Công ty điện thoại di động Phần Lan, vốn luôn tự hào vì sở hữu lượng bằng sáng chế khổng lồ (hơn 30.000), đang phải tính chuyện bán bớt đi để bù lỗ.
"Chúng tôi sẽ bán nếu thỏa thuận được mức giá hợp lý", Giám đốc tài chính Timo Ihamuotila khẳng định trong cuộc họp cảnh báo về doanh thu quý II/2012 ảm đạm của hãng.
Hiện Nokia nắm giữ 30.000 bằng và hơn 10.000 quyền sở hữu trí tuệ. Thế nhưng, bộ phận nghiên cứu và phát triển lại là một trong những bộ phận đầu tiên bị "trảm" trong đợt cắt giảm nhân lực sắp tới của hãng này.
Nhiều công ty, trong đó có Apple, đang phải trả tiền bản quyền cho Nokia.
Hãng sở hữu iPhone và iPad đang là trung tâm của cuộc chiến bản quyền trên smartphone, nhưng họ thậm chí còn không nằm trong top 10 công ty nắm giữ nhiều bằng sáng chế nhất.
Công ty tư vấn Chetan Sharma Consulting phân tích 7 triệu bằng sáng chế trong lĩnh vực di động được cấp bởi Ủy ban thương mại Mỹ và Ủy ban bản quyền châu Âu trong vòng 2 thập kỷ qua. Apple và Google là hai tên tuổi thu hút sự chú ý vài năm gần đây, nhưng không xuất hiện trong bảng thống kê của Sharma. Xét chung về số lượng, Nokia mới là vua còn Samsung xếp thứ hai, trên cả các hãng chuyên về hạ tầng như Ericsson, Alcatel-Lucent và tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft.
10 công ty có số bằng sáng chế cao nhất trong gần 20 năm và 10 công ty được cấp bằng nhiều nhất năm 2011.
Chỉ khi Sharma phân loại thành các danh mục nhỏ, Apple và Google mới góp mặt ở vị trí thứ 8 và 9 trong danh sách nền tảng di động. iOS và Android có thể đang thống trị thị trường, nhưng các "ông lớn" nắm giữ công nghệ đằng sau hệ điều hành smartphone lại là Samsung, Microsoft và IBM.
Nokia dẫn đầu về sáng chế liên quan đến việc sản xuất thiết bị cầm tay. Trong khi đó, Samsung gây bất ngờ khi là quán quân về cơ sở hạ tầng mạng di động, đứng trên Ericsson, Alcatel-Lucent (hai trong số các công ty cung cấp trang thiết bị hạ tầng mạng hàng đầu) và Qualcomm (tác giả của công nghệ CDMA).
Nokia đứng đầu với gần 12.000 bản quyền di động.
Sharma nhấn mạnh rằng số lượng bản quyền không nói lên tất cả. Chất lượng và vai trò của chúng trong thiết bị mới là điều quan trọng. Tuy nhiên, chúng cũng thể hiện công sức đầu tư nghiên cứu của từng công ty. Như riêng trong năm 2011, Samsung là tập đoàn được cấp nhiều bằng sáng chế mới nhất. Dù vậy, mỗi bằng sáng chế có thể mất tới vài năm xét duyệt, do đó Google, Apple, Amazon có khả năng sẽ thay đổi cục diện thời gian tới khi hàng loạt đơn xin cấp bằng cho công nghệ mới của họ được thông qua. Motorola cũng là tên tuổi lớn về sở hữu trí tuệ và sẽ tăng sức mạnh đáng kể cho Google sau khi quá trình sáp nhập hoàn tất.
Cho đến nay, Nokia là vẫn một trong những công ty nắm giữ bản quyền lớn nhất trong ngành công nghệ, nhưng điều đó sẽ thay đổi khi họ quá cần tiền. Nokia từng đâm đơn kiện HTC, RIM... vì vi phạm bản quyền. Tháng 6/2011, Apple đã buộc phải trả tiền để sử dụng công nghệ của Nokia và được cho là đang "nhăm nhe" mua gọn số bằng này.
"Chúng tôi sẽ bán nếu thỏa thuận được mức giá hợp lý", Giám đốc tài chính Timo Ihamuotila khẳng định trong cuộc họp cảnh báo về doanh thu quý II/2012 ảm đạm của hãng.
Hiện Nokia nắm giữ 30.000 bằng và hơn 10.000 quyền sở hữu trí tuệ. Thế nhưng, bộ phận nghiên cứu và phát triển lại là một trong những bộ phận đầu tiên bị "trảm" trong đợt cắt giảm nhân lực sắp tới của hãng này.
Nhiều công ty, trong đó có Apple, đang phải trả tiền bản quyền cho Nokia.
Hãng sở hữu iPhone và iPad đang là trung tâm của cuộc chiến bản quyền trên smartphone, nhưng họ thậm chí còn không nằm trong top 10 công ty nắm giữ nhiều bằng sáng chế nhất.
Công ty tư vấn Chetan Sharma Consulting phân tích 7 triệu bằng sáng chế trong lĩnh vực di động được cấp bởi Ủy ban thương mại Mỹ và Ủy ban bản quyền châu Âu trong vòng 2 thập kỷ qua. Apple và Google là hai tên tuổi thu hút sự chú ý vài năm gần đây, nhưng không xuất hiện trong bảng thống kê của Sharma. Xét chung về số lượng, Nokia mới là vua còn Samsung xếp thứ hai, trên cả các hãng chuyên về hạ tầng như Ericsson, Alcatel-Lucent và tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft.
10 công ty có số bằng sáng chế cao nhất trong gần 20 năm và 10 công ty được cấp bằng nhiều nhất năm 2011.
Chỉ khi Sharma phân loại thành các danh mục nhỏ, Apple và Google mới góp mặt ở vị trí thứ 8 và 9 trong danh sách nền tảng di động. iOS và Android có thể đang thống trị thị trường, nhưng các "ông lớn" nắm giữ công nghệ đằng sau hệ điều hành smartphone lại là Samsung, Microsoft và IBM.
Nokia dẫn đầu về sáng chế liên quan đến việc sản xuất thiết bị cầm tay. Trong khi đó, Samsung gây bất ngờ khi là quán quân về cơ sở hạ tầng mạng di động, đứng trên Ericsson, Alcatel-Lucent (hai trong số các công ty cung cấp trang thiết bị hạ tầng mạng hàng đầu) và Qualcomm (tác giả của công nghệ CDMA).
Nokia đứng đầu với gần 12.000 bản quyền di động.
Sharma nhấn mạnh rằng số lượng bản quyền không nói lên tất cả. Chất lượng và vai trò của chúng trong thiết bị mới là điều quan trọng. Tuy nhiên, chúng cũng thể hiện công sức đầu tư nghiên cứu của từng công ty. Như riêng trong năm 2011, Samsung là tập đoàn được cấp nhiều bằng sáng chế mới nhất. Dù vậy, mỗi bằng sáng chế có thể mất tới vài năm xét duyệt, do đó Google, Apple, Amazon có khả năng sẽ thay đổi cục diện thời gian tới khi hàng loạt đơn xin cấp bằng cho công nghệ mới của họ được thông qua. Motorola cũng là tên tuổi lớn về sở hữu trí tuệ và sẽ tăng sức mạnh đáng kể cho Google sau khi quá trình sáp nhập hoàn tất.
Cho đến nay, Nokia là vẫn một trong những công ty nắm giữ bản quyền lớn nhất trong ngành công nghệ, nhưng điều đó sẽ thay đổi khi họ quá cần tiền. Nokia từng đâm đơn kiện HTC, RIM... vì vi phạm bản quyền. Tháng 6/2011, Apple đã buộc phải trả tiền để sử dụng công nghệ của Nokia và được cho là đang "nhăm nhe" mua gọn số bằng này.