Đến giờ có thể tạm coi dịch covid đã được kiểm soát ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Điều các nước hướng tới giờ là mở cửa trở lại và để làm điều đó cần có các biện pháp phòng dịch phù hợp. Một trong số đó là tiếp cận được các dạng thuốc được đánh giá có khả năng phòng chữa covid tốt, tuy nhiên điều này hiện đang có khả năng giống như hồi mới có vaccine. Đó là các nước giàu thì có đủ, có thừa không cần dùng, còn nước nghèo thì vẫn phải bươm trải để đi tìm nguồn thuốc về cho người dân.
Một số chuyên gia còn lấy ví dụ của việc khan hàng tương tự cách các thuốc kháng virus ARV dành cho bệnh nhân mắc HIV/AIDS khan hiếm hồi những năm 2002 và kêu gọi chính quyền các nước giàu, nhất là Mỹ, hãy mở thêm hầu bao để giúp các nước nghèo có thêm thuốc. Những chuyên gia này lo ngại sẽ có 1 đợt bùng phát mạnh trong khoảng thời gian mùa hè và nếu thực sự như vậy chắc chắn nhiều nước sẽ không có đủ các bộ xét nghiệm và thuốc điều trị covid để dập dịch.
Hiện tại mọi con mắt đều dồn về dạng thuốc Paxlovid của Pfizer, vốn đã được FDA phê chuẩn và WHO đưa ra khuyến nghị mạnh mẽ về việc nên sử dụng thuốc này cho bệnh nhân có nguy cơ cao. Ở Mỹ nhiều nhà thuốc cho biết họ có quá nhiều Paxlovid và phải tìm cách để dùng cho hết bởi phía chính phủ đã cam kết mua 20 triệu lộ trình dùng thuốc cho người dân, mỗi 1 lộ trình dùng 2 viên/ngày trong 5 ngày có giá $530. Và dù 2 hãng sản xuất 2 dạng thuốc đang được dùng thông dụng nhất là Pfizer với Paxlovid và Merck với Molnupiravir đều khẳng định sẽ để riêng hàng triệu liều để Unicef phân phối đến các nước nghèo nhưng vấn đề tài chính lại đang làm tổ chức này không thể mua thuốc nếu không có đóng góp từ các quốc gia khác. Chưa kể con số 7 triệu liều dành riêng này quá ít đối với nhu cầu của các nước trên thế giới.
Nếu như hồi 2002 chính vì việc khan hiếm hàng này mà chúng ta có dự án PEPFAR, Kế hoạch khẩn cấp của tổng thống Mỹ để chống AIDS (Việt Nam chúng ta giờ cũng vẫn đang được dự án này hỗ trợ 😃 ), thì giờ loài người mới chỉ có Covax, tập trung vào việc phân bổ vaccine đến nước nghèo bởi số người được tiếp cận vaccine ở những nước này vẫn còn ở mức thấp. Để có tiền mua và phân phối thuốc dự kiến tổng thống Mỹ trong Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về covid-19 lần thứ 2 sẽ kêu gọi các nước giàu cùng ủng hộ 2 tỷ đô để mua thuốc và 1 tỷ đô khác để mua các nguồn cung cấp oxy cho các nước nghèo. Nhà Trắng đang đề nghị Nghị viện nước này phê chuẩn thêm 22.5 tỷ đô để hỗ trợ khẩn cấp chống dịch, trong đó có 5 tỷ dành cho các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên phía Đảng Cộng Hòa đã phản đối và chỉ muốn chi 10 tỷ cho nước Mỹ thôi, không có chuyện mua đồ cho nước ngoài.
Kể cả khi có tiền mua thuốc cho các nước nghèo thì lại nảy ra 1 vấn đề khác đó là các nước thuộc diện thu nhập trung bình (như Việt Nam) có khả năng lại bị đứng chơ vơ ở giữa khi các nước giàu có thừa thuốc, nước nghèo được mua thuốc với giá ưu đãi còn họ thì phải tự thân đi đàm phán mua thuốc với nhà phân phối. Việc chờ đợi các dạng thuốc generic thì may ra đến năm 2023 mới có thể có. Trong khoảng thời gian đó nếu dịch bùng mạnh bởi Omicron hay 1 biến chủng khác thì chắc chắn những nước này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Tham khảo NYT
Một số chuyên gia còn lấy ví dụ của việc khan hàng tương tự cách các thuốc kháng virus ARV dành cho bệnh nhân mắc HIV/AIDS khan hiếm hồi những năm 2002 và kêu gọi chính quyền các nước giàu, nhất là Mỹ, hãy mở thêm hầu bao để giúp các nước nghèo có thêm thuốc. Những chuyên gia này lo ngại sẽ có 1 đợt bùng phát mạnh trong khoảng thời gian mùa hè và nếu thực sự như vậy chắc chắn nhiều nước sẽ không có đủ các bộ xét nghiệm và thuốc điều trị covid để dập dịch.
Hiện tại mọi con mắt đều dồn về dạng thuốc Paxlovid của Pfizer, vốn đã được FDA phê chuẩn và WHO đưa ra khuyến nghị mạnh mẽ về việc nên sử dụng thuốc này cho bệnh nhân có nguy cơ cao. Ở Mỹ nhiều nhà thuốc cho biết họ có quá nhiều Paxlovid và phải tìm cách để dùng cho hết bởi phía chính phủ đã cam kết mua 20 triệu lộ trình dùng thuốc cho người dân, mỗi 1 lộ trình dùng 2 viên/ngày trong 5 ngày có giá $530. Và dù 2 hãng sản xuất 2 dạng thuốc đang được dùng thông dụng nhất là Pfizer với Paxlovid và Merck với Molnupiravir đều khẳng định sẽ để riêng hàng triệu liều để Unicef phân phối đến các nước nghèo nhưng vấn đề tài chính lại đang làm tổ chức này không thể mua thuốc nếu không có đóng góp từ các quốc gia khác. Chưa kể con số 7 triệu liều dành riêng này quá ít đối với nhu cầu của các nước trên thế giới.
Nếu như hồi 2002 chính vì việc khan hiếm hàng này mà chúng ta có dự án PEPFAR, Kế hoạch khẩn cấp của tổng thống Mỹ để chống AIDS (Việt Nam chúng ta giờ cũng vẫn đang được dự án này hỗ trợ 😃 ), thì giờ loài người mới chỉ có Covax, tập trung vào việc phân bổ vaccine đến nước nghèo bởi số người được tiếp cận vaccine ở những nước này vẫn còn ở mức thấp. Để có tiền mua và phân phối thuốc dự kiến tổng thống Mỹ trong Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về covid-19 lần thứ 2 sẽ kêu gọi các nước giàu cùng ủng hộ 2 tỷ đô để mua thuốc và 1 tỷ đô khác để mua các nguồn cung cấp oxy cho các nước nghèo. Nhà Trắng đang đề nghị Nghị viện nước này phê chuẩn thêm 22.5 tỷ đô để hỗ trợ khẩn cấp chống dịch, trong đó có 5 tỷ dành cho các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên phía Đảng Cộng Hòa đã phản đối và chỉ muốn chi 10 tỷ cho nước Mỹ thôi, không có chuyện mua đồ cho nước ngoài.
Kể cả khi có tiền mua thuốc cho các nước nghèo thì lại nảy ra 1 vấn đề khác đó là các nước thuộc diện thu nhập trung bình (như Việt Nam) có khả năng lại bị đứng chơ vơ ở giữa khi các nước giàu có thừa thuốc, nước nghèo được mua thuốc với giá ưu đãi còn họ thì phải tự thân đi đàm phán mua thuốc với nhà phân phối. Việc chờ đợi các dạng thuốc generic thì may ra đến năm 2023 mới có thể có. Trong khoảng thời gian đó nếu dịch bùng mạnh bởi Omicron hay 1 biến chủng khác thì chắc chắn những nước này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Tham khảo NYT