Dưới lòng đại dương sâu thẳm, các loài động vật như cá voi hay rùa luýt di chuyển cực kỳ chậm chạp, nhằm giảm mức hao tổn năng lượng trong môi trường lạnh. Tuy nhiên, một loài cá sống ở độ sâu hơn 300 m so với mặt nước biển, có thể di chuyển linh hoạt để bắt con mồi: cá opah (hoặc moonfish, tạm dịch: cá mặt trăng).
Thông thường, nhiệt độ cơ thể của một con cá tương đương với môi trường nước mà nó sinh sống. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ. Một số loài cá có thể làm nóng các bộ phận của cơ thể của chúng. Tim và não là hai cơ quan mà chưa loài cá nào được phát hiện có thể làm ấm. Nhưng cá opah có khả năng đặc biệt đó. Toàn bộ cơ thể của chúng ấm hơn khoảng 5 độ C so với điều kiện nhiệt độ bên ngoài.
Việc phát hiện ra điều thú vị trên chỉ là một sự tình cờ. Nicholas Wegner - nhà sinh vật học thuộc Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia (Mỹ) nói với National Geographic, rằng nhóm của ông đã bắt được vài con cá opah trong một chuyến nghiên cứu. Sau đó họ quyết định tìm hiểu thêm về loài này.
Phát hiện điều đặc biệt ở loài cá này chỉ là một sự tình cờ.
"Chưa có thứ gì tương tự được tìm thấy trong mang của cá trước đây", Wenger nói. "Sự tiến hóa ở loài này đã mang lại cho chúng lợi thế cạnh tranh." Trong khi những kẻ săn mồi có tốc độ bơi nhanh khác, như cá mập và cá ngừ có thể làm ấm phần nào đó của cơ thể, thường là đầu và cơ bắp, các opah độc đáo ở chỗ nó cũng có cơ chế tự làm ấm, nhưng ở cơ quan nội tạng.
Theo: IFLS