Phát hiện hóa thạch tắc kè nằm trong hổ phách có niên đại gần 100 triệu năm

ND Minh Đức
8/3/2016 1:22Phản hồi: 47
Phát hiện hóa thạch tắc kè nằm trong hổ phách có niên đại gần 100 triệu năm
Một con tắc kè thời cổ đại được bảo tồn gần như nguyên vẹn trong khối hổ phách có niên đại gần 100 triệu năm vừa được các nhà khoa học phát hiện ra tại Myanmar. Phát hiện lần này giúp hiểu rõ hơn về lịch sử tiến hóa của loài bò sát hiện đại ngày nay. Quan trọng hơn, đây là con tắc kè chứ không phải là con muỗi hút máu khủng long nằm trong khối hổ phách nên chúng ta cũng đừng quá hy vọng về một Công viên kỷ Jura mở cửa trong tương lai.

Cụ thể, các nhà khoa học xác định rằng câu chuyện của hóa thạch này bắt đầu từ khoảng 99 triệu năm trước, khi mà một con tắc kè đang leo trên một thân cây thời cổ đại tại khu vực bây giờ là Myanmar. Trong lúc leo lên cây, con tắc kè nhỏ này đã vô tình bị dính vào trong nhựa cây và mắc kẹt luôn trong đó.

Theo thời gian, viên nhựa này trở nên cứng hơn và hóa thạch thành hổ phách - một viên đá trong suốt, màu vàng mà các bạn thấy trong bộ phim Jurassic Park đã giúp các nhà khoa học hồi sinh lại khủng long. Và thật ra, các nhà nghiên cứu tại Đại học Florida đã đào được mẫu hổ phách chứa tắc kè này cách đây vài thập kỷ nhưng cho tới giờ họ mới có cơ hội phân tích nó.

hoa_thach_tac_ke_Tinhte.jpg
Mặc dù hiện tại người ta vẫn chưa xác định được tên chính xác của loài tắc kè này nhưng họ cho rằng đây có thể là loài tắc kè cổ nhất từng được tìm thấy trong lịch sử. Trên thực tế trước đây người ta đã tìm thấy một số mẫu hóa thạch của loài tắc kè nhưng niên đại muộn hơn, vào khoảng 78 triệu năm trước và so với phát hiện lần này thì khoảng cách là rất xa.

Không chỉ phá vỡ kỷ lục về niên đại mà đây còn là 1 trong 13 mẫu hóa thạch tắc kè mà các nhà khoa học được phân tích mới đây, góp phần cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích để hiểu hơn về sự tiến hóa của tắc kè nói riêng và bò sát nói chung.

Một thành viên của nhóm nghiên cứu nhận định rằng: "Các hóa thạch này cho chúng ta biết nhiều điểm đặc biệt, giúp hiểu rõ hơn về sự đa dạng của loài thằn lằn trong những khu rừng nhiệt đới cổ xưa. Các hóa thạch của thằn lằn được khai quật là khá ít bởi xương của nó nhỏ, dễ vỡ và thường không được bảo quản, đặc biệt là tại điều kiện nhiệt đới. Do đó phát hiện tắc kè nằm trong hổ phách lần này là một mẫu vật vô cùng hiếm hoi và duy nhất giúp quá trình nghiên cứu thuận lợi hơn."


Tham khảo SA
47 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Khổ thân con tắc kè. Chết cũng ko được đẹp, phải nằm chành bành như vậy để cả 100 triệu năm sau loài người đem ra soi.
hacrot3000
TÍCH CỰC
8 năm
@#JK phải gọi la may mắn chứ, đi một bước mà lưu truyền cho hậu thế hàng trăm triệu năm
hacrot3000
TÍCH CỰC
8 năm
@#JK phải gọi la may mắn chứ, đi một bước mà lưu truyền cho hậu thế hàng trăm triệu năm
hacrot3000
TÍCH CỰC
8 năm
@#JK phải gọi la may mắn chứ, đi một bước mà lưu truyền cho hậu thế hàng trăm triệu năm
hacrot3000
TÍCH CỰC
8 năm
@#JK phải gọi la may mắn chứ, đi một bước mà lưu truyền cho hậu thế hàng trăm triệu năm
leopark121
TÍCH CỰC
8 năm
Lúc còn sống trên mình nó cũng có vi khuẩn mà sao bị bao trong hổ phách nó k bị phân hủy ta? Có lần lấy sáp bao 1 con cá lại để vài ngày thúi luôn =]]]
thang_1234
TÍCH CỰC
8 năm
@leopark121 hình như ko có không khí nên vi khuẩn ko phân hủy dc..
@leopark121 Mình đoán hổ phách là nhựa cây tiêu biểu như nhựa thông kháng khuẩn rất tốt, khiến vi khuẩn bị tiêu diệt hoặc bất hoạt. Ngày xưa họ dùng nhựa thông để ướp xác. Nhựa cây sau hàng triệu năm hình thành nên hổ phách và bảo quản những thứ nó bao bọc bên trong 😃... nếu được thì có bào tử của vi khuẩn từ triệu triệu năm trước thì hay lắm vì bào tử vi khuẩn tồn tại rất tốt ^^.
tamuct
TÍCH CỰC
8 năm
@leopark121 Lấy nhựa thông nóng chảy, bao quanh rồi để khô lại, đẹp luôn
@leopark121 chơi lầy zậy hehe
Đẹp quá!!! 😃
Chết 100 triệu năm rồi mà vẫn ko được yên thân, bị mang ra soi mói.haizz... làm "xác ướp" chi cho khổ vậy.
Cea
TÍCH CỰC
8 năm
@ncdangson Mình nghĩ nó phù hợp ở wtt! 😆 Nhìn đi đâu cũng thấy lái!
Dr. Ho
ĐẠI BÀNG
8 năm
@ncdangson Nhiều khi không muốn xác bị đem ướp đâu, nhưng hoàn cảnh đẩy đưa trở thành "thú nhồi bông" cho thiên hạ ngắm.
@Cea Nó là ai vậy? Lần đầu mình mới thấy tên này.
Cea
TÍCH CỰC
8 năm
@ncdangson Là cái thằng kêu thím về voz đó!
Lúc nào mua mấy trăm lít nhựa thông về để khi đủ 2 cái 50 thì vào đó ngủ luôn 1 giấc. Vài triệu năm sau con cái nó hồi sinh mình. Dậy kể chuyện ngày xửa ngày xưa :rolleyes:
@levantam2508 Mình thích ý tưởng này :v
@mr.ekony198x Rồi vài triệu năm sau tụi nó lại lên diễn đàn viết. Vài triệu năm trước đang có 1 con khỉ leo cây thì rơi vào thùng nhựa thông 😁
@Apple Haters 2.01 Lúc đó tụi con cháu goij mình là khỉ thật ý chứ o_O
@MR-LAM Đủ 2 cái 50 rồi mà vẫn tiếc thì phải mấy cái mới không uổng :eek:
ùi ui giống mấy cái cục bán trong hàng lưu niệm ghê.
nhohanoi
TÍCH CỰC
8 năm
Hổ phách là gì vậy các bác?
HuluHala
TÍCH CỰC
8 năm
@nhohanoi Là tên thường gọi của " nhựa cây hóa đá "
@nhohanoi là cái mà ngày nay người ta hay lấy để nói đến màu của 1 vài loại thức uống có cồn, mà ta hay gọi là rượu!! 😁:D:D
@nhohanoi con hổ ngồi phách đất, thì đc kêu là hổ phách 😁:D
@nhohanoi con hổ ngồi phách đất, thì đc kêu là hổ phách 😁:D
@nhohanoi bác hỏi câu khó đỡ quá.
lên google mà tìm hiểu bác ah 😔
bighug
TÍCH CỰC
8 năm
Nhìn đệp nhỉ, hồi nhỏ toàn chơi mấy trò khảo cổ, đào bới các kiểu
100M năm @@ Quá lâu đời!
masterss0
TÍCH CỰC
8 năm
Dc bảo quản trong hổ phách lâu z thì gen còn đủ chất lượng để nhân bản k nhỉ:rolleyes::rolleyes::rolleyes:
Nhìn hổ phách đẹp ghê. Nhớ lại cái phim công viên kỷ Jura. 😃
để mình lấy thử mủ gòn làm với mấy con côn trùng xung quanh nhà coi sao. Biết đâu kiếm được chút tiền đổ xăng
waxcitys
ĐẠI BÀNG
8 năm
Hổ phách, còn được gọi là huyết phách, minh phách, hồng tùng chi, tiếng Latinh: succinum, là nhựa cây đã hóa đá (hóa thạch) từ thời đại đồ đá mới, được đánh giá cao về màu sắc và vẻ đẹp tự nhiên. Các phân tích cho thấy hổ phách có công thức cấu tạo là C40H64O4, viết gọn là (C10H16O)4.[cần dẫn nguồn] Hổ phách thường gặp dưới dạng khối nhựa cứng hoặc dạng nhũ đá với các khối to nhỏ không đều nhau, nhìn trong suốt với màu rất đẹp; một số trường hợp còn thấy rõ trong mảnh hổ phách chứa các động vật hóa thạch nguyên vẹn. Đem đun nóng, hổ phách tỏa mùi hương dễ chịu. Hổ phách dẫn nhiệt rất kém. Thales đã phát hiện ra từ 600 năm trước Công nguyên rằng khi chà xát liên tục vào miếng vải hoặc miếng len thì hổ phách sinh điện.

Hổ phách được sử dụng trong nhiều công nghệ. Đông y cổ truyền cho rằng hổ phách có vị ngọt, tính bình vào bốn kinh tâm, can, phếbàng quang; có tác dụng an thần, định kinh, lợi tiểu tiện, tán ư huyết; chỉ dành cho người hỏa suy, thủy thịnh. Vì dễ mài giũa và cắt gọt, hổ phách trở thành vật liệu quý đối với ngành thủ công mỹ nghệ: chế biến tẩu thuốc, làm nhiều món trang sức đắt tiền như mặt nhẫn, sợi dây chuyền, cườm tay, hoa tai, v.v...
Con này mà bỏ ngâm rượu thì ngon biết mấy
nhkphp
ĐẠI BÀNG
8 năm
coi chừng bọn bác học lấy gen ra làm lại khủng long nữa đấy @@
datphan34
ĐẠI BÀNG
8 năm
Con sạch sùng thì có :v
tri5800xpm
TÍCH CỰC
8 năm
Vậy mình lấy nhựa thông. Nhúng côn trùng vào rồi để khô đc ko ta???
Phát hiện Aerodactyle nằm trong viên hổ phách có niên đại 100 trang giấy và được tặng lại cho Red.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019