Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Phát hiện hạt vi nhựa trong nước mưa, không chỉ còn nằm dưới lòng biển nữa

P.W
9/7/2019 10:52Phản hồi: 158
Phát hiện hạt vi nhựa trong nước mưa, không chỉ còn nằm dưới lòng biển nữa
Các nhà khoa học mới đây phát hiện ra, ở vùng núi Pyrenees không có người sinh sống ở miền nam nước Pháp, những trận mưa đã đem các hạt vi nhựa từ biển khơi, tích tụ trên những đám mây và rơi xuống vùng đất này. Đó chính là hậu quả trực tiếp của việc con người lạm dụng việc sử dụng đồ nhựa trong cuộc sống hàng ngày và thải chúng ra ngoài môi trường. Họ đã phát hiện ra, cứ mỗi ngày một mét vuông ở vùng Pyrenees đo được 365 phân tử vi nhựa được nước mưa “thả” xuống.

Tinhte_Nhua1.jpg

Deonie Allen, một nhà nghiên cứu tại EcoLab, thuộc trường đại học Nông nghiệp và Công nghệ Cuộc sống tại Toulouse, Pháp cho rằng: “Thật khủng khiếp khi nghĩ đến lượng nhựa đang rơi xuống và ở lại vĩnh viễn vùng Pyrenees. Hạt vi nhựa nên được coi là một dạng ô nhiễm không khí mới”. Sở dĩ nói hạt vi nhựa được quá trình tuần hoàn tự nhiên của nước trong khí quyển, bốc hơi từ biển, trở thành mây và tạo mưa đem tới vùng Pyrenees, là vì trong vòng bán kính 100km, các nhà khoa học không hề thấy nguồn chất thải nhựa đáng chú ý có thể tìm đường đến vùng núi cao 3 nghìn mét so với mực nước biển này.

Trước đó, mới chỉ có hai nghiên cứu về hạt vi nhựa bay lơ lửng trong không khí, và chúng đều được thực hiện tại các thành phố lớn, và kết quả đều có tính tương đồng khi tại đây lượng rác thải con người tạo ra rất khác so với việc tìm thấy hạt nhựa ở vùng núi hẻo lánh ở Pháp. Bây giờ có lẽ đã kết luận được, hạt nhựa có mặt ở khắp mọi nơi: “Nếu bạn ra ngoài đường với một chiếc đèn UV, đặt bước sóng cho đèn ở mức 400 nanomet, khi soi đèn bạn có thể thấy tất cả những hạt nhựa và bụi có trong không khí. Ở trong nhà chúng còn có thể dày đặc hơn. Nghe khá đáng sợ.”

Tinhte_Nhua3.jpg


Allen và những người đồng nghiệp của cô đã thu thập mẫu hạt vi nhựa trong 5 tháng trời trên một trạm khí tượng ở độ cao 1.400 mét so với mặt nước biển, sử dụng hệ thống lưu giữ hạt nhựa trong không khí giống như một cái phễu. Sau đó họ bắt đầu đếm và phân loại những hạt nhựa có kích thước nhỏ hơn 300 micron (0,3 mm). Hơn 1 nửa trong số đó, theo các nhà khoa học, có kích thước nhỏ hơn 25 micron, nghĩa là bằng 1 nửa đường kính sợi tóc người.

Sau đó, các nhà nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu hướng gió để tìm nguồn gốc của những hạt nhựa trên dãy Pyrenees. Trong vòng bán kính 100km chỉ có những hộ làm nông đơn lẻ, không có những khu công nghiệp lớn.

Tinhte_Nhua2.jpg

Các nhà khoa học trong nhiều năm qua đã cảnh báo việc con người đang tạo ra một hành tinh nhựa. Năm 2015, con người thải ra môi trường 420 triệu tấn rác thải nhựa. Con số này trong năm 1950 chỉ là 2 triệu tấn. Trong 65 năm đó, 6 tỷ tấn rác nhựa đã quay về môi trường, đi vào lòng biển hoặc được thu gom tại những bãi rác quy mô lớn, theo một nghiên cứu vào năm 2017. Bắt đầu từ việc sản xuất những chai lọ nhựa, túi nylon hay những bao bì, nhựa do con người tạo ra dần thoái hóa theo thời gian để tạo thành những hạt nhựa nhỏ li ti cỡ micromet hay nanomet. Một cuộc nghiên cứu ước tính trên bề mặt biển hiện có khoảng 15 đến 51 nghìn tỷ hạt vi nhựa.

Việc con người tự dung nạp lại hạt vi nhựa mà họ thải ra môi trường vào cơ thể qua thức ăn, nước uống và cả không khí đã được chứng minh, nhưng hậu quả đối với sức khỏe lại chưa được nghiên cứu kỹ càng. Những hạt vi nhựa có kích thước nhỏ hơn 25 micron có thể đi vào cơ thể qua đường hô hấp, trong khi những hạt có kích thước nhỏ hơn 5 micron có thể lưu lại ở mô phổi của con người. Chắc chắn chúng gây ra hậu quả xấu với sức khỏe, nhưng như thế nào thì chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể.

Tinhte_Nhua6.jpg

Trong khi đó, việc đốt những nhiên liệu hóa thạch như than cũng tạo ra những loại khí độc gây ra đau tim, hen suyễn, ảnh hưởng tới trí nhớ và IQ của trẻ em. Hầu hết các quốc gia đều có quy chuẩn riêng về ô nhiễm không khí để giảm thiểu lượng bụi mịn có kích thước dưới 10 micron và 2,5 micron trong không khí. Anh em thường biết quy chuẩn này với cái tên PM 10 và PM 2.5.

Tinhte_Nhua4.jpg

Quảng cáo



Đó mới là hạt nhựa lơ lửng trong không khí, mà chúng ta còn chưa nói tới những hạt nhựa kích cỡ nanomet. Một đầu kim có thể chứa một tỷ hạt nhựa ở kích thước này.

Roman Lehner của đại học Fribourg, Thụy Sỹ cho rằng: “Không nên bất ngờ khi biết rằng hạt vi nhựa có mặt ở khắp mọi nơi.” Bản thân hạt nhựa nano cũng vậy, nhưng công nghệ của con người chưa xác định được chúng một cách hiệu quả. Những hạt siêu siêu nhỏ này có tính chất lý hóa khác so với hạt vi nhựa có kích thước cao hơn. Một trong số đó là vì kích thước nhỏ, chúng dễ xảy ra phản ứng hóa học hơn so với hạt vi nhựa, và vì thế có thể tạo ra nguy cơ cao hơn đối với cơ thể con người.

Tinhte_Nhua5.jpg

Những cuộc thí nghiệm đã chỉ ra rằng, hạt nhựa nano có thể thẩm thấu qua tường tế bào để đi vào cơ thể của cá cùng nhiều loài sinh vật biển khác. Con người cùng vậy, các nhà khoa học đã phát hiện ra hạt nhựa nano có thể đi qua hệ tiêu hóa và đi vào cơ thể người. Mặc dù những nghiên cứu về tác động của hạt nhựa đối với sức khỏe con người sẽ còn cần phải triển khai thêm, có một điều đã rất rõ ràng, việc sử dụng bao bì và các chế phẩm từ nhựa cần phải được giảm bớt ngay lập tức.

158 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Kinh nhỉ các bác
@tranvangiapcp can-i-have-a-plastic-bag-please-oh-its-already-58290482.png
@bud's thế này thì em cũng không biết ăn gì bác à
@tranvangiapcp Ko phải ăn nữa 😁
Thế này thì chỗ nào cũng có vi nhựa luôn rồi. 😔 ghê thật
@Timkelvin Thế nên giờ có dùng ống hút giấy, ống hút cỏ hay kim loại đi nữa thì cũng có vi nhựa rồi. Nó nằm trong nước, trong giấy, trong cỏ luôn rồi 😆
@micheal9000 Bác hiểu sai cái ống hút cỏ rồi. Sài ống hút co thì chac chỉ 10% chỉ sợ vi nhựa , còn lại thông điệp óng hút cỏ là hạn chế sài ống hút nhựa, thải ống hút nhựa ra môi trường
@Timkelvin Dùng mồm uống trực tiếp luôn bác ah, ko cần ống hút cho nó giảm đi 5% vi nhựa 😆 Vẫn còn 5% trong nước sẵn có rồi 😃
@micheal9000 Không thải ra môi trường nhựa la hạn chế rồi b
@micheal9000 Không dùng ống hút là cách tốt nhất nhé bạn
Chí là thuyết âm mưu thôi các bạn ạ. Mục đích chúng ta tồn tại là để thúc ép quá trình "reset" của trái đất. Đừng quan tâm ba chuyện xàm xú này nữa nhé!
galaxy@
ĐẠI BÀNG
5 năm
@killed theo thuyết âm mưu: nhà bạn đang sx bao bì nhựa hay chính bạn là chuyên gia móc bọc?
@galaxy@ Nhà sx đá thôi fen à, đập đá hông?
galaxy@
ĐẠI BÀNG
5 năm
@killed trong đá cũng có nhựa đấy bạn, mình ko đập
@galaxy@ Thì kệ nó 😁
Kinh nhỉ
Đang đọc quyển homo sapiens và thấy đúng như phim matrix năm 2000, con người là virus của hành tinh này. Hy vọng thế kỷ ai đến sớm sớm chút. Haiz
huybidv
ĐẠI BÀNG
5 năm
@kehuydietngo Hãy ở trên cao và ngắm xuống các công trình của con người thật đáng sợ. Nó giống như nấm, u, bào phá và huỷ hoại thiên nhiên luôn.
@adagioleonard Homo sapien là lòai người đó. :D
Z117
ĐẠI BÀNG
5 năm
@LinkSon Lo cái gì, trái đất tự nó biết sửa lỗi. Con người loi choi thì cũng sẽ bị tuyệt diệt thôi
LinkSon
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Z117 cũng có thể, mình đang đọc cuốn tiếp theo của GS Harari - Homo Deus thì GS đưa ra nhận xét một chủng loài người sẽ thay thế loài người hiện tại
Lo chi cho nhiều, biết sống được đến lúc nó ô nhiễm hết. vài năm nữa thiên thạch va chạm hay dịch zombie chết hết rồi, cứ làm kiếm tiền rồi ăn, nhậu, ngủ, ch ịch là vui đời rồi. lo cho nhiều cũng thế thôi. ngay cả các tỉ phú đi máy bay riêng còn rơi chết bỏ hết tài sản ở lại
Mr.ZP
TÍCH CỰC
5 năm
@Kenny 909PV Nó trẻ trâu đích thực lun chứ còn gì nữa
@minhvu8393 ế chứ sao mà hỏi 😃 toàn đẻ con trai mốt hết gái thì ế. Đẻ con gái có giá hơn.
@anhlucky2 Thật là trẻ con, sống thiếu trách nhiệm
Uả hạt vi nhựa cũng bốc hơi đc nửa hả ?
@Thiếu nữ thôn quê Có thể là nhỏ đến mức có thể bám theo hơi nước, hoặc phát tán trong không khí dính lên mây
@Thiếu nữ thôn quê Nó thẩm thấu qua màng tế bào được là hiểu nó nhỏ tức mức nào rồi đó. Do gió, hơi nước, cá ăn rồi cá vượt lên thượng nguồn sinh sản (như cá hồi) mang theo vi nhựa, v.v. Có hàng trăm lí do 😃
@Thiếu nữ thôn quê Một đầu kim chứa được hàng tỷ hạt, nhỏ đến độ như vậy.
titankrotos
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Thiếu nữ thôn quê Nó theo gió, nước phát tán vào các đám mây. Mây biến thành mưa xuống sông biển. Cá sống trong môi trường biển nên ăn nhựa. Heo bò gà cũng hấp thụ những hạt nhưa trong không khí. Nên nói chung là cơ thể người toàn nhựa. Người ăn mấy con trên nên nên cũng hấp thụ nhựa. Mà cho dù không ăn chỉ thở cũng đã hít vào rồi.
Đại gia ngành nhựa đâu hết dòi
@alibaba1978 Bác nói em nghĩ đến ngay Minh nhựa. Hahaaaaa
Vãi lon 😁 ăn lon rồi
Nghe sợ té đái....!!!!
Bản chất con người sợ chết, tỉ lệ thuận với tiền, càng nhiều tiền thì càng sợ. Đánh vào tâm lý để có mục đích mong muốn, đây là cách tui bán kem trộn, búng tin giả sống được trên fb.
P/s câu đầu nghe có vẻ nhiều tiền nhưng thật ra là không sợ mấy cái vi vi gì đó 😃
Mộc9
ĐẠI BÀNG
5 năm
Con người chính là virus của hành tinh này. Mình tự tử đây.
@Khoidang Chả thấm vào đâu.
@Mộc9 sorry! bạn đang phản bội lại chủng loài, virus mà tự tử nhất định là đã bị tẩy óc!
@Mộc9 Hành tinh quan tâm gì con người nhỏ bé, sống chết là do con người thôi, đây là môi truờng sống của con người con người sợ, hành tinh không sợ 😆)
longkaka2912
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Mộc9 Bạn phải giải quyết hậu quả những gì mình đã làm rồi hãy tự tử cũng chưa muộn mà 😆
À vài bữa sẽ có tin: nam ăn trúng vi nhựa, vi nhựa theo máu đến "trứng", con nòng nọc đã mang vi nhựa và con của nam bị nhiễm vi nhựa bẩm sinh. Nghe sợ té đái chưa?!! 😃
@kehuydietngo Nhọ không tưởng 😃
@BambooTank Vkl..
@namair
LINH120612
TÍCH CỰC
5 năm
@heobanhki cao kiến
longkaka2912
ĐẠI BÀNG
5 năm
@kehuydietngo bạn có thể đi làm người biên kịch đấy, vì kịch bản này còn rùng rợn hơn tác giả
Cũng đúng, nhựa thì thải ra mỗi năm hàng triệu tấn, trong khi nó mất hàng triệu năm để phân hủy, thôi giờ đổi tên trái đất thành trái nhựa cho nó hợp lý.
Đâu đâu cũng vi nhựa
Rồi vi nhựa thì làm sao? 😆
Vi sắt, vi thủy ngân, Uranium cũng có trong không khí thôi, thậm chí hoạt động hóa học của mấy cái này còn mạnh hơn nhựa nhiều. Cứ cảnh báo loạn xì ùm nhưng mà tác động thật sự như nào chả ai chứng minh được 😃)
@hqm_thunderlion Nực cười là chuyện nhựa này chỉ được tuyên truyền mạnh mẽ khi Trung quốc ngưng nhập khẩu rác từ phương Tây, trong khi nhựa đã tồn tại được ngót 70 năm 😃)
anhcontrai
ĐẠI BÀNG
5 năm
@hqm_thunderlion Nói có vẻ hợp lý nhưng thật ra thiển cận vô cùng. Nhựa đã tồn tại ngót 70 năm thì nó không có mặt trái hả bạn?
Người ta cảnh báo như vậy để thấy rằng rác nhựa nó có ở khắp nơi: trong đất, dưới nước, dưới biển và giờ là cả trên trời. Rác nhựa thì hầu như là ai cũng thải ra hết. Nó quá nhiều và đang ở tình trạng không thể xử lý nổi nữa rồi. Các nước giàu thì đẩy rác sang nước nghèo. Đó mới là vấn đề.

Đúng là sau khi tàu từ chối nhập rác thì các nước khác cũng theo đó từ chối, và câu chuyện này càng nóng hơn. Nhưng đó không phải là điểm khởi đầu. Từ năm 1989, LHQ đã ký Công ước Básel về việc kiểm soát các loại rác thải độc hại và vừa rồi mới đưa thêm nhựa vào danh sách đó.

Bạn có thải ra uranium nhiều như nhựa ko thì để mình giới thiệu cho ông anh đang làm bên Iran này?
LinkSon
ĐẠI BÀNG
5 năm
@anhcontrai Chính xác, Nhựa tồn tại ở một mức độ thời gian tính bằng cả trăm năm và sự phân hủy của nó là không hoàn toàn mà chỉ là thay đổi kích cỡ.
Hình ảnh "ở truồng tắm mưa" lúc nhỏ chỉ còn là dĩ vãng 😁
@nuhuta thích thì về quê tắm trên sân thượng. Có sao đâu.
Quan tâm lắm but fail.
galaxy@
ĐẠI BÀNG
5 năm
@nuhuta bây giờ là cởi truồng tắm nhựa nhé
longkaka2912
ĐẠI BÀNG
5 năm
@nuhuta cũng còn nhé, nhưng giờ phải kèm thêm khuyến mãi đi hút nhựa sau khi "ở truồng tắm mưa"
Cow69
ĐẠI BÀNG
5 năm
sợ rồi
concuuduc
TÍCH CỰC
5 năm
Đính chính là các hạt nhựa nhỏ hơn 5 micron sẽ được nhiệt độ cơ thể đốt chảy trước khi qua phổi nhé. Nên việc lưu lại là không có. Có chứng minh khoa học việc đó.
LinkSon
ĐẠI BÀNG
5 năm
@concuuduc thật chứ bạn, cho dẫn chứng xem nào ???
@concuuduc Có đốt được ko thế ?
kệ chứ biết làm sao giờ. suy nghĩ quan tâm làm gì và đc gì
@RF Hiến Nguyễn Chả làm được gì.
Dù biết là việc mình tiếc kiệm không dùng túi và uống nước ngọt vô tội vạ là tốt nhưng cũng chẳng làm được gì với cố gắng rời rạc đó.
@RF Hiến Nguyễn 7 tỷ người rồi, ko loạn mới lạ 😃
C family
ĐẠI BÀNG
5 năm
@RF Hiến Nguyễn Trời kêu ai nấy dạ mà, tránh sao cho khỏi nắng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019