Phân sống ở trẻ sơ sinh: 5 dấu hiệu và 6 nguyên nhân thường gặp

minhphuong9201
29/5/2021 14:12Phản hồi: 0
Phân sống ở trẻ sơ sinh: 5 dấu hiệu và 6 nguyên nhân thường gặp
Phân sống ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp ở trẻ và có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần. Nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và hấp thu của bé. Để hiểu rõ hơn tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu phân sống ở trẻ sơ sinh là thế nào, nguyên nhân do đâu.

1. 5 dấu hiệu nhận biết phân sống ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ đi ngoài phân sống, mẹ có thể quan sát hình thái phân, màu sắc, cấu trúc phân để dễ dàng nhận biết và tránh nhầm lẫn với tiêu chảy, như:

1.1. Phân không thành khuôn

Một số nguyên nhân gây ra triệu chứng phân riêng, nước riêng, có lúc rắn lúc sệt:
  • Trẻ bú không đủ, bú quá nhiều cùng một lúc
  • Nhiễm khuẩn đường ruột
  • Dị ứng sữa, kém hấp thụ các dưỡng chất từ sữa mẹ
  • Dùng thuốc kháng sinh

  • Pha sữa quá đặc
  • Mẹ ăn ít chất xơ, không ăn rau quả…

1.2. Phân sống ở trẻ sơ sinh thường có mùi chua

Phân của trẻ sơ sinh có mùi chua do các nguyên nhân dưới đây:
  • Trẻ không hấp thu hết các chất dinh dưỡng
Do hệ tiêu hoá của của trẻ còn non yếu không hấp thu được lượng đường và các chất dinh dưỡng trong sữa. Khi dư thừa sẽ gây kích ứng dạ dày, hoặc tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển. Vì thế gây ra tình trạng phân trẻ có mùi chua.
Ngoài ra, cũng có thể do cơ thể trẻ chưa có đủ enzym để phân giải đường lactose trong sữa mẹ, sữa công thức. Hay trong trường hợp cho trẻ ăn dặm quá sớm.
  • Nhiễm khuẩn, loạn khuẩn đường ruột
Trong trường hợp này do trẻ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột làm lượng lợi khuẩn và tăng hại khuẩn dẫn tới trẻ đi ngoài phân sống, cũng như làm phân trẻ có mùi chua.

1.3. Trong phân có lẫn thức ăn chưa tiêu hoá hết.

Khi trẻ đi ngoài phân sống, thường thức ăn chưa tiêu hóa hết. Lúc này mẹ có thể nhìn thấy cả hạt, rau củ….và có nhầy bọt. Khi trẻ có các dấu hiệu đi ngoài phân sống lẫn thức ăn và có chất này, mẹ có thể nghĩ ngay tới các nguyên nhân sau:
  • Trẻ thiếu enzym tiêu hoá
Enzym đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hoá thức ăn. Nó giúp chuyển thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu. Cụ thể, enzym amylase được tìm thấy trong nước bọt và tuyến tuỵ giúp chuyển đổi tinh bột, glycogen và carbohydrate thành các loại đường đơn giản giúp trẻ dễ dàng hấp thụ hơn. Hay lactase có trong ruột non, giúp tiêu hoá sữa nguyên chất, phân giải lactose tránh được tình trạng bất dung nạp lactose. Ngoài ra, còn có các enzym tiêu hoá như lipase, protease và cellulase.
  • Hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện
Do hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện, hay bị tổn thương do dùng kháng sinh, nhiễm khuẩn, viêm đường tiêu hoá dẫn đến khả năng sản xuất các enzym tiêu hóa còn hạn chế. Vì thế khả năng chuyển hoá, tiêu hoá, hấp thu thức ăn còn chậm. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới trẻ ăn gì thì đi ngoài ra đó và có nhầy bọt.

1.4. Phân thường có lợn cợn các hạt và màu vàng ngả qua hơi xanh giống như màu dưa cải.

Lợi khuẩn có vai trò kích thích cơ thể sản xuất enzym tiêu hoá, giúp tiêu hoá thức ăn khó tiêu tại đại tràng, và đẩy các chất thải, độc tố ra ngoài, giúp nhu động ruột hoạt động trơn tru hơn, làm giảm các bệnh về đường ruột.
Tuy nhiên, trẻ mất cân bằng lợi khuẩn đường ruột do một số nguyên nhân:
  • Trẻ sinh non, sinh mổ
  • Cho trẻ ăn quá dặm sớm trước 6 tháng tuổi
  • Mẹ pha sữa không đúng cách cho con
  • Mẹ ăn phải các thức ăn nhiễm bẩn
  • Sử dụng kháng sinh không hợp lý,….
Khi đó, hại khuẩn tăng lên và sinh ra độc tố gây hại đến cơ thể của trẻ nhỏ. Đồng thời, lượng lợi khuẩn giảm xuống khiến trẻ đi ngoài phân sống. Từ đó khiến trong phân có lợn cợn các hạt, có màu vàng ngả qua hơi xanh giống màu dưa cải.

1.5. Trẻ đau bụng quấy khóc, thường đi đại tiện sau khi ăn và trên 3 lần /ngày.

Trẻ bị đau bụng, quấy khóc nhiều hơn bình thường do:
  • Trẻ bị đói, nóng, lạnh và hay mệt mỏi
  • Dị ứng với sữa công thức, thành phần có trong sữa mẹ như: đường, đạm, chất béo,…
  • Trẻ mắc một số bệnh lý đường ruột như viêm loét dạ dày, đại tràng co thắt,…
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Khi tiếp xúc với đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà bị nhiễm khuẩn, nước uống nhiễm bẩn,… sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc đường ruột khiến khả năng hấp thụ thức ăn kém đi.
  • Sự co thắt bất thường của cơ vòng đường tiêu hoá dẫn đến tình trạng đau bụng. Từ đó thay đổi tần suất đại tiện.
Các dấu hiệu trên có thể giúp mẹ dễ dàng nhận biết phân sống ở trẻ sơ sinh. Trường hợp mẹ cho trẻ ăn dặm sớm hay dùng kháng sinh cũng là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ.
Xem thêm: Phân sống ở trẻ sơ sinh: 5 dấu hiệu và 6 nguyên nhân thường gặp - FHI
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019