Phát hiện hoá thạch voi cổ đại 12.000 năm tuổi ở Chile

Rubi Lee
30/9/2022 3:10Phản hồi: 7
Phát hiện hoá thạch voi cổ đại 12.000 năm tuổi ở Chile
Các nhà khảo cổ Chile đã phát hiện phát hiện hoá thạch voi Gomphotheres có niên đại 12.000 năm nằm gần hồ Tagua Tagua - hồ băng ở miền nam nước này. Gomphotheres chủ yếu sinh sống ở miền nam Chile hàng nghìn năm trước và là họ hàng đã tuyệt chủng từ lâu của loài voi hiện đại.

Gomphotheres là loài sinh vật to lớn có thể nặng đến tận 4 tấn và dài 3m. Chính vì điều này mà các nhà khoa học đặt ra giả thuyết rất có thể chúng là mục tiêu của các cuộc săn đuổi theo nhóm.

gomphotheres-4.jpg

“Giả thuyết mà chúng tôi đang nghiên cứu là về các sự kiện săn bắt. Lý do chúng tôi nghĩ như vậy là vì Gomphotheres vốn là một loài động vật rất lớn và nguy hiểm. Do đó, cần nhiều người khoẻ mạnh để hạ gục nó.”

Các nhà khoa học mong muốn qua phát hiện mới này, có thể giúp họ nghiên cứu thêm các tác động lớn hơn của con người đối với khu vực và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến những loài động vật trong thời gian đó.

gomphotheres-3.jpg

Gomphotheres có các đặc điểm cơ thể tương tự với loài voi hiện đại, xuất hiện sớm nhất vào cuối kỷ Oligocen (33.9 đến 23 triệu năm trước) đến cuối kỷ Pleistocen (2.6 triệu đến 11.700 năm trước). Nơi sinh sống chủ yếu của chúng là ở các đồng cỏ, rừng và đầm lầy ở châu Pho, Âu- Á và Bắc Mỹ. Đến đầu thế kỷ Pleistocen, ngay sau khi một phần đất liền hình thành nối qua eo đất Panama, Gomphotheres đã di cư đến Nam Mỹ. Nhiều người tin rằng Gomphotheres có thể là một nhánh tách ra của loài voi ma mút (mammuthus).

Theo (1), (2)
7 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đôi tai nhỏ chút éc đẹp hơn voi thời nay
Mới đọc 1 bài thì các loài vật to lớn không tồn tại được đến ngày nay đều là do con người.
Con người tiến hoá quá nhanh trong khi các loài khác ko có sự tiến hoá nên dần bị săn bắt và chết dần
@tinhdg To lớn quá có nhược điểm là phải đi tìm lượng thức ăn nhiều hơn. Khi mà biến đổi khí hậu xẩy ra, nguồn thức ăn ít đi thì động vật to lớn khó kiếm được thức ăn, lại là con mồi của những loài nhỏ hơn nên nguy cơ tuyệt chủng cao hơn.
@tinhdg cũng ko hẳn bác ah, động vật bé xíu cũng tuyệt chủng vì con người. Hầu hết nguyên nhân săn bắt là 1 phần mà còn do con người di dân làm thay đổi môi trường (đốt rừng, chăn nuôi) + mang cả loài ngoại lai.
Tưởng con voi này còn nhiều mong ngày tt trên tay và tặng luôn 😁
Voi mà còn bị vẩu
Châu Pho là châu nào đó ae

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019