc lại bú ba cái pháp luân công của bọn tàu 😁
@sốt-xuất-huyết-2023 Vô minh
@ShengLong• Từ chối "ánh sáng trí tuệ" của đám tàu 😁
Vụ này hay đó. Ví dụ thấy gấu xuất hiện ở cổng cty thì ae sẽ gặp thảm hoạ chẳng hạn 😁
@xecatang tình hình của bác căng vậy luôn hả 🤣🤣🤣
ai bị đau xương khớp thâm niên cứ mỗi lần mà nó đau lại tầm 2 ngày sau mưa trời lạnh
Cười vô mặt
@nefertem với cái bão từ mặt trời gì ấy nữa bác,ai nhạy cảm đều đau đầu chóng mặt
Tôi bị viêm xoang dị ứng thời tiết, trở trời là hắt xì như liên phanh AK47 😔(
Qúa hữu ích, hy vọng sớm tìm được giải pháp
coi mấy con gián đó, mấy khứa đó sống từ lâu đến giờ, có biến thấy nó chạy đi đâu mình đi theo nó
Firewolf
ĐẠI BÀNG
một năm
@bạn nhật nó hay chui vào ống cống đó bạn
Thuyết âm mưu: Bằng chứng cho thấy con người không thuộc trái đất
BrioPc
TÍCH CỰC
một năm
@boyplay ù, kiểu Vegeta (Ca-đic) trong Dragon Balls đến Trái Đất không biết cách cảm nhận Ki, phải dùng máy đo sức mạnh đó hả...hay 😁
BrioPc
TÍCH CỰC
một năm
mấy bữa nay nhà mình kiến kéo lên thành hàng, xịt hoài ko hết. Dự đoán là mưa, đúng là mưa thiệt. Nhưng hết mưa, kiến vẫn chạy thành hàng...cuối cùng thì ra do bịch kẹo mở ra mà quên đóng 😁
"ngựa giậm chân và mèo chuyển những con mèo con đi nơi khác"
???

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019