Bán hàng đa cấp tại Việt Nam hiện nay đang là trò lừa đảo
Trước hết, tôi đồng ý với quan điểm bản chất hình thức kinh doanh bán hàng đa cấp không phải trò lừa đảo, tuy nhiên tôi lại khẳng định việc bán hàng đa cấp tại Việt Nam tại thời điểm hiện nay hoàn toàn là trò lừa đảo. Chúng ta cần phân biệt bản chất của một hình thức kinh doanh và việc áp dụng hình thức kinh doanh đó như thế nào. Tôi khẳng định điều này bởi lý do sau:
Thứ nhất: Giá của sản phẩm bán ra rất cao so với giá trị sử dụng thật của sản phẩm và giá trị sử dụng rất thấp so với những lời quảng cáo, việc này là lừa dối người tiêu dùng
Thứ 2: Doanh thu của công ty bán sản phẩm gần như hoàn toàn do việc bắt các thành viên trong mạng lưới phải mua sản phẩm của Công ty theo định mức (để được là thành viên chính thức tham gia vào mạng lưới) chứ không phải do bán cho người tiêu dùng. Việc này có thể thấy rõ khi phân tích 3 con số: doanh số bán hàng trong 1 năm của Công ty đa cấp, số lượng thành viên trong mạng lưới tăng lên trong một năm, hạn mức phải mua sản phẩm tối thiểu của một người nếu muốn được là thành viên chính thức (nếu các bạn nắm được 3 số liệu trên của bất kỳ công ty kinh doanh mạng nào chắc chắn sẽ thấy rõ điều này). Có nghĩa là lợi nhuận của Công ty và thu nhập thành viên hoàn toàn lấy từ túi tiền của thành viên khác do sự chèo kéo tham gia của các thành viên đi trước mà ra, chứ không phải do sự lưu thông của sản phẩm ra thị trường đến với người tiêu dùng. Có lẽ ở nước ngoài doanh số sẽ phần lớn do bán ra cho người tiêu dùng chứ không như Việt Nam
Thứ 3: Các thành viên tham gia đều được giảng giải là có ý chí chắc chắn sẽ thành công, nhưng việc thành công là vô cùng khó khăn, chắc khoảng 500 người thì mới có một người thành công. Điều này thể hiện ở 2 con số: Số tiền Công ty trích cho các thành viên trong một năm (là tổng thu nhập của tất cả các thành viên trong một năm), tổng số thành viên hiện có trong mạng. Nếu các bạn nắm được 2 con số này và tính toán thì có lẽ nếu thu nhập 10trđồng/tháng được gọi là thành công thì có lẽ phải đến không ít hơn 500 người mới có một người như vậy, trong khi đó 499 thành viên còn lại được gọi là thất bại, mặc dù mỗi người đều đã phải bỏ ra
một khoản tiền tối thiều mua sản phẩm để được là thành viên. Chắc ở nước ngoài tỷ lệ người thành công/người thất bại không ít đến như vây.
Từ các lý do trên tôi khẳng định các công ty kinh doanh mạng tại Việt Nam hiện nay hoàn toàn là lừa đảo. Có thể trong tương lai các chỉ số trên thay đổi theo hướng tích cực hơn thì sẽ không bị coi là lừa đảo
Trước hết, tôi đồng ý với quan điểm bản chất hình thức kinh doanh bán hàng đa cấp không phải trò lừa đảo, tuy nhiên tôi lại khẳng định việc bán hàng đa cấp tại Việt Nam tại thời điểm hiện nay hoàn toàn là trò lừa đảo. Chúng ta cần phân biệt bản chất của một hình thức kinh doanh và việc áp dụng hình thức kinh doanh đó như thế nào. Tôi khẳng định điều này bởi lý do sau:
Thứ nhất: Giá của sản phẩm bán ra rất cao so với giá trị sử dụng thật của sản phẩm và giá trị sử dụng rất thấp so với những lời quảng cáo, việc này là lừa dối người tiêu dùng
Thứ 2: Doanh thu của công ty bán sản phẩm gần như hoàn toàn do việc bắt các thành viên trong mạng lưới phải mua sản phẩm của Công ty theo định mức (để được là thành viên chính thức tham gia vào mạng lưới) chứ không phải do bán cho người tiêu dùng. Việc này có thể thấy rõ khi phân tích 3 con số: doanh số bán hàng trong 1 năm của Công ty đa cấp, số lượng thành viên trong mạng lưới tăng lên trong một năm, hạn mức phải mua sản phẩm tối thiểu của một người nếu muốn được là thành viên chính thức (nếu các bạn nắm được 3 số liệu trên của bất kỳ công ty kinh doanh mạng nào chắc chắn sẽ thấy rõ điều này). Có nghĩa là lợi nhuận của Công ty và thu nhập thành viên hoàn toàn lấy từ túi tiền của thành viên khác do sự chèo kéo tham gia của các thành viên đi trước mà ra, chứ không phải do sự lưu thông của sản phẩm ra thị trường đến với người tiêu dùng. Có lẽ ở nước ngoài doanh số sẽ phần lớn do bán ra cho người tiêu dùng chứ không như Việt Nam
Thứ 3: Các thành viên tham gia đều được giảng giải là có ý chí chắc chắn sẽ thành công, nhưng việc thành công là vô cùng khó khăn, chắc khoảng 500 người thì mới có một người thành công. Điều này thể hiện ở 2 con số: Số tiền Công ty trích cho các thành viên trong một năm (là tổng thu nhập của tất cả các thành viên trong một năm), tổng số thành viên hiện có trong mạng. Nếu các bạn nắm được 2 con số này và tính toán thì có lẽ nếu thu nhập 10trđồng/tháng được gọi là thành công thì có lẽ phải đến không ít hơn 500 người mới có một người như vậy, trong khi đó 499 thành viên còn lại được gọi là thất bại, mặc dù mỗi người đều đã phải bỏ ra
một khoản tiền tối thiều mua sản phẩm để được là thành viên. Chắc ở nước ngoài tỷ lệ người thành công/người thất bại không ít đến như vây.
Từ các lý do trên tôi khẳng định các công ty kinh doanh mạng tại Việt Nam hiện nay hoàn toàn là lừa đảo. Có thể trong tương lai các chỉ số trên thay đổi theo hướng tích cực hơn thì sẽ không bị coi là lừa đảo