Phát hiện cách các nếp nhăn hình thành nhờ não in 3D

MinhTriND
6/2/2016 16:33Phản hồi: 33
Phát hiện cách các nếp nhăn hình thành nhờ não in 3D
Nhờ mô hình não in 3D, các nhà khoa học tại Đại học Harvard (Mỹ) đã khám phá ra cách vỏ não con người hình thành những nếp nhăn. Các nếp gấp não không thật sự có mặt ở tất cả các loài động vật, và chỉ giới hạn ở một số loài động vật hữu nhũ, cá heo, voi và lợn. Mặc dù mối liên hệ giữa các nếp nhăn này và chức năng nhận thức của động vật đã từng được ghi nhận trước đó, song, các nhà khoa học vấn chưa thể hiểu rõ vẫn đề một cách cặn kẽ.

Ở con người, nếp gấp não bắt đầu hình thành vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, và cứ thể tiếp tục cho đến khi trẻ được 18 tháng tuổi. Sự xuất hiện của các nếp nhăn như một phần của quá trình phát triển của não bộ, với số lượng, kích thước, hình dạng và vị trí của các tế bào thần kinh, tất cả góp phần vào việc mở rộng vỏ não, cũng được gọi là chất xám - liên quan đến mô thần kinh não và tuỷ sống nằm bên dưới.

Để mô phỏng chuyển động gấp này trên một cấu trúc não nhân tạo, các nhà nghiên cứu có đã tiến hành chụp MRI bào thai con người. Với dữ liệu trong tay, họ đã tạo nên một mô hình gel in 3D thật nhẵn, trông y như não của thai nhi trước khi nếp gấp hình thành. Kế đến, nhóm nghiên cứu phủ lên mô hình của họ một lớp gel đàn hồi mỏng. Để tái tạo các quá trình tự nhiên của sự mở rộng vỏ não, não nhân tạo được ngâm trong một dung môi, khiến cho lớp ngoài phồng lên và mở rộng ra. Chỉ trong vài phút, lớp ngoài của ‘bộ não’ đã hình thành các nếp gấp như một bộ não thật sự.

não-3d_tinhte.gif

“Chúng tôi nhận thấy có thể bắt chước quá trình gấp vỏ não bằng một nguyên tắc vật lý rất đơn giản và thu được kết quả tương tự như những gì chúng ta thấy trong não của thai nhi thực sự”, L. Mahadevan - một trong những nhà khoa học tham gia nghiên cứu cho biết. Theo các chuyên gia, hình dạng và vị trí các nếp nhăn - kết quả của việc mở rộng vỏ não, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe. “Hình dạng của não bộ là thực sự quan trọng bởi nó định hướng cho các nếp gấp hình thành theo chiều hướng nhất định”, Jun Young Chung thuộc nhóm nghiên cứu nói. “Não bộ không hoàn toàn giống nhau ở mỗi người, nhưng tất cả chúng ta nên có những nếp gấp lớn để có thể khỏe mạnh”.

Phát hiện mới nêu trên có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về hình dáng bên ngoài của bộ não có liên quan đến hoạt động bên trong của nó. “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nếu một phần của bộ não không phát triển đúng cách, hoặc nếu cấu trúc hình học bị phá vỡ, chúng ta có thể sẽ không có những nếp nhăn lớn ở đúng nơi, từ đó gây ra các chứng rối loạn chức năng tiềm năng”, Chung chia sẻ.

Tham khảo: Đại học Harvard
33 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

liminzun
TÍCH CỰC
8 năm
Ghê quá
Quá ghê
chipM
TÍCH CỰC
8 năm
Tiếp theo sẽ là gì? Bộ não người là công trình kì diệu mà chắc phải lâu lắm con người mới hiểu được.
J_Tuan
CAO CẤP
8 năm
"Các nếp gấp não không thật sự có mặt ở tất cả các loài động vật, và chỉ giới hạn ở một số loàiđộng vật hữu nhũ, cá heo, voi và lợn"
Chết cười đoạn này, sao bác chủ thớt ko để là "Có Vú" cho anh em dễ liên tưởng nhỉ. Từ hữu nhũ nghe ko sexy bằng 😆
@J_Tuan mình chia sẻ với bạn 3 ý:

1. Bạn register nick ở diễn đàn này đã lâu, hẳn bạn cũng biết ở đây có nhiều thành viên với trình độ rất hạn chế và ít tiếp thu. Hoàn toàn không có ý coi thường những người đó, mình nghĩ việc bạn quote lại comment của một số bạn nói về việc không quen thuộc với từ 'hữu nhũ' là không có sức thuyết phục cho lắm. Tất nhiên, quote google thì lại quá là thuyết phục. Nhưng bạn đọc các ý tiếp theo của mình ngay dưới đây nhé.

2. Comment đầu tiên của mình với bạn là việc bạn 'chết cười' và sau đó bạn có nói vì việc dùng từ 'hữu nhũ' là tối nghĩa và khó hiểu. Mình có trả lời bạn là từ này không như thế bởi vì bản thân nó có đầy đủ nghĩa một cách rõ ràng và ai học sinh học nghiêm chỉnh cũng có thể biết về từ này. Mình không hề - và bạn cũng vậy lúc đầu - nói rằng từ này dùng sai, không đúng. Nên việc bạn trích dẫn Google (cho thấy từ 'hữu nhũ' trả về ít kết quả hơn) và nói rằng sách giáo khoa không dùng từ này (thôi thì mình chấp nhận điều này và không kiểm chứng lại) thì theo mình là đã lạc đề rồi bạn à. Mình nghĩ nếu bạn rảnh thì phải tìm các dẫn chứng sao cho thấy 'hữu nhũ' là khó hiểu và tối nghĩa, dẫn đến nó làm bạn 'buồn cười' đến mức có thể phóng đại thành 'chết cười' thì mới đúng trọng tâm chúng ta đang nói.

3. Không biết bạn nghĩ sao, chứ đối với mình, nhất là trong các văn cảnh trịnh trọng, dùng từ Hán Việt quả thật rất "sướng mồm" đấy (không phải "sang mồm"). Còn về việc 'đậm chất Tàu' thì mình không comment thêm vì thấy rằng rất không phù hợp để nói về việc đó ở diễn đàn này. Duy có điều, đối với mình, dùng từ Hán Việt không có liên quan gì đến tiếng Trung Quốc cả. Đừng đánh đồng, đừng quy chụp, đừng kích động (bản thân/người khác) một cách nóng vội như thế.
@officialnguyen Buồn cười ở chỗ tự nhiên biến một từ dễ hiểu như "có vú" thành một từ máy móc và kì cục như "hữu nhũ". Động vật hữu nhũ nghe nó cực kì kì cục và buồn cười
@The avengers
Bạn 9x hay già hơn nhỉ? Ở trong nam hay ngoài bắc? Chắc vì mình già hơn bạn nên đọc những văn bản cũ hơn. Mà hồi trước mức độ dùng từ Hán Việt, nhất là ở miền Nam, là tương đối nhiều hơn bây giờ đó. Dĩ nhiên nên ưu tiên từ tiếng Việt. Nhưng điều đó không có nghĩa từ mà mod dùng là máy móc hay kỳ cục.

Nói chung luôn là mod ở tinhte hay bị soi lắm. Anh cuhiep chẳng hạn. Nhưng mà mình thấy không phải soi nào cũng hợp lý.
Applenick
TÍCH CỰC
8 năm
@J_Tuan Nói thảng ra luôn là có dzúhhhh...như thế mới vừa lòng Bác àh!😃
Có ai ăn óc người tiềm chưa
Tưởng tượng zombie ăn não
cáo nhỏ
TÍCH CỰC
8 năm
Rất may là họ không lấy não của Samfan trên Tinhte để tiến hành thí nghiệm.
@cáo nhỏ Chưa biết samfan thế nào chứ mùi hôi thối từ miệng ifan đi đâu cũng ngửi thấy nồng nặc
cáo nhỏ
TÍCH CỰC
8 năm
@SmartphonePolice ImageUploadedByTinhte.vn1455020501.712041.jpg
hongdai106
TÍCH CỰC
8 năm
@cáo nhỏ khó cầm lắm bạn ạ 😁
Vãi cả hữu nhũnhũ. Sắp thành dân trung quốc hết rồi
Shainark
ĐẠI BÀNG
8 năm
@quocanh_ltk Quốc Anh hẳn là tiếng Việt. Cái ava của bạn hẳn cũng là từ phim Việt.
J_Tuan
CAO CẤP
8 năm
@Shainark Vấn đề không phải là cực đoan đến mức bỏ hẳn từ Hán Việt, tẩy chay văn hóa TQ bác ạ. Một nước bị đô hộ nghìn năm, đòi bỏ đi 2/3 từ làm nên ngôn ngữ thì chắc điên. Nhưng với những từ ngữ, văn cảnh có thể dùng tiếng Việt một cách rất đúng nghĩa như "HỮU NHŨ" chuyển thành "CÓ VÚ" thì tại sao lại không dùng?

Xin trích lại một đoạn về sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của bác Phạm Văn Đồng

"Bác Hồ đã nói đến các thứ "bệnh" ngôn ngữ mà chúng ta thường hay nhắc như: bệnh "sáo", nghĩa là nói và viết theo một cái khuôn mẫu hoàn toàn như nhau bất kể về việc gì, ở cấp nào, cơ quan nào; bệnh "ba hoa", "nói dài, nói dại, nói dai", còn nội dung thì rỗng tuyếch, "ba voi không được bát nước xáo"; bệnh "vẽ rắn thêm chân"; bệnh "nói chữ". Sau này Bác cũng nhiều lần nhấn mạnh "Khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều, và nhiều khi dùng không đúng". Bác thường xuyên nhắc nhở "Tiếng nào sẵn có thì dùng tiếng ta" và đồng thời chỉ rõ "Có những chữ ta không sẵn có và khó dịch đúng thì cần phải mượn chữ nước ngoài".
@J_Tuan Nói nhanh thôi, bạn có để ý đến chính tả tiếng Việt của Bác Hồ chưa? Bác cũng "mượn chữ nước ngoài" hơi bị nhiều đó.
Shainark
ĐẠI BÀNG
8 năm
@J_Tuan Nếu cứ mỗi khi có ai đó vì một lý do gì đó viết có một từ gồm hai chữ mà cứ phải có người vào góp ý để rồi cần một cơ số lời lẽ giải thích như vậy thì bạn thấy thế nào?
Bạn đã mất công bỏ thời gian giải thích thì mình cũng xin góp tí thời gian giải thích thế này:
Mình chưa từng nói ý kiến của mình về việc dùng từ ngữ gì như thế nào, nhưng nếu cứ hở 1 tí lại cứ phải lôi ra nói người khác thì mình chưa biết văn hóa TQ nó như thế nào nhưng văn hóa người Việt Nam hơi bị cay cú và thích soi mói đấy. Ngoài ra, từ Hán - Việt, mình thách bạn nào viết hết được một bài văn bằng những từ Hán Việt, rồi nói cho người TQ họ hiểu được đấy. Từ Hán Việt, tức là từ của ngôn ngữ Việt Nam, có gốc Hán, không phải từ của Hán. Từ Hán Việt là từ mà người Việt thì hiểu còn người TQ thì không. Nếu như vậy chưa đủ để tách biệt văn hóa VN và TQ thì xin thưa mình cũng không còn ý kiến gì nữa.
Phát biểu của một trẻ trâu: "thật vi diệu"
quanbau
ĐẠI BÀNG
8 năm
nói thật là lúc đầu em cũng ko hiểu "hữu nhũ" là cái gì, nhờ bác bên trên cmt em mới biết nó có nghĩa là "có vú"
12 năm học em chỉ dc học động vật có vú chứ ko được học động vật hữu nhũ, lên đại học có dc học hay ko thì em ko biết 😁
rõ ràng từ "có vú" nó phổ biến, dễ hiểu và phổ thông hơn "hữu nhũ" thì tại sao lại dùng "hữu nhũ" mà ko dùng "có vú" cho dễ hiểu?
J_Tuan
CAO CẤP
8 năm
Hãy nghe thử xem nó có "khó hiểu và "xa lạ" không nhé
Topic đang hay, nhưng hầu hết lại nhao nhao tranh luận có vú, ko vú... Ôi... cái tư duy....
@minhhien601091 Mình thì tết nên rảnh với cũng có chút yêu thích về vấn đề ngôn ngữ. Không biết tu duy mình có vấn đề gì không nhỉ? Nếu không thích commnts của mình, bạn có thể cho qua mà 😃
Levigroup
ĐẠI BÀNG
8 năm
Ai không biết từ "hữu nhũ" thì có thêm kiến thức mới, càng tốt chứ sao lại lên án thế nhỉ. Nhiều khi con cái nó nghe có từ gì ko hiểu nó hỏi còn biết trả lời.
J_Tuan
CAO CẤP
8 năm
Mình cũng xin trả lời bác theo 3 ý

1. Việc mình trích dẫn lại comment của những thành viên - mà ít nhất là họ cũng từng học qua sinh học - để phản bác lại ý của bác: "Từ đó cũng không hề khó hiểu và xa lạ đối với một người đã có học sinh vật học thường thức.".

"Sinh vật học thường thức"
nếu cứ từ nghĩa chữ mà suy thì đó là tri thức sinh vật học phổ thông, tri thức thông thường.
Vâng, nếu coi đó là 1 từ quen thuộc và không khó hiểu trong sinh vật học thường thức thì tại sao vẫn có ít nhất hơn 1 ng - từng học qua sinh học có ý kiến về nó?
Và sao sách giáo khoa không dùng một từ mà theo bác là "không hề khó hiểu và xa lạ"?
Vì sao những soạn giả sách giáo khoa - về mặt kiến thức sinh vật học ăn đứt người thường - lại ưu tiên chọn từ "có vú" để đưa nó vào sách, dù họ có một lựa chọn khác - là "hữu nhũ"?

Rõ ràng nếu xét về độ dễ hiểu, gần gũi, và phù hợp với đa số mọi người, thì việc sử dụng từ "Có vú" ưu thế hơn. Kết quả gg cũng chứng minh rồi. Và sao khi viết bài để đa số mọi người đọc thì tại sao không sử dụng một từ như vậy? Việc sử dụng ngôn ngữ như thế nào là quyền của mỗi người, nhưng rõ ràng khi viết một bài, có ý định hướng tới người đọc, thì việc lựa chọn từ ngữ lại là việc cần phải cân nhắc.

2. Ý thứ 2 của bác mình đã trả lời hết trong cả ý 1 rồi. Nếu nó dễ hiểu và "sáng" nghĩa, người ta đã công khai dùng nó trong những văn bản mang tính phổ thông, và cũng không có những trường hợp cảm thấy xa lạ như những bạn vừa comment. Hãy cứ thử làm một khảo sát xem những người xung quanh bác, ít nhất đã từng học sinh học, xem giữa 2 từ đó - từ nào dễ hình dung hơn, dễ hiểu, gần gũi hơn, và nếu để họ lựa chọn 1 trong 2 - họ sẽ chọn từ nào.

Còn việc thái độ của mình đối với việc dùng từ của tác giả bài dịch thì hoàn toàn dễ hiểu thôi, mỗi người có một nhạy cảm khác nhau về cái hài trong cuộc sống. Nếu bác là kiến trúc sư, bác sẽ nhạy cảm hơn người thường khi đứng trước một công trình xây sai, không hợp lý. Nếu bác là người Tây, sẽ nhạy cảm hơn khi nghe phát âm tiếng Anh của đa số người Việt - hơn là chúng ta tự nghe lẫn nhau. Còn mình là người có học chuyên ngành liên quan đến ngôn ngữ, nên thấy cách dùng từ kiểu như vậy là mình bật cười liền. "Chết cười" là một từ nói quá lên, sử dụng trong văn cảnh hài hước, và nói về một trường hợp dùng từ hài hước - vậy nên soi xét nghiêm túc về mức độ của cái cười là hoàn toàn "buồn cười"

Tất nhiên, mình hoàn toàn có thể sử dụng "buồn cười", "bật cười" "mỉm cười"... nhưng mình lựa chọn từ "chết cười" vì nó khá phổ thông với các bạn trẻ, gây ấn tượng cho người đọc (ít nhất đã có ng trích lại comment để lí luận về từ đó rồi), và diễn tả được cảm xúc cá nhân của mình trong trường hợp này.

3. Về việc dùng từ Hán Việt - bác nói "Không biết bạn nghĩ sao, chứ đối với mình, nhất là trong các văn cảnh trịnh trọng, dùng từ Hán Việt quả thật rất "sướng mồm" đấy".


Xin đọc lại comment của mình
"Không nói những từ chuyên ngành khó có thể Việt hóa, chứ những từ có thể Việt hóa dễ hiểu như thế này thì chả hiểu sao lại không dùng? Hay là cứ phải "hữu nhũ" cho nó sang mồm, và
đậm chất Tàu như vậy?"


Mình đâu có đòi bác, hay bất cứ ai, phải sử dụng ngôn ngữ thuần Việt 100%? Comment đó của mình chỉ nói trong trường hợp này, và trong những trường hợp tương tự - khi có những từ có thể Việt hóa dễ hiểu, thì tại sao lại không dùng? Còn trong văn cảnh trịnh trọng, từ Hán Việt có ưu thế rõ ràng hơn, "sướng mồm" hơn. Cơ mà văn cảnh của bài viết này có trịnh trọng không? Và sao không dùng 1 từ Việt hóa dễ hiểu với đa số người đọc hơn?

Còn về việc dùng từ Hán Việt nói chung cũng như thái độ với từ Hán Việt thì mình cũng đã trả lời trong một comment khác rồi. Mình không ghét từ gốc Hán, cũng chả ghét Trung Quốc. Bản thân mình sống ngay cạnh Trung Quốc, giao thương hàng ngày, nói tiếng Trung hàng ngày luôn, nhưng cái mình muốn nói là việc sử dụng từ ngữ trong văn cảnh này - vậy thôi. Còn trong những văn cảnh mà bác cho là phù hợp, trịnh trọng thì cứ mời bác tự do

p.s: bài này của tác giả thực chất là 1 bài dịch. Click đoạn cuối sẽ có link nguồn. Và trong link nguồn thì câu tương tự mà tác giả dịch ra không có từ "hữu nhũ - có vú" mà là từ linh trưởng (primates) : including some primates, dolphins, elephants and pigs.
èo, ghê vậy
RainbowMiles
ĐẠI BÀNG
8 năm
Một bài viết về khoa học mà cuối cùng thành chỗ cãi nhau về ngôn ngữ học. Thêm một hai anh chàng ifan nhảm nhí vào công kích vô tội vạ. Lại được thêm một anh chàng nói sử dụng từ Hán Việt là bị tàu khựa hoá. Thực sự dân trí của tinh tế càng ngày càng đi xuống mất rồi 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019