Mình cũng tò mò vụ này lâu rồi, sẵn anh em kêu mua test thử đi, ok, chiều anh em luôn. Mình mua và test với những ổ SSD rời mình đang có sẵn, xem ưu nhược điểm của việc tự ráp SSD rời sẽ như thế nào nhé.
Bật mí chút: dịp Tinh tế Bình chọn này mình sẽ giveaway bớt mấy ổ SSD mình đang có tặng anh em cho vui. Giờ nhà đầy ổ SSD rồi mà xài không có hết 😆 Anh em bấm follow mình trên Tinh tế để nhận các cập nhật mới nhất nhé hihi.
Mình đi ra tiệm mua 2 món sau:
Bật mí chút: dịp Tinh tế Bình chọn này mình sẽ giveaway bớt mấy ổ SSD mình đang có tặng anh em cho vui. Giờ nhà đầy ổ SSD rồi mà xài không có hết 😆 Anh em bấm follow mình trên Tinh tế để nhận các cập nhật mới nhất nhé hihi.
Bộ SSD tự ráp
Mình đi ra tiệm mua 2 món sau:
- SSD WD Blue 1TB NVMe M.2: 2,45 triệu
- Box ROG Strix Arion 10Gbps (tính mua bản Thunderbolt mà không có bán, ngoài ra nếu mua bản này thì cũng không công bằng với các ổ SSD của hãng vì tụi nó cũng chỉ dùng USB thường): 950.000 đồng
Mình dự tính sẽ mua dòng SSD 1TB xịn nhất có thể, đắt nhất có thể để dùng với box, thì bạn nhân viên cửa hàng có đưa cho con SSD Samsung EVO 980 Pro. Nhưng khi nghe bạn nhân viên tư vấn nói rằng mua cái ổ này bị phí tiền, vì cái box ROG xuất tối đa cũng chỉ đạt 10Gbps (tương đương 1250 MB/s) thôi trong khi con EVO 980 Pro thì nhanh hơn nhiều thì mình thấy cũng hợp lý, nên mình có hỏi là còn option nào khác hay không.
Sẵn cái box ROG đang bán kèm với con WD Blue 1TB được giảm giá (box khi đó giảm giá chỉ còn 750.000 đồng) nên mình chọn luôn combo này.

Nói về cái box ROG Strix này, nó đẹp lắm anh em, có đèn RGB này kia đúng theo kiểu ROG. Ngoài ra nó cũng có nguyên một miếng nhôm lớn nằm ở mặt trên của ổ SSD, bên dưới là một số miếng tản nhiệt áp vào ổ SSD. Khi hoạt động không thấy nó nóng, chỉ thấy ấm ấm mà thôi. Mình nghĩ rằng khi sử dụng trong thời gian dài, ví dụ như khi edit video trực tiếp trên ổ SSD rời, thì việc tản nhiệt tốt sẽ giúp rất nhiều. Phần này mình chưa có thời gian trải nghiệm, mốt trải nghiệm xong sẽ quay lại chia sẻ tiếp với anh em sau nhé.
Cũng lâu rồi chưa chơi mấy đồ chơi này, mua ổ SSD M.2 về tự ráp vô vui phết. Ngày xưa còn hay vọc, dạo này đi làm bận quá nên đâu có thời gian chơi đồ hàng.
Các ổ SSD mình dùng để so sánh
Cái đầu tiên là ổ SSD OneTouch của Seagate, dung lượng 1TB, phiên bản mới. Con này mình được Seagate tặng làm quà cưới. Giá bán chính hãng của nó vào khoảng 5,3 triệu VND chưa tính các khuyến mãi, giảm giá. Mình cũng thấy có vài nơi bán hàng xách tay giá chỉ 3,7 triệu VND. Ổ này ưu điểm là cực kì nhỏ gọn, nhìn rất dễ thương. Tốc độ đọc ghi tối đa được quảng cáo là 1030 MB/s.

Ổ thứ hai là Kingston SXS2000 1TB, mình cũng được Kingston tặng luôn. Giá bán chính hãng của nó vào khoảng 4,9 triệu VND chưa tính các khuyến mãi, giảm giá. Ổ Kingston này thì to hơn con Seagate OneTouch một chút, ngoại hình không đẹp bằng, được cái là đi kèm theo một vỏ bọc cao su để hạn chế hư hỏng khi bị va đập. Tốc độ đọc ghi tối đa được quảng cáo là 2000 MB/s.
Quảng cáo
Cả hai ổ SSD nói trên đều dùng cáp USB-C, chuẩn giao tiếp là USB 3.2 gen 2.

Đo tốc độ
Mình làm 2 bài đơn giản thôi: 1 là chạy phần mềm BlackMagic Disk Speed Test, 2 là thử copy một folder to to mà mình đang có với dung lượng là 18,15GB.
Cả ba ổ SSD đều đang trống (vì thực ra mình dùng ổ SSD trong và ổ SanDisk 500GB bỏ trong ba lô là chủ yếu, chứ không dùng các ổ SSD này, được tặng nhưng chủ yếu để đó thôi chứ không xài). Cả ba đều kết nối vào con MacBook Pro của mình qua cổng USB-C bằng cáp USB-C đi kèm của tụi nó.
Kết quả đo bằng Disk Speed Test

Quảng cáo
Anh em có thể thấy, ổ Kingston có tốc độ nhanh nhất trong đám. Ổ mình tự ráp thì tốc độ đọc và ghi đều thấp hơn so với ổ pre-built từ nhà sản xuất. Về tốc độ ghi thì không khác nhiều quá so với con Kingston và chậm hơn so với ổ Seagate, nhưng tốc độ đọc có thể thấy là thấp hơn nhiều, đến cả trăm MB. Mình có đo thử vài lần, thì chọn lần đạt tốc độ cao nhất trong các lần đo để đưa lên biểu đồ trên cho cả 3 ổ.
Kết quả chép folder 18,15GB

Lúc test thử cái này thì có thể thấy được sự khác biệt rồi nè. Con tự build và ổ OneTouch có tốc độ tương đương nhau, nhưng không hiểu sao ổ Kingston có thời gian chép lâu lắm. Mình thử format luôn ổ SSD này để chép lại thì tốc độ cũng loanh quanh 55 giây đến 1 phút lận. Lạ ghê. Mình đoán là do bộ nhớ cache của từng ổ, nhưng không tìm thấy thông tin này rõ ràng. Phần này anh em nào biết thì chia sẻ giúp mình lý do nhé.
Có khi nào cái ổ Kingston của mình có vấn đề không ta?
Kết quả chép folder 577,74GB
Bài test này chạy trong thời gian dài, có thể thử thách được khả năng cân bằng giữa nhiệt độ và tốc độ của ổ SSD. Khi mình copy folder này, ổ tự build có tốc độ nhanh nhất, nhanh đến bất ngờ. Kingston vẫn về sau cùng.

Có một điểm mình nhận thấy đó là ổ ROG của mình nó nóng lên kinh khủng trong quá trình copy và ghi dữ liệu xuống SSD. Nhưng có vẻ là nhờ vỏ nhôm có cơ chế tản nhiệt tốt nên nó nguội đi rất nhanh, và có thể cũng vì có khả năng giải nhiệt tốt nên nó đạt tốc độ rất ấn tượng.
Hai ổ SSD prebuilt của hai hãng SanDisk và Kingston thì cũng nóng lên nhưng chỉ gọi là ấm thôi, chứ không nóng hổi như con ROG tự build. Không biết tụi nó có cơ chế kiểm soát nhiệt độ gì để cân bằng giữa nhiệt độ và tốc độ hay không. Mình đoán là có, để tránh cho ổ bị quá nhiệt thì sẽ giảm tốc độ write lại. Phần này anh em nào rành thì chia sẻ giúp mình nhé, và mình cũng cần anh em chia sẻ về ảnh hưởng của nhiệt độ tới tuổi thọ của SSD chứ mình không rành vụ đó.
Chốt
Đồ tự build rẻ hơn tầm 1,8 triệu VND, tốc độ chép thực tế thì nhanh hơn tuy rằng đo bằng công cụ thì không nhanh bằng hai ổ SSD mà hãng build sẵn. Nên mình thấy tự build thì vẫn có lợi hơn về chi phí.
Còn các ổ SSD mà các hãng làm sẵn thì bạn có những yếu tố sau:
- Nhỏ gọn hơn nhiều
- Độ bền cao, chống nước, chống bụi, chống sốc (tùy ổ)
- Có thiết kế đẹp hơn so với đa số các box SSD (nhưng mình thấy con ROG Strix của mình cũng đẹp đấy chứ)
- Hoàn thiện tốt, chắc chắn hơn
- Có bảo hành đầy đủ
Sau khi xem cái này thì đa số anh em sẽ chọn cách tự build SSD rời của riêng mình, mình cũng thế 😁 Anh em có ý kiến nào giống mình hoặc khác mình thì cứ comment thoải mái nhé.