Bây giờ có thể đi tìm đủ mọi lý do khiến ông Trump tái đắc cử để trở thành tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, nhưng có một điều chắc chắn, làn sóng cử tri giúp ông Trump giành chiến thắng không đến từ Silicon Valley. Ở San Francisco, số lượng người ủng hộ ứng viên đảng Dân Chủ vẫn đông đến áp đảo, trong số đó là cả những nhân sự các tập đoàn công nghệ. Và dù rằng cũng chẳng thiếu những vị giám đốc cấp cao trong các tập đoàn công nghệ, điển hình nhất chính là Elon Musk, đã lên tiếng công khai hoặc gián tiếp ủng hộ ứng viên đảng Cộng Hòa, hàng vạn người cấp dưới của họ hoặc chọn cách bầu cho bà Harris, hoặc đơn giản là không đi bỏ phiếu.
Vấn đề nằm ở chỗ, có đi bầu cử hay không, hoặc có bầu cho ông Trump hay không, thì tất cả mọi cá nhân trong ngành công nghệ Mỹ đều sẽ cảm nhận được đầy đủ mọi tác động từ nhiệm kỳ của vị tổng thống thứ 47. Từ những nhân sự các tập đoàn, các mạng xã hội, rồi cả những nhà đầu tư tiền mã hóa, và cả những startup và đơn vị đang cố gắng phát triển AI thế hệ mới.
Nhiệm kỳ thứ nhất của ông Trump bản chất đã rất khó dự đoán, tạo ra một môi trường kinh doanh mà ngay cả những tập đoàn công nghệ lớn nhất cũng rất khó bắt kịp. Nhưng hoàn toàn có thể dựa vào đó để đưa ra những dự đoán về 4 năm tới đối với ngành công nghệ nước Mỹ.
Financial Times đã có một bài tổng hợp và phân tích cụ thể về lợi ích mà Musk có thể được hưởng khi ông Trump trở thành tổng thống Mỹ. Ngay ở thời điểm hiện tại, Musk đã là một nhân vật tạo ra nhiều tranh cãi nhất thế giới công nghệ, và cũng chính là người đóng góp nhiều công sức và tiền của nhất giới công nghệ để giúp ông Trump tái đắc cử.
Vấn đề nằm ở chỗ, có đi bầu cử hay không, hoặc có bầu cho ông Trump hay không, thì tất cả mọi cá nhân trong ngành công nghệ Mỹ đều sẽ cảm nhận được đầy đủ mọi tác động từ nhiệm kỳ của vị tổng thống thứ 47. Từ những nhân sự các tập đoàn, các mạng xã hội, rồi cả những nhà đầu tư tiền mã hóa, và cả những startup và đơn vị đang cố gắng phát triển AI thế hệ mới.
Nhiệm kỳ thứ nhất của ông Trump bản chất đã rất khó dự đoán, tạo ra một môi trường kinh doanh mà ngay cả những tập đoàn công nghệ lớn nhất cũng rất khó bắt kịp. Nhưng hoàn toàn có thể dựa vào đó để đưa ra những dự đoán về 4 năm tới đối với ngành công nghệ nước Mỹ.
Musk được hưởng lợi lớn
Financial Times đã có một bài tổng hợp và phân tích cụ thể về lợi ích mà Musk có thể được hưởng khi ông Trump trở thành tổng thống Mỹ. Ngay ở thời điểm hiện tại, Musk đã là một nhân vật tạo ra nhiều tranh cãi nhất thế giới công nghệ, và cũng chính là người đóng góp nhiều công sức và tiền của nhất giới công nghệ để giúp ông Trump tái đắc cử.
Người được hưởng lợi nhất khi ông Trump trở thành tổng thống Mỹ: Elon Musk
Sáng thứ 4 theo giờ Mỹ, khi ông Donald Trump có bài phát biểu tuyên bố bản thân đã giành được chiến thắng trong kỳ bầu cử tổng thống 2024, ông nói: “Một ngôi sao đã ra đời: Elon.” Phải khẳng định một điều…
tinhte.vn
Không một ai ở Silicon Valley có những nỗ lực đẩy lệch cán cân của cử tri để ông Trump được hưởng lợi như Musk. Và cũng không một ai ở Silicon Valley sẽ được hưởng lợi từ nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 của ông Trump như Musk. Nếu bây giờ vẫn còn điều gì đó kìm hãm để Musk không trở thành thương gia quyền lực nhất nước Mỹ, thì kể từ thời điểm ông Trump nhậm chức, sẽ chẳng còn gì cản được Musk nữa.
Nếu ông Trump để Musk nắm giữ một vị trí trong chính quyền Nhà Trắng, theo như lời ông Trump từng úp mở trước đó về vị trí của một bộ mới quản lý sự vận hành hiệu quả của các cơ quan thuộc chính phủ, rồi cắt giảm nhân sự và công việc chồng chéo, quan liêu, thậm chí có khả năng Musk sẽ nắm được quyền lực chọn ai là quan chức quản lý chính những tập đoàn mà ông đang điều hành, bao gồm Tesla và SpaceX. Có khi các cơ quan nhà nước Mỹ sẽ trở thành Twitter thứ hai trong tay Musk.
Nói một cách ngắn gọn, so với những gì sắp có được trong 4 năm tới, cả thời gian lẫn tiền bạc mà Musk đã đổ ra để đảm bảo ông Trump tái đắc cử trông chẳng khác gì tiền lẻ.
Những CEO sẽ phải nghe lời
Không chỉ riêng Musk, mà nhiều lãnh đạo các tập đoàn ở Silicon Valley đều sẽ muốn nhanh chóng chiều lòng ông Trump cũng như chính quyền mới. Ở nhiệm kỳ thứ nhất của ông Trump, không thiếu những CEO các tập đoàn công nghệ bày tỏ công khai quan điểm phản đối những chính sách của chính quyền ông Trump. Nhưng rồi họ nhanh chóng nhận ra hành động này sẽ đi kèm với hậu quả.
Thậm chí còn có lúc hậu quả này được Amazon tố cáo ở tòa án, rằng họ mất hợp đồng trị giá 10 tỷ USD với bộ quốc phòng Mỹ vì ông Trump không ưa Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon, chủ sở hữu tờ The Washington Post.
Quảng cáo
Họ sẽ không mắc sai lầm lần thứ hai. Từ chỗ bị ông Trump dọa bỏ tù nếu ông đắc cử, chính bản thân Mark Zuckerberg cũng đã bắt đầu chiều theo ý ông. Bezos cũng khá im hơi lặng tiếng chứ không lên báo chí chỉ trích ông Trump nữa, thậm chí còn lên MXH X gửi tin nhắn chúc mừng khi ông Trump tái đắc cử.
Chắc chắn sẽ có vài giám đốc công nghệ bực tức, nhưng sự bực tức ấy sẽ diễn ra trong phòng kín chứ không công khai. Cũng sẽ có vài người công khai chỉ trích và phản đối ông Trump. Nhưng dựa trên những gì diễn ra suốt kỳ chạy đua tranh cử vừa rồi, hầu hết những giám đốc ngành công nghệ sẽ âm thầm chịu đựng những chính sách mới của ông Trump, nếu chúng có tác động tiêu cực đối với tập đoàn.
Crypto lên ngôi
Ông Trump từng nghi ngờ tiềm năng của thị trường tiền mã hóa. Nhưng trong năm vừa rồi, ông bỗng chốc trở thành một người ủng hộ nhiệt thành của crypto, và cũng đã đưa ra những lời hứa trong khi tranh cử theo hướng có lợi cho ngành crypto, sau khi nhận được hàng triệu USD tiền quyên góp chạy đua tranh cử từ những nhóm vận động hành lang vì lợi ích của những nhà đầu tư crypto. Thậm chí ông Trump còn đưa ra lời hứa giảm án cho Ross Ulbricht, nhà sáng lập chợ đen Silk Road khét tiếng.
Dễ đưa ra dự đoán đơn giản là ở nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, ngành crypto sẽ được Washington chiều chuộng vô cùng, bắt đầu với việc đưa chủ tịch ủy ban chứng khoán và giao dịch liên bang, Gary Gensler khỏi chiếc ghế ông đang ngồi, sau những nỗ lực kiểm soát và quản lý thị trường này.
Quảng cáo
Những công ty hoạt động trong lĩnh vực crypto đang bị các quan chức chính quyền ông Biden điều tra có thể sẽ thoát dưới thời chính quyền ông Trump. Và những nhà hoạt động vì quyền lợi của các nhà đầu tư crypto sẽ có tiếng nói hơn khi những quy định mới được viết ra hoặc chỉnh sửa.
Hệ quả, giá crypto sẽ tăng phi mã. Thực tế thì ngay ở thời điểm ông Trump tuyên bố tái đắc cử, giá Bitcoin đã vọt lên đỉnh hơn 76 nghìn USD đổi một BTC, so với mức giá chỉ 68 nghìn USD đổi 1 BTC hôm 5/11. Những người được hưởng lợi đầu tiên sẽ là những nhà đầu tư và những nhà hoạt động đã đổ hàng triệu USD để giúp ông Trump trở thành tổng thống một lần nữa.
Tình hình chống độc quyền nguội dần, ngoại trừ đối với Google
Ông Trump cùng những đồng minh về cơ bản rất có thể sẽ cho tất cả những quan chức dưới thời tổng thống Biden, những người chịu trách nhiệm thực hiện những cuộc điều tra và những vụ kiện tụng chống độc quyền với những tập đoàn công nghệ khổng lồ. Elon Musk cũng đã từng đưa ra tuyên bố, Lina Khan, chủ tịch ủy ban thương mại liên bang sẽ bị đuổi việc. Cùng lúc, khả năng cao là ông Trump cũng sẽ thay đổi toàn bộ nhân sự Bộ tư pháp Mỹ, thay đổi luôn cả những người đang theo đuổi những vụ kiện chống độc quyền với các tập đoàn như Apple.
Nhưng không phải tập đoàn công nghệ nào cũng sẽ được hưởng lợi từ việc thay đổi nhân sự như thế này. Những người thân tín của ông Trump, kể cả phó tổng thống nhiệm kỳ tới, ông JD Vance cũng đã không ít lần bày tỏ phẫn nộ đối với Google trong những năm qua. Họ tố cáo Google không ủng hộ những góc nhìn cánh hữu, và trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump cũng đã có những động thái ủng hộ quan điểm chia tách tập đoàn Alphabet.
Thời gian gần đây, Google luôn là chủ đề gây tranh cãi giữa những nhà lập pháp Mỹ, khi hai phe cánh tả và cánh hữu cãi nhau xem một tập đoàn công nghệ có đang cố gắng chèn ép quan điểm của một phe nào đó hay không. Rồi thêm vào đó là những vấn đề liên quan tới công nghệ AI, những sự cố với những dịch vụ mà Google đang vận hành.
Sắp tới sẽ là 4 năm khó khăn đối với Google khi ông Trump tại vị ở Washington, bất chấp những động thái của CEO Sundar Pichai có thân thiện và nghe lời ông Trump đến đâu đi chăng nữa.
TikTok có thể sẽ ổn
Có lẽ các quan chức ở ByteDance đang ăn mừng khi ông Trump tái đắc cử. Chỉ trong chưa đầy 5 ngày, đạo luật được chỉnh sửa với mã HR8038 đã được cả ba cấp lập pháp và hành pháp Mỹ thông qua. Từ hạ viện vào ngày 20/4, đến thượng viện ngày 23/4, rồi chỉ một ngày sau đó, 24/4, tức rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, tổng thống Joe Biden đã phê duyệt đạo luật này.
Kể từ thời điểm đó, ByteDance có 1 năm để tìm chủ mới cho TikTok Mỹ, chia thành 270 ngày, tương đương khoảng 9 tháng để hoàn tất thương vụ và 90 ngày để chính phủ Mỹ xác nhận thương vụ hợp lý. Nếu đến khoảng cuối tháng 1/2025 mà không tìm được chủ mới, TikTok sẽ bị dừng phân phối thông qua các nền tảng phân phối ứng dụng trực tuyến, tức là sẽ không còn những cập nhật mới thường lệ nữa. Sẽ tới lúc ứng dụng trong máy điện thoại của hơn 170 triệu dân Mỹ, vì không được cập nhật, nên sẽ không thể vận hành được nữa.
Nhưng có thể quy định này sẽ biến mất. Một màn quay xe ngoạn mục của ông Trump, khi ở nhiệm kỳ đầu tiên, ông làm mọi cách để bắt ByteDance thoái vốn TikTok Mỹ hoặc cấm ứng dụng này tại Mỹ. Nhưng giờ ông lại có tài khoản TikTok với cả triệu người theo dõi, và chuyển sang ủng hộ ứng dụng mạng xã hội chia sẻ video ngắn này. Nguồn tin không chính thức nói rằng, đây là hệ quả sau khi một đơn vị vận động hành lang có liên quan tới Jeffrey Yass, một nhà đầu tư lớn của ByteDance đã quyên góp 65 triệu USD cho chiến dịch tranh cử của ông Trump.
Kể từ thời điểm đó, ông Trump đứng trước cử tri và hứa sẽ cứu TikTok Mỹ.
Vấn đề là tổng thống Mỹ sẽ không thể hủy bỏ một đạo luật nếu không có sự chấp thuận của quốc hội, và TikTok có thể thua kiện ở tòa án. Vẫn có khả năng TikTok Mỹ sẽ bị cấm hoặc ByteDance phải thoái vốn. Nhưng ông Trump cũng có một lựa chọn khác, đó là lờ đi việc áp dụng đạo luật để bắt ByteDance thoái vốn TikTok Mỹ càng lâu càng tốt.
Nghiên cứu AI bùng nổ
Khi chạy đua tranh cử, cả hai ứng viên Trump và Harris đều không nói nhiều về vấn đề trí tuệ nhân tạo. Nhưng có thể đưa ra dự đoán rằng, những tiến bộ của công nghệ AI do các đơn vị Mỹ tạo ra, dưới thời tổng thống Trump có thể sẽ còn được tạo ra với tốc độ nhanh hơn bây giờ rất nhiều.
Vài vị lãnh đạo và nhà đầu tư ngành công nghệ ủng hộ ông Trump, trong đó bao gồm nhà đầu tư Marc Andreessen có quan điểm tăng tốc nghiên cứu AI, và phản đối mọi quy định quản lý có khả năng kìm hãm tốc độ phát triển của ngành này.
Dễ dự đoán là ông Trump sẽ không nghĩ nhiều về vấn đề AI, hoặc có những động thái liên quan tới vấn đề này. Trái lại, ông sẽ để cấp dưới của mình là phó tổng thống Vance quản lý. Còn trong mắt ông Trump, những người thân tín xung quanh ông đang nghiên cứu phát triển AI, có thể điều đó sẽ giúp những tập đoàn công nghệ Mỹ có được lợi thế trước Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác, rồi từ đó gỡ bỏ những quy định quản lý và kiểm soát có thể đe dọa tới lợi ích đó.
Có một yếu tố trái ngược hiện diện trong câu chuyện này. Elon Musk vừa đang đứng đầu startup xAI với mô hình ngôn ngữ vận hành chatbot Grok trên MXH X, nhưng cùng lúc vị tỷ phú này lại có quan điểm có phần lo ngại về nguy cơ AI có thể đem tới cho xã hội. Chính bản thân ông cũng từng ủng hộ một dự thảo luật của bang California, áp dụng những quy chuẩn an toàn đối với AI, thứ mà nhiều công ty khác phản đối.
Việc ông Musk ủng hộ đạo luật này và nêu lên lo ngại về tác hại của AI do có ý đồ tốt, hay do xAI đang tụt hậu so với Google hay OpenAI, và cần những quy định quản lý để xAI có thời gian bắt kịp các đối thủ cạnh tranh, đó là điều khó đưa ra dự đoán chính xác.
Các mạng xã hội sẽ thiên hữu dần
Những năm qua, những đảng viên Cộng Hòa ở Washington đã bày tỏ quan điểm rằng những mạng xã hội nhiều người sử dụng nhất nước Mỹ đang có thiên kiến chống lại họ. Hầu hết không có bằng chứng cụ thể chứng minh cho những cáo buộc ấy. Mục tiêu khi ấy là khiến các tập đoàn công nghệ đang vận hành những mạng xã hội lo sợ, từ đó để yên cho những quan điểm cánh hữu được dịp bùng nổ trên các nền tảng trực tuyến, chứ không phải giúp MXH có được sự trung lập cần thiết.
Có một ví dụ cá biệt: X. MXH này đã trở thành nơi ủng hộ ông Trump nhiệt thành trong những năm qua. Rồi cũng sẽ có những lựa chọn quy tụ nhiều người ủng hộ quan điểm cánh tả hơn, như Threads của Meta hay Bluesky, hai MXH đang được hưởng lợi về số lượng người dùng sau khi họ rời bỏ X.
Nhưng dự đoán được đưa ra sẽ là, khi ông Trump tại nhiệm, nhiều MXH sẽ đi theo hướng của X, điều chỉnh quy định để không làm mếch lòng chính quyền Washington. Chắc chắn họ sẽ không để MXH của họ biến thành một X thứ hai, nơi những thông tin chưa kiểm chứng được chia sẻ một cách không kiểm soát, nhưng cũng chẳng ai dại gì đối đầu trực tiếp với Trump về những vấn đề như quản lý nội dung và thiên kiến chính trị như hồi nhiệm kỳ đầu tiên của ông, từ 2017 đến 2020 cả.
Cả ngành công nghệ sẽ phải chấp nhận ông Trump
Không thiếu những cách để chính quyền ông Trump biến nhiệm kỳ thứ hai của vị tổng thống 78 tuổi trở thành 4 năm cực kỳ khó khăn đối với Silicon Valley. Và những lãnh đạo ngành công nghệ có thể sẽ khó chịu nếu những lời hứa khi tranh cử của ông Trump thực sự trở thành hiện thực, chẳng hạn như việc thắt chặt nhập cư, khiến việc tuyển dụng bị ảnh hưởng, hay những khoản thuế suất khiến sản phẩm của họ đắt hơn,…
Nhưng ở tầm ngắn hạn, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là, những lãnh đạo ngành công nghệ sẵn sàng ủng hộ và chấp nhận ông Trump, nếu như điều đó không khiến họ bị tẩy chay và lên án trước công chúng. Bằng chứng, Henry Stebbings, một nhà đầu tư mạo hiểm kiêm người dẫn podcast gần đây cho biết, 90% khách mời của anh từ chối nói về chính trị khi thu âm, nhưng ngay sau khi podcast kết thúc, họ ngay lập tức nói bản thân ủng hộ ông Trump.
Giờ ông Trump đã đắc cử, và nhiều người trong ngành công nghệ sẽ có can đảm để nói ra việc họ ủng hộ ông. Nếu họ làm điều đó, Silicon Valley sẽ trở thành một chiến trường để hai đảng cạnh tranh về tầm ảnh hưởng đúng nghĩa đen, chẳng khác gì mấy “swing state” mang tính quyết định trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng cả.
Theo The New York Times