Năm 2000, một phán quyết của tòa án trong vụ kiện giữa các nhà quản lý Mỹ với Microsoft đã giúp định hình luật cạnh tranh công bằng trong kỷ nguyên số ngày hôm nay. Khi ấy, một vị thẩm phán tòa án liên bang đã đưa ra phán quyết rằng Microsoft đã lợi dụng vị thế độc quyền của hệ điều hành Windows, rồi yêu cầu tập đoàn này chia nhỏ các mảng kinh doanh thành những công ty độc lập. May mắn cho Microsoft, ở tòa phúc thẩm, quyết định này đã bị hủy bỏ, nhưng những kết luận pháp lý ban đầu thì vẫn được giữ nguyên.
Cùng với đó, Microsoft cũng bị cấm áp dụng những thỏa thuận và hợp đồng mang nội dung bó buộc những đối tác trong ngành PC, và bị buộc phải mở một vài công nghệ mà họ ứng dụng trong Windows cho những đơn vị bên ngoài. Nhờ đó, theo tòa án và các nhà quản lý, Microsoft sẽ không thể một tay kiểm soát internet.
Hơn hai thập kỷ sau, phán quyết vừa rồi đối với vụ kiện chống độc quyền giữa bộ tư pháp Mỹ và Google cũng có khả năng sẽ tái lập lại thị trường công nghệ, tạo ra những quy định và luật lệ mới. Hôm thứ 2 vừa rồi, thẩm phán Amit Mehta ở tòa án liên bang Columbia, Washington đã đưa ra phán quyết rằng Google đã vi phạm luật cạnh tranh độc quyền bằng cách trói buộc đối thủ cạnh tranh trong ngành tìm kiếm trực tuyến và bảo vệ vị thế độc tôn của họ ở thời điểm hiện tại.
Phán quyết của tòa án sơ thẩm này hoàn toàn có thể tạo ra những tác động lớn trong cạnh tranh trên thị trường công nghệ. Các nhà quản lý thuộc chính quyền tổng thống Joe Biden cũng đã cáo buộc Apple, Amazon và Meta vi phạm luật cạnh tranh, bằng cách tận dụng vị thế trên thị trường của họ để kìm hãm sự phát triển của những đối thủ cạnh tranh, hoặc thậm chí mua lại luôn những đối thủ nhỏ.
Cùng với đó, Microsoft cũng bị cấm áp dụng những thỏa thuận và hợp đồng mang nội dung bó buộc những đối tác trong ngành PC, và bị buộc phải mở một vài công nghệ mà họ ứng dụng trong Windows cho những đơn vị bên ngoài. Nhờ đó, theo tòa án và các nhà quản lý, Microsoft sẽ không thể một tay kiểm soát internet.
Hơn hai thập kỷ sau, phán quyết vừa rồi đối với vụ kiện chống độc quyền giữa bộ tư pháp Mỹ và Google cũng có khả năng sẽ tái lập lại thị trường công nghệ, tạo ra những quy định và luật lệ mới. Hôm thứ 2 vừa rồi, thẩm phán Amit Mehta ở tòa án liên bang Columbia, Washington đã đưa ra phán quyết rằng Google đã vi phạm luật cạnh tranh độc quyền bằng cách trói buộc đối thủ cạnh tranh trong ngành tìm kiếm trực tuyến và bảo vệ vị thế độc tôn của họ ở thời điểm hiện tại.
Phán quyết của tòa án sơ thẩm này hoàn toàn có thể tạo ra những tác động lớn trong cạnh tranh trên thị trường công nghệ. Các nhà quản lý thuộc chính quyền tổng thống Joe Biden cũng đã cáo buộc Apple, Amazon và Meta vi phạm luật cạnh tranh, bằng cách tận dụng vị thế trên thị trường của họ để kìm hãm sự phát triển của những đối thủ cạnh tranh, hoặc thậm chí mua lại luôn những đối thủ nhỏ.
Kết luận của thẩm phán Mehta đối với vụ kiện Google rất có thể sẽ tác động tới phán quyết của những vụ kiện Apple, Amazon hay Meta của bộ tư pháp cùng bộ thương mại Mỹ. Chính bản thân Google cũng chuẩn bị hầu tòa vụ kiện thứ hai, lần này là trước những cáo buộc độc quyền thị trường tìm kiếm trực tuyến.
Những nhà quan sát cho rằng, tác động từ phán quyết vụ kiện chống độc quyền giữa Mỹ và Microsoft hồi năm 2000 hiện diện rất rõ trong phán quyết của thẩm phán Mehta hôm thứ 2 vừa rồi. Thậm chí họ còn nhận ra rằng, trong phán quyết dài 277 trang của ngài thẩm phán, cụm từ Microsoft xuất hiện trong 104 trang, với nội dung coi Microsoft là đối thủ cạnh tranh của Google trên thị trường tìm kiếm trực tuyến, vừa coi những phán quyết đối với tập đoàn này là một án lệ trong quá khứ để áp dụng về sau.
Đương nhiên Google còn quyền và chắc chắn sẽ kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn, cao nhất là tòa án tối cao Hoa Kỳ. Còn tòa sơ thẩm liên bang hôm vừa rồi đã nhờ cả nguyên đơn, bộ tư pháp Mỹ lẫn bị đơn, Google thảo luận việc tiếp tục vụ kiện hoặc tìm ra tiếng nói chung, những giải pháp cả hai bên đều đồng tình trước khi cả hai bên tới gặp thẩm phán vào ngày 6/9 tới.
Dưới thời chính quyền tổng thống Trump, và hiện giờ là tổng thống Biden, các nhà quản lý thị trường, đặc biệt là những quan chức cấp cao mảng chống độc quyền của các cơ quan hành pháp Mỹ đã có thêm rất nhiều quyền lực kiểm soát các tập đoàn khổng lồ. Hai cá nhân tiêu biểu chính là Jonathan Kanter của bộ tư pháp Mỹ, và Lina Khan của ủy ban thương mại liên bang. Họ đã khởi kiện nhiều tập đoàn công nghệ vì những cáo buộc xây dựng rồi bảo vệ sự độc quyền của họ thông qua những hành vi vi phạm pháp luật.
Tất cả những vụ kiện ấy đều dựa trên một bộ luật từ thế kỷ XIX, tên là Sherman Antitrust Act, với những điều khoản cấm các công ty và tập đoàn đang độc quyền một ngành nghề thực hiện những biện pháp kìm hãm đối thủ cạnh tranh. Nhưng bản thân đạo luật Sherman ban đầu được đề xuất để chống lại hành vi của những tập đoàn như Standard Oil khi ấy. Còn ở thế kỷ XXI, đạo luật Sherman đã vấp phải nhiều sự phản đối khi áp dụng trực tiếp từ thời kỳ công nghiệp sang thời kỳ công nghệ.
Những nhà quản lý thì đang tìm cách sử dụng những lý lẽ và quan điểm mới để tiếp tục áp dụng đạo luật Sherman trong kỷ nguyên kỹ thuật số.
Quảng cáo
Jonathan Kanter năm 2022 trong một bài phát biểu đã khẳng định như thế này: “Nếu không có những vụ kiện, luật pháp sẽ chững lại. Quốc hội viết ra luật chống độc quyền để chúng tôi áp dụng ngoài tòa án.”
Nhắc lại câu chuyện hơn ba thập kỷ trước, Microsoft là nền tảng số thống trị cả thị trường hồi thập niên 1990, với Windows kiểm soát trải nghiệm của hơn 90% tổng số máy tính cá nhân trên toàn thế giới. Tỷ trọng thị phần tìm kiếm trực tuyến ngày hôm nay của Google cũng là con số tương tự.
Mọi thứ thay đổi với Microsoft khi tòa án đưa ra kết luận tập đoàn này đang độc quyền thị trường. Lý do vụ kiện giữa các nhà quản lý Mỹ và Microsoft diễn ra là vì tập đoàn phần mềm khổng lồ đã triển khai một chiến dịch để đánh bại một startup mới nổi khi ấy, Netscape, nhà phát triển trình duyệt internet thương mại. Microsoft đã bắt nạt những nhà sản xuất máy tính cá nhân với những hợp đồng và thỏa thuận, để ngăn cản họ cài đặt sẵn trình duyệt Netscape vào máy tính bán ra thị trường.
Cuối cùng, Microsoft bị cấm thực hiện những hành vi giới hạn các đối tác thông qua những thỏa thuận và hợp đồng với các đối tác, từ đó cho phép các nhà sản xuất PC tự do cài đặt sẵn những phần mềm họ muốn trong những hệ thống chạy HĐH Windows bán ra thị trường. Thời gian, tiền bạc và cả quy trình quản lý, cùng với cả quan điểm của cộng đồng đối với Microsoft thực sự đã tạo ra khác biệt về cách tập đoàn này kinh doanh và vận hành, theo nhiều nhà phân tích.
Theo giáo sư ngành kinh tế học ở trường quản trị kinh doanh đại học Yale, Fiona Scott Morton, phán quyết năm 2000 đã ngăn chặn khả năng kiểm soát toàn bộ quá trình phát triển mạng internet của Microsoft thông qua Windows và Internet Explorer: “Mục đích của phán quyết là mở ra con đường cho những sáng tạo trong tương lai.”
Quảng cáo
Còn ở thời điểm hiện tại, hôm thứ 2 vừa rồi, thẩm phán Mehta thừa nhận Google là một tập đoàn rất mạnh về khả năng kỹ thuật và đầu tư mạnh tay để công nghệ tìm kiếm trực tuyến được cải thiện. “Nhưng Google lại có một lợi thế rất lớn mà hiếm người để ý so với những đối thủ cạnh tranh, đó là việc công cụ này được phân phối mặc định trên nhiều nền tảng và thiết bị.”
Theo Bill Baer, một quan chức từng làm việc trong mảng chống độc quyền của bộ tư pháp Mỹ nói rằng, phán quyết của vụ kiện với Google là kết luận quan trọng vì “nó áp dụng cho mọi nền tảng của các tập đoàn công nghệ lớn, cho họ hiểu rằng họ có thể thống trị thị trường, nhưng không được phép lợi dụng vị thế.”
Trong trường hợp vụ kiện Google, giống như vụ kiện Microsoft gần 25 năm về trước, tòa án đi tới kết luận rằng những thỏa thuận và hợp đồng hợp tác đã ngáng chân những đối thủ cạnh tranh một cách bất hợp pháp. Nhưng Google thì mềm mỏng hơn, dùng nhiều “củ cà rốt” hơn là “cây gậy” như trường hợp của Microsoft, bằng cách đổ hàng chục tỷ USD thay vì đe dọa các nhà phát triển nền tảng, các nhà sản xuất smartphone… Chỉ riêng trong năm 2021, những tuyên thệ trước tòa án cho biết Google đã trả tới 26 tỷ USD cho các đối tác, từ Apple đến Samsung, để giữ vị thế của họ, là công cụ tìm kiếm mặc định trong thiết bị hay trình duyệt.
Đối với trường hợp của Google, dữ liệu được coi là một thứ tài sản cực kỳ quan trọng. Càng nhiều câu lệnh tìm kiếm trực tuyến từ người dùng được thực hiện mỗi ngày, Google càng có nhiều dữ liệu thu thập được, rồi dùng nó để cải thiện chính kết quả tìm kiếm sau này, vòng lặp cứ thế tiếp diễn khi chất lượng tìm kiếm của Google được cải thiện nhờ dữ liệu tổng hợp được, thu hút thêm người dùng, và lại sản sinh thêm nhiều dữ liệu để các kỹ sư hoàn thiện thuật toán tìm kiếm…
Thẩm phán Mehta viết trong phán quyết dài 277 trang: “Ở mọi bước của quá trình tìm kiếm trực tuyến, dữ liệu của người dùng là thứ thông tin tối quan trọng để trực tiếp cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm.”
Những thỏa thuận với giá trị hàng chục tỷ USD trong những năm qua đã đảm bảo Google liên tục triển khai được vòng lặp bất tận đã được mô tả ở trên. Phỉa nguyên đơn bộ tư pháp Mỹ cũng đã đưa ra những nghiên cứu khoa học và những bằng chứng kinh tế học kết luận rằng rất hiếm khi người dùng chủ động thay đổi những tùy chọn mặc định trong thiết bị công nghệ của họ, kể cả khi quy trình ấy vô cùng đơn giản. Rồi đến chính hành vi tiêu dùng cũng tương tự, không bị ép buộc những cũng không có xu hướng thay đổi những gì là mặc định. Thẩm phán Mehta cũng chỉ vào “sức mạnh khi được là tùy chọn mặc định.”
Ông đồng tình với những quan điểm của các chuyên gia và những nhân chứng được bộ tư pháp Mỹ đưa tới tòa án. Antonio Rangel, giáo sư thần kinh học, sinh học hành vi và kinh tế học ở trường Caltech, người xuất hiện trước tòa án để đưa ra những bằng chứng khoa học nói rằng, “tuyệt đại đa số” những cú gõ câu lệnh tìm kiếm trực tuyến đều dựa trên thói quen rất nhiều năm qua của hàng tỷ người dùng internet.
Ở tòa án, Google phản bác lại quan điểm của nguyên đơn, rằng công cụ tìm kiếm của họ đang dẫn đầu thị trường vì nó là sản phẩm vượt trội hơn hẳn. Họ đồng ý rằng dữ liệu là thứ quan trọng nhưng lợi thế thực sự đến từ phần mềm thông minh hơn, và rằng những thỏa thuận và hợp đồng với các đơn vị khác đều là những giao kèo được các bên tự do lựa chọn ký kết chứ không bị ép buộc.
Thứ Google thất bại ở tòa án là không làm cách nào thuyết phục được thẩm phán lý do vì sao họ trả số tiền khổng lồ đến thế chỉ để được chọn là giải pháp tìm kiếm mặc định, dù liên tục khẳng định nó là công nghệ tốt nhất. Đại diện chính phủ Mỹ thì nói rằng chỉ có một lý do duy nhất khiến Google trả ngần ấy tiền, đó là đảm bảo Google luôn là kẻ chiến thắng, đảm bảo củng cố vị thế độc quyền của họ.
Herbert Hovenkamp, chuyên gia về chống độc quyền ở trường luật Carey thuộc đại học Pennsylvania cho rằng: “Đó là cách nhà quản lý thuộc chính phủ kể ra câu chuyện, và nó thực sự rất đáng tin trong mắt thẩm phán.”
Còn bây giờ mọi sự chú ý và dự đoán sẽ được đổ dồn về quyết định phân xử vụ kiện của tòa sơ thẩm. Trước ngày 6/9, nhiều chuyên gia nhận định rằng, quyết định của tòa án cũng như yêu cầu của bộ tư pháp Mỹ, cơ quan chống độc quyền thuộc chính phủ nước này sẽ tương đối đa dạng, từ việc cấm Google ký kết những thỏa thuận để giữ họ là công cụ tìm kiếm mặc định trên nhiều nền tảng và sản phẩm công nghệ, cho tới việc ép Google phải chia sẻ dữ liệu tìm kiếm trực tuyến của người dùng cho các đơn vị khác để rút ngắn cách biệt về mặt công nghệ, thậm chí còn có cả ý tưởng ép Google phải tách riêng mảng phát triển trình duyệt Chrome và hệ điều hành Android ra khỏi tập đoàn.
Theo The New York Times