Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Phân tích phần cứng Macbook Pro 15" 2019

bk9sw
18/6/2019 10:12Phản hồi: 113
Phân tích phần cứng Macbook Pro 15" 2019
MacBook Pro 2019 vừa được Apple âm thầm giới thiệu với sự thay đổi chính là ở cấu hình và bàn phím cánh bướm tiếp tục được cải tiến. Trong bài này thì mình chỉ chia sẻ đôi chút về cấu hình của MacBook Pro 15 2019 (A1990) và hiệu năng của phần cứng mới.

Core i thế hệ 9 có gì mới?


Thay đổi chính trên cấu hình của MacBook Pro 15 2019 là CPU với các phiên bản CPU mới như Core i7-9750H thay thế cho Core i7-8750H, Core i9-9980HK thay cho Core i9-8950HK và Core i9-9880H thay thế cho Core i7-8850H nhưng với số nhân nhiều hơn là 8 thay vì 6. Chi tiết hơn trong bảng dưới đây:


Kỳ thực thì chỉ có dòng MacBook Pro 13 thì Apple vẫn sử dụng các phiên bản CPU thửa riêng, tất cả đều thuộc dòng ULV (-U) với đặc tính tiết kiệm điện năng. Trong khi đó trên MacBook Pro 15" thì Apple vẫn sử dụng các phiên bản CPU tiêu chuẩn của Intel. Việc ra mắt MacBook Pro 15 2019 khớp hoàn toàn với lộ trình CPU của Intel bởi trong thời điểm này khi mà nhiều hãng làm laptop Windows cũng đã ra mắt các dòng máy mới hay phiên bản nâng cấp của các dòng máy cũ với CPU Intel Core i thế hệ 9.

Thế hệ 9 không có nghĩa là kiến trúc mới hay tiến trình mới, về cơ bản cả 3 phiên bản Core i9-9980HK, Core i9-9880H và Core i7-9870H vẫn sử dụng kiến trúc Coffee Lake-H nhưng được làm mới đôi chút nên Intel gọi là Coffee Lake-H Refresh. Dòng Core i9 cho nền tảng di động (laptop) đã được Intel giới thiệu từ năm ngoái với Core i9-8950HK và với Coffee Lake-H Refresh thì Intel đã tăng số nhân lên thành 8 nhân thay vì 6 với các phiên bản Core i9-9850HK và Core i9-9880H. Đây cũng là những con CPU đầu tiên của Intel dành cho laptop có 8 nhân.


Bộ đệm L3 lớn hơn, 16 MB trên các phiên bản Core i9 và 12 MB cho các phiên bản Core i7. Bộ đệm lớn rất có lợi bởi cache lưu trữ những chỉ thị, dữ liệu thường sử dụng mà các nhân xử lý cần truy xuất. Đặc thù của cache là tốc độ truy xuất cao hơn rất nhiều so với RAM và nó nằm gần nhân xử lý hơn, từ đó dung lượng cache lớn sẽ giảm thiểu tình trạng chờ của CPU, tức giảm thời gian mà CPU phải đợi để lấy dữ liệu từ các bộ nhớ chậm hơn như RAM, từ đó cải thiện tốc độ phản hồi, tốc độ xử lý và khả năng xử lý đa nhiệm.

MacBook_Pro_15_2019.jpg
Cụm RAM 16 GB màu cam hàn chết trên bo.
Phần còn lại thì cơ bản các CPU dòng Coffee Lake-H Refresh và Coffee Lake-H không có nhiều khác biệt. Riêng Coffee Lake-H Refresh thì Intel đã mở rộng hỗ trợ tối đa 128 GB RAM nhưng cũng tùy loại RAM. Trên những chiếc MacBook Pro 15 2019 thì Apple cung cấp tùy chọn tối đa 32 GB DDR4-2400. Mình có xem bo mạch chủ của chiếc MacBook Pro 15 2019 thì RAM hàn chết, chip RAM do SKHynik sản xuất bắn trên cả 2 mặt bo. Mật độ linh kiện rất dày thành ra mình nghĩ rằng hạn chế về diện tích bo khiến Apple không thể cung cấp tùy chọn RAM 64 hay 128 GB.

TDP hay công suất thoát nhiệt của các phiên bản CPU mới đều 45 W tương tự các phiên bản cũ nên mình nghĩ Apple sẽ không thay đổi gì nhiều về hệ thống tản nhiệt. Tuy nhiên lần trước Core i9-8950HK mới 6 nhân đã rất nóng, lần này Core i9-9950HK có đến 8 nhân thành ra mình nghĩ sự thay đổi có thể sẽ nằm trên tùy chọn CPU này. Đổi như thế nào thì đó vẫn là một bí ẩn, thiết kế tản nhiệt của MacBook hầu như không khác về vẻ ngoài giữa các thế hệ. Cơ chế tản nhiệt của MacBook vẫn dùng ống đồng, heatsink nhiều lá nhôm đan sít nhau và 2 quạt.

GPU gần như không thay đổi so với MacBook Pro 15 2018: Radeon Pro 555X và 560X



Còn về phần GPU, Apple tiếp tục sử dụng giải pháp đồ họa của AMD với dòng Radeon Pro 555X và 560X trên MacBook Pro 15 2019. Chúng vẫn là dùng các GPU Polaris 21 với kiến trúc GCN 4.0 cũ, cải tiến về mặt xung nhịp trong khi số nhân Stream không đổi. Phiên bản Radeon Pro 555X có 768 nhân Stream, xung nhịp 855 MHz đi kèm với bộ nhớ GDDR5 dung lượng 4 GB. Phiên bản Radeon Pro 560X có 1024 nhân Stream, xung nhịp 907 MHz, bộ nhớ cũng 4 GB GDDR5. Đây là các tùy chọn GPU trên phiên bản chạy Core i7, hiệu năng của bộ đôi này được cho là tương đương với Nvidia GeForce MX150 và so với các phiên bản tương tự trên MacBook Pro 15 2018, hiệu năng gần như không chênh lệch.

Đi với Core i9 sẽ có thêm các tùy chọn Radeon Pro Vega 16 và Radeon Pro Vega 20. Đây là các GPU được thiết kế riêng cho Apple, chúng dùng kiến trúc Vega (GCN 5.0) mới hơn so với Polaris 21, phiên bản Vega 16 có 1024 nhâm Stream, phiên bản Vega 20 có 1280 nhân Stream, xung nhịp tối đa chưa rõ bao nhiêu nhưng hiệu năng của chúng được cho là ở giữa Nvidia GeForce GTX 1050 và GTX 1050 Ti. Cả 2 đều có 4 GB bộ nhớ HBM2.

RAM và SSD thì sao?

Quảng cáo


MacBook_Pro_15_2019_1.jpg
RAM DDR4-2400 tương tự loại RAM dùng trên MacBook Pro 15 2018, chip RAM của SK Hynix và là RAM hàn chết trên bo mạch thành ra chúng ta không thể nâng cấp dung lượng. Anh em sẽ phải chọn trước 16 GB hay 32 GB, chênh lệch về chi phí giữa 2 mức dung lượng này lên đến 400 USD. Dùng NovaBench đo tốc độ RAM thì chiếc DDR4-2400 trên chiếc MacBook Pro 15 2019 đạt 23703 MB/s trong khi LPDDR3-2133 trên chiếc MacBook Pro 15 2017 là 21556 MB/s.

Tương tự với SSD, Apple đã hàn luôn SSD lên bo mạch kể từ thế hệ trước thành ra việc nâng cấp là bất khả thi. SSD này dùng chip NAND của Toshiba, vi điều khiển được Apple thiết kế riêng và bảo mật với chip Apple T2. SSD dùng giao thức NVMe tốc độ cao, phiên bản mình sắp benchmark dưới đây có 256 GB nên tốc độ truy xuất sẽ thấp nhất trong số các tùy chọn dung lượng còn lại mà Apple cung cấp. Mức chênh lệch về mức dung lượng sẽ từ 200 USD cho 512 GB đến 3000 USD cho 4 TB.

Disk Speed Test của Blackmagic cho thấy tốc độ đọc của chiếc ổ SSD trên MacBook Pro 15 2019 là 2581 MB/s đọc và 1249 MB/s trung bình. Đây là tốc độ truy xuất tuần tự, nó chỉ phản ánh một số tình huống chẳng hạn như khi anh em xuất video (tùy theo định dạng) thì tốc độ ghi có thể đạt trên 1200 MB/s, đọc đến gần 2500 MB/s nhưng nếu test tốc độ ổ SSD này bằng NovaBench thì tốc độ đọc chỉ đạt 1200 MB/s còn ghi khoảng 484 MB/s. Nhìn chi tiết vào các bài test của Disk Speed Test thì anh em có thể hình dung về tốc độ đọc/ghi của từng loại ứng dụng, từng định dạng file. Nếu anh em chọn phiên bản 512 GB trở lên thì tốc độ sẽ còn cao hơn bởi lúc này SSD sẽ có nhìu chip NAND hơn, từ đó vi điều khiển SSD có thể truy xuất song song cùng lúc nhiều chip NAND và điều này có nghĩa là tốc độ truy xuất sẽ nhanh hơn.

Benchmark và nhận định:


Trước đến giờ mình chỉ làm đánh giá laptop Windows với rất nhiều trò vui vẻ, chuyển sang Mac thì không có nhiều công cụ để benchmark hiệu năng, nhất là những công cụ benchmark hiệu năng đồ họa như 3DMark. Tìm quanh đi quẩn lại vẫn có vài thứ phổ thông như Cinebench, Geekbench, NovaBench … mình bổ sung thêm vài bài test như Blender và Corona - 2 ứng dụng kết xuất (render) được nhiều anh em làm đồ họa chuyên nghiệp sử dụng, test GPU thì mình dùng Unigine Heaven và Valley cho OpenCL và GFX Metal cho Metal API độc quyền của Apple. Bên cạnh chiếc MacBook 15 2019 này thì mình cũng đã mượn được một chiếc MacBook 15 2017 với cấu hình thuộc hàng cao để so sánh.

Cấu hình của MacBook Pro 15 2019:
  • Core i7-9750H 6 nhân 12 luồng, 2,6 - 4,5 GHz, 12 MB Cache, TDP 45 W;
  • Radeon Pro RX 555X, 768 nhân Stream, 855 MHz, 4 GB GDDR5;
  • 16 GB DDR4-2400 dual-channel hàn chết;
  • 256 GB PCIe SSD hàn chết.

Cấu hình của Macbook Pro 15 2017:

Quảng cáo


  • Core i7-7820HQ 4 nhân 8 luồng, 2,9 - 3,9 GHz, 8 MB Cache, TDP 45 W;
  • Radeon Pro RX 560, 1024 nhân Stream, 907 MHz, 4GB GDDR5;
  • 16 GB LPDDR3-2133 dual-channel hàn chết;
  • 512 GB PCIe SSD hàn chết.
Trước tiên mình cho chạy Cinebench R20 mới nhất tải về từ App Store. Cinebench là công cụ rất phổ biến để đánh giá hiệu năng xử lý đa nhân và dơn nhân của CPU và được xem là thang đo hiệu năng tiêu chuẩn để đánh giá hiệu năng của một chiếc máy tính trước khi quyết định mua. Bản thân các hãng sản xuất máy tính cũng dùng Cinebench để đánh giá và tối ưu sản phẩm. Các bài test trong Cinebench cơ bản mô phỏng tác vụ kết xuất (render) thực tế bằng phần mềm Cinema 4D. Phiên bản R20 mới nhất mình nhận thấy nó nặng hơn rất nhiều so với phiên bản R15 đã dùng nhiều năm qua và nó gần như vắt kiệt sức con CPU với bài test đa nhân. Mình benchmark 5 lần trên mỗi máy với bài test đa nhân và 3 lần trên bài test đơn nhân.


Anh em có thể thấy điểm số đa nhân của MacBook Pro 15 2019 và MacBook Pro 15 2017 có sự chênh lệch lớn. Với Core i7-9750H 6 nhân 12 luồng thì việc thực hiện bài test render đa nhân nhanh hơn đáng kể so với Core i7-7820HQ 4 nhân 8 luồng dù đây là một con CPU thuộc hàng top của Intel cho laptop ở thế hệ Kaby Lake. Tỉ lệ chênh lệch về hiệu năng là 25% nếu so giữa điểm số cao nhất của 2 mẫu máy với bài test Cinebench R20 đa nhân. Riêng đơn nhân thì cả 2 đều có thể chạy đơn nhân ở xung cao nhất là 4,5 GHz trên Core i7-9750H và 3,9 GHz trên Core i7-7820HQ, mức chênh lệch là 8%. Sau 3 lần chạy liên tục thì điểm số đơn nhân của 2 mẫu máy không thay đổi nhiều, chỉ xê dịch 1 điểm nên mình chọn luôn kết quả cao nhất.

Riêng với Cinebench R20 thì để chắc chắn về hiệu năng thực tế anh em nên cho chạy nhiều lần để thấy mức điểm trung bình. Có thể thấy sau 5 lần chạy thì hành vi của 2 chiếc máy này cơ bản giống nhau, lần chạy đầu luôn thấp nhất sau đó đạt hiệu năng cao nhất ở lần chạy thứ 2 và giảm dần đến một mức trung bình ở các lần chạy tiếp theo. Với MacBook Pro 15 2019 thì điểm trung bình đa nhân sẽ là 2300 điểm trong khi MacBook Pro 15 2017 khoảng 1800 điểm. Việc chạy nhiều lần bài test đa nhân này sẽ mô phỏng tình huống anh em phải render thứ nhiều lần liên tục. Hiệu năng hệ thống có được giữ ở mức cao nhất hay không dễ nhận thấy qua đồ thị trên.

Tiếp theo mình cho chạy Blender - một ứng dụng kết xuất nguồn mở thường được anh em làm hoạt hình, kỹ xảo, mô hình hóa 3D khai thác tập lệnh AVX2 sử dụng để render. Ứng dụng benchmark của Blender được thiết kế để đánh giá hiệu năng hệ thống với 7 bài test được thiết kế với nhiều chủ đề như nội thất, ngoại thất, chủ thể 3D như xe hơi, nhân vật game … Các bài test sẽ lần lượt được render và kết quả sẽ tính theo thời gian hoàn tất, ngắn nhất tốt nhất.


Kết quả là MacBook Pro 15 2019 mất 30 phút 23,69 giây để hoàn tất bài test này trong khi MacBook Pro 15 2017 mất đến 39 phút 11,18 giây, chênh lệch gần 10 phút - 1 khoảng thời gian đáng kể khi anh em làm tác vụ render. Nếu render nhiều project trong ngày thì cộng dồn khoảng thời gian này lại sẽ giúp anh em tiết kiệm được nhiều thời gian từ đó tăng năng suất làm việc. Tốc độ chính là 1 trong những yếu tố khiến chúng ta bỏ tiền ra để đổi lấy khi mua máy tính mới.

Tương tự mình test một ứng dụng render nữa là Corona 1.3 - ứng dụng này thường dùng với Autodesk 3ds Max, Cinema 4D và các ứng dụng CLI khác. Corona mô phỏng ánh sáng môi trường với độ chi tiết cao. Core i7-9750H mất chỉ 3 phút 34 giây để hoàn tất bài test với tốc độ xử lý 2.263.660 ray/giây, Core i7-7820HQ mất gần 5 phút để hoàn tất với tốc độ xử lý 1.627.290 ray/giây.

Về phần hiệu năng GPU, mình không tìm được một phần mềm nào có thể đánh giá tổng quát hiệu năng của GPU trên Mac như 3DMark trên Windows. Thứ duy nhất mình thấy phổ biến là GFXBench và các công cụ benchmark của Unigine.


Mình cho chạy Unigine Valley Benchmark với thiết lập đồ họa theo preset Ultra, khử răng cưa 8xAA và độ phân giải 1680 x 1050 px theo tỉ lệ màn hình 16:10 của MacBook thì MacBook Pro 15 2019 đạt 754 điểm trong khi chiếc MacBook Pro 15 2017 đạt 791 điểm. Mình cho chạy 3 lần thì mức xê dịch điểm số cũng chỉ 1 đến 2 điểm, tỉ lệ khung hình tối thiểu, tối đa và trung bình đều không chênh nhiều. Radeon Pro 555X về cơ bản y hệt Radeon Pro 555 (không X) của thế hệ MacBook Pro 15 2017 và dĩ nhiên yếu hơn so với Radeon Pro 560X hay Radeon Pro 560 (không X).

Chiếc MacBook Pro 15 2017 mình so sánh dùng Radeon Pro 560 và nó đạt điểm số cao hơn một khoảng 40 điểm so với phiên bản Radeon Pro 555X trên MacBook Pro 15 2019. Điều đáng chú ý là tỉ lệ khung hình trung bình không kém là bao giữa Radeon Pro 555X và Radeon Pro 560 - 18 và 18.9 fps. Unigine Valley Benchmark dùng OpenGL API, thiết lập đồ họa mình chọn rất cao với khử răng cưa 8X thành ra không ngạc nhiên khi Radeon Pro 555X hay 560 không thể đạt khung hình trung bình cao hơn.


Với GFXBench Metal, bài test này sẽ khai thác API Metal độc quyền của Apple trên MacOS và cũng chỉ hỗ trợ GPU của AMD. Hiện tại một số tựa game phát hành cho Mac đã hỗ trợ Metal sau hoặc ngay từ đầu điển hình như Civilization VI, Dota 2, Quake 2, Total War: Warhammer, Fornite. Thế nên bài test GFXBench Metal sẽ giúp anh em có cái nhìn về hiệu năng xử lý đồ họa với Metal. Thực tế thì mình thấy sự chênh lệch về hiệu năng giữa Radeon Pro 555X và 560 không nhiều nhưng cần lưu ý Radeon Pro 555X thay thế cho Radeon Pro 555 và Radeon Pro 560X mới thay thế cho Radeon Pro 560. Như vậy có thể nói Radeon Pro 555X trên MacBook Pro 15 2019 đã mạnh ngang với 560 trên MacBook Pro 15 đời 2017.

CPU: 97 - 99 độ C, GPU: 78 độ C ...


Một yếu tố nữa mình tò mò về MacBook Pro xưa nay là nhiệt độ. Thông thường trên những chiếc máy tính Windows thiết kế mỏng thì một khi CPU nóng ngưỡng gần 90 độ C thì hiện tượng Throttle bắt đầu xảy ra, xung bị cắt xuống để CPU duy trì mức nhiệt độ mát hơn, từ đó bảo vệ cho CPU. Mỗi con CPU Intel hiện tại có ngưỡng nhiệt độ Tjunction tối đa chỉ 100 độ C và trên MacBook Pro, chuyện cắt xung để giảm nhiệt gần như không xảy ra 😁. Đùa thôi, Core i7-9750H trên MacBook Pro 15 2019 chạy đa nhân dưới sức bởi theo lý thuyết, con CPU này nếu được tản nhiệt đủ tốt, hãng sản xuất giữ Vcore thì nó có thể đạt 4 GHz 6 nhân. Hệ thống tản nhiệt của MacBook Pro 15 2019 không đủ để đạt mức xung này nên cả 6 nhân chỉ có thể chạy ở 2,8 - 2,9 GHz, lúc này nhiệt độ đã 97 độ C rồi. Tuy nhiên thay vì để CPU throttle với xung bất ổn định thì Apple đã chọn giải pháp cứ để CPU chạy ở mức xung này dù CPU rất nóng, đổi lại là xung ổn định dù không cao.

Temp (1).jpg
Mình theo dõi trạng thái của CPU và GPU thông qua ứng dụng Intel Power Gadget - một cái ứng dụng mà Apple đã gỡ khỏi App Store và có vẻ như nó cho những con số khiến người dùng lo ngại khi dùng MacBook. Khi cho chạy bài test Cinebench R20 đa nhân, CPU Core i7-9750H trên MacBook Pro 15 2019 đẩy xung lên 4 GHz trong một khoảng thời gian vài giây sau đó đạp xuống dần và ổ định ở mức 2,8 - 2,95 GHz trên toàn nhân cho đến khi bài test hoàn tất. Nhiệt độ của CPU khi chạy bài test này đã là 95 - 97 độ C, đôi khi lên 99 độ C.

Temp (2).jpg
Sau khi hoàn tất bài test, chỉ vài giây sau là CPU hạ xung xuống còn khoảng 1,5 GHz và nhiệt độ lúc này giảm xuống còn 50 - 51 độ C.

Temp (4).jpg
Điều tương tự cũng xảy ra với chiếc MacBook Pro 15 2017 chạy Core i7-7820HQ chạy bài test Cinebench R20 đa nhân. Mức xung đa nhân duy trì ở mức 3,1 - 3,2 GHz và nhiệt độ cũng ở 97 - 98 độ C, không có dấu hiệu cắt xung xuống để giảm nhiệt.

Tinhte.vn_MacBookPro-1.jpg
Nếu như những con số từ Intel Power Gadget là đúng thì thật sự mình lo ngại rằng việc sử dụng MacBook Pro để chạy những ứng dụng render, đồ họa nặng ngày này qua ngày nọ thì qua thời gian khi hệ thống tản nhiệt giảm dần hiệu quả dẫn truyền thì con CPU sẽ ngày một nóng hơn và giảm tuổi thọ.

Về phần GPU Radeon Pro 555X và Radeon Pro 560 thì nhiệt độ khi benchmark Unigine Valley tối đa là 78 độ C, không có dấu hiệu tăng cao hơn sau khi chạy nhiều lần. Mức nhiệt độ này theo mình không đáng lo ngại như CPU, trần nhiệt của GPU Radeon phiên bản cho laptop thường ở mức 90 độ C.

MacBook Pro 15 2019 mạnh hơn nhiều so với 2017, đôi chút so với 2018:


Điều đầu tiên là việc các tùy chọn CPU trên MacBook Pro 15 2019 hiện tại thấp nhất là Core i7-9750H với 6 nhân 12 luồng thì con CPU này tương đương về số nhân và luồng với các phiên bản Core i7, i9 được Apple trang bị trên MacBook Pro 15 2018. Nó mạnh hơn so với những Core i7-8750H và Core i7-8850H nhờ bộ đệm lớn hơn và chỉ thua kém đôi chút Core i9-8950HK về xung nhịp. Với những ứng dụng kết xuất yêu cầu CPU chạy toàn nhân thì xung nhịp đa nhân của các phiên bản CPU 6 nhân 12 luồng này sẽ gần như tương đương nhau, sự cải thiện từ đó không đáng kể, trừ khi chạy đơn nhân lúc đó xung tối đa sẽ được duy trì trên một nhân. Sự cải thiện về IPC trên Core i thế hệ 9 so với thế hệ 8 là không nhiều.

Vì vậy nếu như anh em đang sử dụng MacBook Pro 15 2018 và muốn lên đời 2019 thì nên chọn phiên bản chạy Core i9-9880H hoặc Core i9-9980HK (dĩ nhiên giá chát hơn) bởi chúng đều là các CPU 8 nhân 16 luồng. Còn nếu như anh em đang dùng MacBook Pro 15 2017 thì việc lên đời 2019 mình thấy có lý hơn. Phiên bản cơ bản đã có Core i7-9750H 6 nhân 12 luồng mạnh hơn khá nhiều so với Core i7-7820HQ 4 nhân 8 luồng, thêm nữa là bàn phím cánh bướm đã được Apple cải tiến, chắc là khó bị kẹt bụi hơn.

Tinhte.vn_MacBookPro2019_3.jpg
Thêm vào đó GPU Radeon Pro 555X và 560X trên MacBook Pro 15 2019 gần như không đổi so với thế hệ 2018, riêng so với đời 2017 là Radeon Pro 555 và 560 (không X) thì mình nhận thấy Radeon Pro 555X gần ngang bằng với Radeon Pro 560. Thành ra, nếu như anh em đang dùng một con MacBook Pro 15 2017 chạy Radeon Pro 560 và muốn nâng cấp đời 2019 thì chọn hẳn Radeon Pro 560X, chênh lệch sẽ đáng kể hơn một chút. Riêng anh em đang dùng Radeon Pro Vega 16 hay Vega 20 thì bộ đôi Radeon Pro 555X và 560X vẫn "xách dép", không thể so bì được về hiệu năng bởi kiến trúc của Vega 16 và Vega 20 đã khác nhiều, cải tiến nhiều về hiệu năng.


Mình vẫn chưa thể mượn được các phiên bản chạy Core i9 8 nhân 16 luồng của MacBook Pro 15 2019 nhưng điều mình dự đoán và có lẽ anh em cũng dễ dàng đoán được đó là nó sẽ nóng hơn, ăn điện nhiều hơn từ đó giảm thời lượng pin, giá lại trên trời. Chiếc máy mình test trên có giá khoảng 2400 USD, phiên bản chạy Core i9 8 nhân + Radeon Pro 560X, 16 GB RAM, 512 GB SSD có giá 2800 USD chưa thuế.
113 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Gọn lại là tập hợp những j mạnh nhất thời điểm hiện tại.
@Mập Automatic GPU thuộc hàng trung bình mà bạn
☐ ☐
TÍCH CỰC
5 năm
@Mập Automatic Cpu bị giới hạn nhiều, 1 con 6 core mà k gấp rưỡi được con 4core trong khi đơn nhân còn cao hơn
So perf cpu vs mấy con gaming tầm trung cũng chưa chắc ăn
plamduy
TÍCH CỰC
5 năm
@xuantruong1992 SSD quá cùi luôn chứ mạnh gì. Trước đây Macbook luôn có tốc độ SSD gần như nhanh nhất thị trường. Giờ 2019 mà tốc độ có 2500MB đọc, 1200MB ghi, kém hơn cả con ssd samsung evo 970 plus của mình 3500 và 2300
concuuduc
TÍCH CỰC
5 năm
Chạy đồ hoạ để dành tiền mua mac pro đời cũ tốt hơn con này. Macbook thì hơi hướng tản nhiệt kém quá nên mình cũng hơi ớn
@trajxjnhangel Thế thì tốt nhất làm 1 case máy tính là ngon nhát 😁
@zipder dạ ! tính ra thì ngày làm công ty e dùng máy trên cty rồi bác. còn tối về dùng lap với lại đi present cho khách hàng,nên e ko tính case được
pomme_bleu
TÍCH CỰC
5 năm
@trajxjnhangel Tối về chơi với con cái bác ơi, công việc suốt không tốt
concuuduc
TÍCH CỰC
5 năm
@trajxjnhangel Xài con i7 g4600, card màn hình 1050 ram 8gb. Chạy serina trở xuống nè bạn, kèm theo con màn hình dùng panel LG của mấy con màn Dell P2415Q, màn 24 inch 4K scale chuẩn retina
vuanhtuanfpt
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nói chung là giá cao và hiệu năng thì cũng tạm ^^
CPU: 97 - 99 độ C kinh khủng thật mà ngồi điều hoà với không điều hoà nó còn khác nhau nữa
@baomat1585 Nhiệt độ đó mùa hè mà ngồi phòng quạt thì chắc throttle lắm đây. 😁
MacBook Pro 2019 vẫn giữ thiết kế bàn phím cánh bướm cũ chỉ thêm miết lót Silicon thì lỗi vẫn xảy ra. CPU kiến trúc 14nm++ đã quá cũ và quá nóng khi nhồi nhét quá nhiều nhân CPU. Ram kiến trúc DDR4 thay vì LDDR4 ăn điện, GPU intel 630 tích hợp cũng quá cũ khi đã hơn 4 năm. Nói chung là không đủ hấp dẫn người dùng nâng cấp, chỉ với new user cần chiếc Macbook mạnh nhất thì mới nên mua.Hiệu suất đồ hoạ AMD 560X cổ lỗ sỉ thua kém Nvidia RTX 2060 đến 8 lần.

Người dùng cũ sẽ Chờ đợi MacBook Pro 2020 16,5 inch được thiết kế lại kiến trúc phần cứng, bàn phím mới, Ram LDDR4 đặc biệt là CPU + GPU mới hoàn toàn 10nm. Cũng như GPU AMD kiến trúc Navi 7nm mới.
@Masterbee chuẩn luôn, chỉ chờ bản 16,5 inch xem như thế nào <3
rufa
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Masterbee Thực sự không hiểu chuyện gì đang xảy ra, cái card màn hình của apple quá quá yếu so với laptop Win. Cái Cpu thì chỉ để làm cảnh, muốn lên 32gb với 512 gb ổ cứng để đảm bảo cho 4 năm nữa thì giá quá chát. Apple quá hút máu. Thêm nữa em ko hiểu cá card màn hình cần 75W, cpu và màn hình nữa thì cục sạc 87W sao cung cấp đủ điện nhỉ? Apple dạo này ăn dày quá/
plamduy
TÍCH CỰC
5 năm
@Masterbee Sao thằng Apple ko cóp mẹ cái Keyboard của thằng Thinkpad nhỉ? Mọi thứ khá ổn, ngoại trừ cái bàn phím lỗi từ 2017 mãi chả sửa dc
@rufa nó bóp TDP max 87W rồi bác. chứ không thì chạy max công suất thì cắm sạc pin vẫn tụt
icon929
TÍCH CỰC
5 năm
đang dùng mac lướt tinh tế. coi bộ mượt
còn làm việc o nhà làm em máy bàn ngon hơn
Cái quan trọng nhất là logo Táo đã hết phát sáng. Chất Apple từ thời Steve Job đã mất hết.
@adagioleonard Led thì ăn nhiu điện.
@Methylamine Mình vẫn thấy táo phát sáng vẫn là cái chất riêng nó.
dlcky
TÍCH CỰC
5 năm
@John Chris Máy giờ mỏng quá không nhét được, con nào cũng nội thất chật ních
HuuLuanvt
ĐẠI BÀNG
5 năm
@John Chris Mình cũng thích nó phát sáng hơn...giờ thì đen thui như mất điện hiii
Render mua laptop là oải rồi. Nội phần tản nhiệt đã quá chuối chạy xót máy thấy mả. Chưa kể cùng số tiền lắp dàn xeon render thì nhanh gấp đôi còn ít chua kể lúc đó chơi màn nec hoặc dòng cao thì màu sắc chuẩn hơn nhiều
card rời nhưng ko mạnh lắm nhỉ
hoanloc
CAO CẤP
5 năm
cấu hình và hiệu năng thì ngon nhưng chờ đánh giá về cánh bướm sau 1 tg sử dụng xem có ổn hơn ko
macbook pro 15 inch 2015 vẫn đang phê với full cổng , magsafe và phím ngon. ahihi
Đánh đổi sự mỏng nhẹ là 1 cái máy nóng như lò than và bàn phím dễ hư khó sửa chửa, ko nâng cấp được ram hay ssd, không có các cổng kết nối thông dụng, GPU yếu, nếu ko phải làm việc trên Mac thì mình đã chuyển sang máy win rồi 😔
Macbook đã ko còn là lựa chọn duy nhất...chỉ còn là lựa chọn nặng ký thôi.
Cái bàn phím thì sửa hoài không lên hồn. Bực!
Ngân sách có hạng nên mọi người cho mình hỏi ! thời điểm này có nên mua pro 13 2017 ko touchbar ko ạ !
Hay ráng lì 1 tí lên bảng có touch bar. cần lắm 1 lời khuyên
Công việc chính của mình : Design 2D in ấn + UI/UX design !
Chỉ muốn mua máy mới ( ko mua máy cũ)

Em có ngó qua con Air 2018 mới tầm 32tr
@minhty0602 e cũng thấy hiếm , chắc phải đặt cửa hàng custom mang về, mà xem thì toàn 2018-2019. 2017 ko thấy nữa
@trajxjnhangel mấy con 2017 2018 lỗi bàn phím tùm lum nên ngại lắm . Đến cả đời 2019 cũng nằm sẵn trong danh sách bảo hành bàn phím mặc dù mới ra mắt chưa đc tháng 😔
Pro touchbar 16 17 thì lỗi cáp màn hình , nhiều bác trên này ăn quả đắng rồi .
Apple chất lượng ngày càng xịn thế này nên mình đã quyết định chơi hẳn pro 2015 max opt cho đỡ lăn tăn 😁
@zipder kkk ! e cũng thấy bảo thế nhưng mà hên xui thoi , sống chung với lũ :d
@trajxjnhangel bác định dùng 13 hay 15 ? Bản 15 2015 cũng có VGA rời, xài cũng đc mà 😁
boyhk_206
TÍCH CỰC
5 năm
Mọi thứ đều tuyệt, mong sao sẽ ổn định - ít lỗi hơn các đời trước
zingme94
ĐẠI BÀNG
5 năm
Mặt sau không có lỗ để hút khí nhỉ
CuongLam02
TÍCH CỰC
5 năm
@zingme94 Mac pro nó hút gió 2 bên hông,1 phần gió chạy qua pin, linh kiện trên bo... rồi vô mới vô 2 cây quạt.
Ghét nhất thằng khỉ Apple này không chơi với Nvidia. Sao nó tự cho mình là cao cấp mà không chịu lắp linh kiện tốt nhất nhỉ?...................Mà có ai biết vụ GPU Vega 2 bao giời sẽ có trên các dòng máy mac vậy?
@dlv.pro.thick.game Có rồi mà!
NVDIA trên Laptop có kích CUDA chạy được nhiêu đâu! Trước đây 750 hoàn toàn vô dụng, không kích CUDA được trên Mac
233E9619-51C9-42D7-ADC6-931DB8436AFC.png
@khungtanthoi Cái 7nm mà. Cái đó có từ mua quýt rồi ai chẳng biết.
@dlv.pro.thick.game Ha ha ha! Ừ ai mà chẳng biết! Ha ha ha

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019