Nobel Hóa học 2015 được trao cho 3 nhà nghiên cứu về cách tế bào chữa lành và bảo vệ DNA

ND Minh Đức
7/10/2015 9:53Phản hồi: 15
Nobel Hóa học 2015 được trao cho 3 nhà nghiên cứu về cách tế bào chữa lành và bảo vệ DNA
GIải Nobel Hóa học 2015 vừa được trao cho 3 nhà khoa học là Tomas Lindahl (Thụy Điển), Paul Modrich (Mỹ) và Aziz Sancar (Thổ Nhĩ Kỳ) nhờ lý giải được làm thế nào tế bào có thể chữa lành DNA và bảo vệ các thông tin di truyền mà nó mang theo. Nghiên cứu này giúp tăng cường hiểu biết về hoạt động của tế bào sống, tạo tiền đề chữa trị, ngăn chặn các căn bệnh ung thư, bẩm sinh,…

Từ đầu những năm 1970 đến trước đây, các nhà khoa học tin rằng DNA là một phân tử cực kỳ ổn định, nhưng Tomas Lindahl đã nghiên cứu và chứng minh rằng sự phân rã của DNA với một tốc độ nào đó sẽ khiến cho sự sống trên Trái Đất không thể phát triển được nữa.

Aziz Sancar có công trong việc xác lập các nucleotide cắt, sửa chữa DNA - một cơ chế được tế bào sử dụng để chữa lành thiệt hại do tia UV gây ra cho DNA. Những người có khuyết tật bẩm sinh trong hệ thống chữa lành này sẽ có thể mắc ung thư da nếu họ tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời. Các tế bào cũng sử dụng cơ chế này để sửa chữa lỗi gây ra bởi hóa chất,…

Paul Modrich được trao giải nhờ vào nghiên cứu được cách làm sao tế bào có thể sửa chữa các lỗi xảy ra khi DNA tự nhân đôi trong quá trình phân bào. Cơ chế này giúp làm giảm tần số lỗi tới 1000 lần trong quá trình nhân đôi DNA.

Giải thưởng sẽ được chia đều cho cả 3 nhà khoa học nói trên. Hội đồng trao giải cho biết cống hiến của 3 nhà khoa học đã “cung cấp kiến thức cơ bản về các chức năng của tế bào sống, nó có thể được áp dụng trong nhiều công việc khác nhau, điển hình như phát triển cách mới điều trị ung thư."

Tham khảo Nobelprize
15 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mình học cái này đã lâu rồi, mãi tới h mới đc nhận Nobel
xuanmichael
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Blitzwaffen cái bạn học là chỉ biết rằng tế bào tự làm lành ADN , còn bây giờ khoa học giải thích việc làm lành ADN đó diễn ra như thế nào
@xuanmichael vâng, cái mình học là cơ chế sửa chữa DNA, là công trình của mấy ông này nè bạn
@Blitzwaffen Bạn này nói đúng rồi. Chương trình môn sinh học phân tử của đại học Y dược tp.HCM đã dạy cơ chế này được vài năm. Có lẽ qui trình thẩm định để công nhận giải Nobel mất tương đối nhiều thời gian.
@Blitzwaffen Giống cái đèn LED xanh từ đời nào rồi giờ mới được nobel 😁
Lulu tetinh
ĐẠI BÀNG
9 năm
thật ko thể hiểu nổi anh ấy đang viết cái gì?
@Lulu tetinh ngăn chặn quá trình đột biến 😁 :D
4phuong.vn
ĐẠI BÀNG
9 năm
nghe như là Nobel sinh học hơn
Lulu tetinh
ĐẠI BÀNG
9 năm
@4phuong.vn Thì xem buổi trao giải có con bé nó hỏi là tại sao chemistry lại trao cho biology và đã từng có tiền lệ hay chưa đó 😆
4phuong.vn
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Lulu tetinh mình ko có xem. Vậy ng ta trả lời như thế nào?
Lulu tetinh
ĐẠI BÀNG
9 năm
@4phuong.vn Thì trả lời đại khái là: ông ấy có làm thành viên cho hội đồng xét duyệt hồi trước đó lâu rồi... abcxyz (chắc là có) vì đoạn này mình ko để ý, phải công nhận mấy cha này giỏi ngoại ngữ thiệt. Dân quốc tế bây giờ là phải biết ít nhất 3 ko tính tiếng mẹ đẻ, quả đúng như vậy.
phần thưởng rất xứng đáng
nholuumanh
TÍCH CỰC
9 năm
Nghe qua chẳng ai nghĩ nó thuộc về hóa học cả
Sau này sẽ có người nghiên cứu ra cơ chế tự tái tạo tế bào nữa là xong, never die =))
QuangAK
ĐẠI BÀNG
9 năm
@namtrinh1989 Bạn nhầm giữa cơ chế tái tạo tế bào với cơ chế chống lão hóa. Tế bào luôn có khả năng tự tái tạo (đứt tay, chân) do sự vận hành của tế bào gốc.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019