Đến từ xứ sở sương mù, qua nhiều lần lưu lạc và không biết bằng cách nào chiếc Pogo này đang ở trong tay ông Nguyễn Quang Lộc, chủ quán cà phê Wi-Fi trên phố Mai Hắc Đế (Hà Nội). Thoạt nhìn, Pogo trông giống một chiếc khung ảnh. Kỳ thực, nó là một thiết bị cầm tay khá đa năng: vừa nghe gọi được, vừa là chiếc PDA, có chức năng nghe MP3, truy cập Internet, gửi nhận email. Pogo ra đời tháng 1/2002 do công ty Pogo Technology sản xuất.
Ông Nguyễn Quang Lộc, chủ quán cà phê wi-fi
Nó thực sự là “hàng độc” bởi không sử dụng hệ điều hành phổ biến như các thiết bị Palm hay Pocket PC khác mà sử dụng hệ điều hành Pogo. Máy cũng được cài sẵn một số game ngồ ngộ. Lúc mới “chào đời”, nó có giá 299 bảng Anh. Giờ còn khoảng 2,5 triệu. Pogo nặng 290gr, dài 190mm, dày 20mm. Pogo không có phím bấm như các điện thoại thông thường khác mà chúng ta thường thấy. Tất cả mọi chức năng trong máy đều được thực hiện chỉ với một cây bút dành riêng cho Pogo.
“Cấu trúc của nó có 4 góc: một góc là anten; một góc để cắm bút; một góc để cắm chân sạc; một góc để nhấc máy, trả lời và hạ máy, tắt máy đều ở góc này. Khi muốn cắm sim hay thẻ nhớ, phải xoay ngang 1 nắp trên thân máy, sẽ có 2 khe: 1 khe cắm sim, 1 khe cắm thẻ nhớ. Hệ thống loa nằm phía dưới màn hình, khi nghe, màn hình quay ra ngoài. Có một đặc điểm là loa và micro trông khá giống nhau nên đôi khi mình vẫn nhầm”, anh Lộc, chủ nhân chiếc Pogo cho biết.
Cách đây 5 năm, sự có mặt của chiếc Pogo này là một cuộc cách mạng về công nghệ. Nó thuộc thế hệ những chiếc PDA đầu tiên. Còn với ông Lộc: “Người ta thường ví 5 năm trong phát triển công nghệ điện thoại di động bằng 100 năm ở ngoài. Mình chiếc thích Pogo này cũng vì ngoài các tính năng, tác dụng nó còn có giá trị lịch sử”.
(TGVT)
Ông Nguyễn Quang Lộc, chủ quán cà phê wi-fi
Nó thực sự là “hàng độc” bởi không sử dụng hệ điều hành phổ biến như các thiết bị Palm hay Pocket PC khác mà sử dụng hệ điều hành Pogo. Máy cũng được cài sẵn một số game ngồ ngộ. Lúc mới “chào đời”, nó có giá 299 bảng Anh. Giờ còn khoảng 2,5 triệu. Pogo nặng 290gr, dài 190mm, dày 20mm. Pogo không có phím bấm như các điện thoại thông thường khác mà chúng ta thường thấy. Tất cả mọi chức năng trong máy đều được thực hiện chỉ với một cây bút dành riêng cho Pogo.
“Cấu trúc của nó có 4 góc: một góc là anten; một góc để cắm bút; một góc để cắm chân sạc; một góc để nhấc máy, trả lời và hạ máy, tắt máy đều ở góc này. Khi muốn cắm sim hay thẻ nhớ, phải xoay ngang 1 nắp trên thân máy, sẽ có 2 khe: 1 khe cắm sim, 1 khe cắm thẻ nhớ. Hệ thống loa nằm phía dưới màn hình, khi nghe, màn hình quay ra ngoài. Có một đặc điểm là loa và micro trông khá giống nhau nên đôi khi mình vẫn nhầm”, anh Lộc, chủ nhân chiếc Pogo cho biết.
Cách đây 5 năm, sự có mặt của chiếc Pogo này là một cuộc cách mạng về công nghệ. Nó thuộc thế hệ những chiếc PDA đầu tiên. Còn với ông Lộc: “Người ta thường ví 5 năm trong phát triển công nghệ điện thoại di động bằng 100 năm ở ngoài. Mình chiếc thích Pogo này cũng vì ngoài các tính năng, tác dụng nó còn có giá trị lịch sử”.
(TGVT)