Trên toàn thế giới, cuộc sống của mọi người đang đảo lộn khi ai cũng được khuyến cáo nên giữ khoảng cách với người khác, thậm chí ở vài thành phố, lệnh phong tỏa được đưa ra, tất cả chỉ nhằm một mục đích duy nhất, làm chậm tốc độ lây lan của virus corona. Và cũng từ đó, mọi người phải làm việc, học tập ở nhà cũng tìm ra những cách giải trí giết thời gian rảnh khác nhau.
Trong số đó, hàng chục triệu người tìm đến game.
Bằng chứng không khó tìm kiếm. Mọi người chơi game và xem phim trên Netflix, hay học một thứ gì đó mới đơn giản để phần nào có quãng nghỉ giữa lúc tin tức trên truyền hình chỉ toàn những con số và những tuyên bố từ các cơ quan chính phủ để phòng chống COVID-19. Hàng chục triệu người tìm đến Fortnite và mới nhất là Call of Duty Warzone. Animal Crossing: New Horizons trở thành một trong những game bán chạy nhất cuối tháng 3 vừa rồi cùng Doom Eternal, không chỉ riêng trên nền máy Nintendo Switch. Game trên điện thoại kiếm bộn doanh thu. Trên các trang stream game như YouTube hay đặc biệt hơn cả là Twitch, Amazon ghi nhận mỗi ngày lượt xem những streamer chơi game và chia sẻ video trực tiếp tăng hơn 10 triệu tiếng đồng hồ!
Bản thân các hãng game, để đạt được điều này, nói một cách công bằng, hoàn toàn không chỉ “nương” vào tác động xã hội của đại dịch COVID-19. Mà trong cả thập kỷ qua, các hãng game đã cố gắng đưa các tính năng xã hội hóa của họ vào game, để khiến việc giải trí tương tác không chỉ còn là thói quen “tự kỷ một mình một màn hình” như nhiều năm trước có người ví von (cũng đúng) nữa.
Trong số đó, hàng chục triệu người tìm đến game.
Bằng chứng không khó tìm kiếm. Mọi người chơi game và xem phim trên Netflix, hay học một thứ gì đó mới đơn giản để phần nào có quãng nghỉ giữa lúc tin tức trên truyền hình chỉ toàn những con số và những tuyên bố từ các cơ quan chính phủ để phòng chống COVID-19. Hàng chục triệu người tìm đến Fortnite và mới nhất là Call of Duty Warzone. Animal Crossing: New Horizons trở thành một trong những game bán chạy nhất cuối tháng 3 vừa rồi cùng Doom Eternal, không chỉ riêng trên nền máy Nintendo Switch. Game trên điện thoại kiếm bộn doanh thu. Trên các trang stream game như YouTube hay đặc biệt hơn cả là Twitch, Amazon ghi nhận mỗi ngày lượt xem những streamer chơi game và chia sẻ video trực tiếp tăng hơn 10 triệu tiếng đồng hồ!

Bản thân các hãng game, để đạt được điều này, nói một cách công bằng, hoàn toàn không chỉ “nương” vào tác động xã hội của đại dịch COVID-19. Mà trong cả thập kỷ qua, các hãng game đã cố gắng đưa các tính năng xã hội hóa của họ vào game, để khiến việc giải trí tương tác không chỉ còn là thói quen “tự kỷ một mình một màn hình” như nhiều năm trước có người ví von (cũng đúng) nữa.
Nhiều game hay giờ khuyến khích mọi người chơi cùng nhau, chia sẻ clip gameplay lên YouTube hay Twitch, và thậm chí tạo ra cả những cổng mạng xã hội trong thế giới ảo nữa. Và giữa lúc các thành phố, các quốc gia phải phong tỏa lãnh thổ, người dân được khuyến cáo không ra đường, những cổng mạng xã hội ảo đó trở thành địa điểm quen thuộc của những người bạn, khi quán ăn, quán café buộc phải đóng cửa.
Michael Pachter, nhà phân tích media tại Webbush Securities cho rằng: “Mọi người vẫn sẽ phải ăn uống và giải trí. Không có sân khấu, rạp phim để họ giải trí, đồng nghĩa với việc nhiều người sẽ tìm đến Netflix và game, giống hệt như việc không có nhà hàng thì phải ăn ở nhà vậy.”

Không như những chiếc laptop hay smartphone ra mắt giữa mùa đại dịch, Aninal Crossing bản mới của Nintendo lại rất đúng thời điểm, khi gần như tất cả mọi người đều tìm đến game để giải trí. Game cũng đơn giản, gần giống như Nông Trại Vui Vẻ, có điều vui hơn nhiều. Anh em sẽ có một hòn đảo nho nhỏ trong thế giới game, và nhiệm vụ là tạo ra hòn đảo trong mơ của chính bản thân mình, với nhà cửa, hay những nơi để tụ tập cùng bạn bè online. Thay vì đánh đấm chặt chém bắn súng ì xèo, Animal Crossing được mọi người dùng để tổ chức cả… ngày sinh nhật ảo khi không nên ra ngoài tụ tập đông bạn bè một chút nào.
Như đã nói ở trên, mọi người cũng đổ tiền vào game nhiều hơn. Nhiều công ty để ý người chơi có thể bỏ thêm tới 40% tiền thật chỉ để chăm chút cho nhân vật ảo. Những gói subscription cũng tranh thủ được dịp kiếm bộn. Bản thân tốc độ phát triển như thế này có tác động ra sao tới ngành game về lâu về dài vẫn chưa rõ ràng, nhưng khi mọi người không thể ra đường mua sắm hay đi xem phim (cả Black Widow, 007 No Time To Die hay nhiều phim bom tấn khác đã hoãn ngày công chiếu), thì việc tiêu tiền vào game hay gói cước Netflix là điều dễ hiểu. Giữa lúc chính phủ Mỹ thông báo con số thất nghiệp đã vượt qua mức 3,28 triệu người, mọi người hẳn sẽ không dư dả gì khi những tác phẩm giải trí mới ra mắt công chúng. Thêm nữa, cũng trong khoảng thời gian này, game, phim ảnh, TV cũng tạo ra những giây phút giải tỏa tâm lý giữa lúc thế giới vẫn đang cuồng quay.
Và, lời khuyên đơn giản, hãy giống như những người đang ngồi nhà cày game, xem phim, hay làm bất kỳ điều gì họ cho là có ích. Đừng ra đường, chí ít là cho tới khi đại dịch có dấu hiệu giảm tốc độ lây lan.
Theo Cnet