Đó là tuyên bố của Rob Joyce, giám đốc mảng an ninh mạng Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ, NSA. Nhiều băng nhóm hacker tấn công các tổ chức, doanh nghiệp và đơn vị, khóa hệ thống hoặc dữ liệu để đòi tiền chuộc được cho là hoạt động từ lãnh thổ Nga. Và những giải pháp cấm vận mà các quốc gia trên thế giới áp đặt đối với Nga ở thời điểm hiện tại đang khiến tần suất những cuộc tấn công giảm hẳn.
Giải thích cho điều này, ông Joyce nói: “Một điều đáng chú ý chúng tôi phát hiện ra là, trong khoảng 1 đến 2 tháng gần đây, tần suất tấn công mạng đòi tiền chuộc thực sự đã giảm. Có rất nhiều lý do dẫn tới thực tế này, nhưng một trong số đó, tôi nghĩ chính là tình hình giữa Nga và Ukraine hiện tại. Khi những biện pháp cấm vận được thực hiện, sẽ rất khó để chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác, và cũng sẽ rất khó để mua những công cụ thực hiện hành vi phạm pháp trên mạng internet. Trong số đó có cả phần mềm để tấn công hệ thống máy chủ nhằm mục đích đòi tiền chuộc."
Bản thân nước Mỹ cũng là một đất nước bị những hacker mũ đen nhắm đến khá nhiều. Tạm bỏ qua những vụ việc nổi đình nổi đám như việc đường ống dẫn khí đốt Colonial Pipeline bị tấn công và vô hiệu hóa, dẫn đến việc chủ quản đường ống phải trả hàng triệu USD để hacker trao lại quyền điều khiển, thì những công ty, tổ chức, những hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng, bệnh viện cũng bị nhắm tới.
Theo ZDNet
Giải thích cho điều này, ông Joyce nói: “Một điều đáng chú ý chúng tôi phát hiện ra là, trong khoảng 1 đến 2 tháng gần đây, tần suất tấn công mạng đòi tiền chuộc thực sự đã giảm. Có rất nhiều lý do dẫn tới thực tế này, nhưng một trong số đó, tôi nghĩ chính là tình hình giữa Nga và Ukraine hiện tại. Khi những biện pháp cấm vận được thực hiện, sẽ rất khó để chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác, và cũng sẽ rất khó để mua những công cụ thực hiện hành vi phạm pháp trên mạng internet. Trong số đó có cả phần mềm để tấn công hệ thống máy chủ nhằm mục đích đòi tiền chuộc."
Bản thân nước Mỹ cũng là một đất nước bị những hacker mũ đen nhắm đến khá nhiều. Tạm bỏ qua những vụ việc nổi đình nổi đám như việc đường ống dẫn khí đốt Colonial Pipeline bị tấn công và vô hiệu hóa, dẫn đến việc chủ quản đường ống phải trả hàng triệu USD để hacker trao lại quyền điều khiển, thì những công ty, tổ chức, những hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng, bệnh viện cũng bị nhắm tới.
Theo ZDNet