Lần đầu tiên 1 nghiên cứu có quy mô toàn cầu cho thấy ô nhiễm không khí nguy hại như thế nào đối với sức khỏe của con người, ở đây tập trung vào nhóm phụ nữ mang thai. Theo đó ô nhiễm không khí đã gián tiếp và trực tiếp gây nên gần 1 triệu ca thai chết lưu mỗi năm.
Số liệu này lấy được từ nghiên cứu hơn 45 nghìn trường hợp cả sinh nở được lẫn bị chết lưu tại 137 quốc gia ở Châu Á, Châu Phi và khu vực Mỹ Latin, nơi chiếm tới 98% số ca thai chết lưu được ghi nhận hàng năm. Trong đó dùng số liệu liên quan đến thai chết lưu và ô nhiễm không khí từ 1998 đến 2016 tại 54 nước có thu nhập thấp và trung bình. Sau đó tìm sự liên quan và đưa ra 1 con số ước tính. Theo đó tất cả các bà mẹ đều phơi nhiễm với mức bụi mịn PM2.5 trong không khí cao hơn hướng dẫn của WHO là 5 μg/m3. Trong số 2.09 triệu ca thai chết lưu ở các quốc gia này vào năm 2015 có 950 nghìn (45%) có phơi nhiễm PM2.5 ở mức trên 5 μg/m3. Còn nếu mức phơi nhiễm lên đến 10 μg/m3 thì nguy cơ sẽ tăng thêm đến mức 11%. Tổng số ca thai chết lưu có giảm dần, từ 2.31 triệu vào năm 2010 xuống 1.93 triệu vào năm 2019. Qua đánh giá điều này có được nhờ vào sự cắt giảm lượng khí thải làm ô nhiễm không khí tại 1 số quốc gia. Họ ước tính nếu giảm xuống mức 10 μg/m3 thì có thể giúp giảm bớt 710 nghìn ca thai chết lưu mỗi năm.
Theo báo cáo vào năm 2020 của UNICEF thì đây là 1 bi kịch thường bị lờ đi ở nhiều nơi trên thế giới và gây tác động rất cực đoan đến các bà mẹ và người thân trong gia đình. Vì vậy việc tìm hiểu và nắm được 1 phần nguyên do sẽ giúp giảm bớt tình trạng này. Các nghiên cứu về dịch tễ vẫn chưa phân tích cách các phân tử ô nhiễm có thể gây ra hiện tượng này. Nghiên cứu này là phần tiếp theo của việc phát hiện các phân tử không khí ô nhiễm ở trong phổi và não của bào thai được đưa ra hồi tháng 10 vừa qua cùng với việc phát hiện chúng trong nhau thai hồi 2018. Gần đây đã có những nghiên cứu khác đưa bằng chứng về mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí với mức tăng trong tỷ lệ sảy thai, sinh non, thiếu cân và cả ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.
Như những gì giáo sư Gregory Wellenius thuộc trung tâm khí hậu và sức khỏe của trường đại học Boston, thì mặc dù nghiên cứu này rất mới mẻ và dựa vào nhiều cách ước tính cũng như chưa đưa ra được mối liên hệ chính thức. Nhưng đó cũng là 1 bằng chứng cho thấy mức ô nhiễm không khí như hiện tại có thể ảnh hưởng đến con người như thế nào.
Tham khảo The Guardian
Số liệu này lấy được từ nghiên cứu hơn 45 nghìn trường hợp cả sinh nở được lẫn bị chết lưu tại 137 quốc gia ở Châu Á, Châu Phi và khu vực Mỹ Latin, nơi chiếm tới 98% số ca thai chết lưu được ghi nhận hàng năm. Trong đó dùng số liệu liên quan đến thai chết lưu và ô nhiễm không khí từ 1998 đến 2016 tại 54 nước có thu nhập thấp và trung bình. Sau đó tìm sự liên quan và đưa ra 1 con số ước tính. Theo đó tất cả các bà mẹ đều phơi nhiễm với mức bụi mịn PM2.5 trong không khí cao hơn hướng dẫn của WHO là 5 μg/m3. Trong số 2.09 triệu ca thai chết lưu ở các quốc gia này vào năm 2015 có 950 nghìn (45%) có phơi nhiễm PM2.5 ở mức trên 5 μg/m3. Còn nếu mức phơi nhiễm lên đến 10 μg/m3 thì nguy cơ sẽ tăng thêm đến mức 11%. Tổng số ca thai chết lưu có giảm dần, từ 2.31 triệu vào năm 2010 xuống 1.93 triệu vào năm 2019. Qua đánh giá điều này có được nhờ vào sự cắt giảm lượng khí thải làm ô nhiễm không khí tại 1 số quốc gia. Họ ước tính nếu giảm xuống mức 10 μg/m3 thì có thể giúp giảm bớt 710 nghìn ca thai chết lưu mỗi năm.
Theo báo cáo vào năm 2020 của UNICEF thì đây là 1 bi kịch thường bị lờ đi ở nhiều nơi trên thế giới và gây tác động rất cực đoan đến các bà mẹ và người thân trong gia đình. Vì vậy việc tìm hiểu và nắm được 1 phần nguyên do sẽ giúp giảm bớt tình trạng này. Các nghiên cứu về dịch tễ vẫn chưa phân tích cách các phân tử ô nhiễm có thể gây ra hiện tượng này. Nghiên cứu này là phần tiếp theo của việc phát hiện các phân tử không khí ô nhiễm ở trong phổi và não của bào thai được đưa ra hồi tháng 10 vừa qua cùng với việc phát hiện chúng trong nhau thai hồi 2018. Gần đây đã có những nghiên cứu khác đưa bằng chứng về mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí với mức tăng trong tỷ lệ sảy thai, sinh non, thiếu cân và cả ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.
Như những gì giáo sư Gregory Wellenius thuộc trung tâm khí hậu và sức khỏe của trường đại học Boston, thì mặc dù nghiên cứu này rất mới mẻ và dựa vào nhiều cách ước tính cũng như chưa đưa ra được mối liên hệ chính thức. Nhưng đó cũng là 1 bằng chứng cho thấy mức ô nhiễm không khí như hiện tại có thể ảnh hưởng đến con người như thế nào.
Tham khảo The Guardian