Phát hiện mới cho thấy nước bọt của sâu sáp có khả năng phân hủy túi plastic chỉ trong vòng vài giờ

Hassler
6/10/2022 12:5Phản hồi: 37
Phát hiện mới cho thấy nước bọt của sâu sáp có khả năng phân hủy túi plastic chỉ trong vòng vài giờ
Đây là một phát hiện khá tình cờ của bác sỹ Federica Bertocchini ở trung tâm nghiên cứu sinh học tại Madrid, một nhà nuôi ong nghiệp dư, khi ông bọc những tổ ong trong túi nilon để tránh bị sâu sáp tấn công. Theo đó loại enzyme này có khả năng phân hủy polyethylene chỉ trong vòng vài giờ, thay vì mất nhiều tháng nhiều năm như hiện tại.

Nhưng chỉ sau 1 khoảng thời gian ngắn ông thấy có rất nhiều lỗ trên những túi bọc này và phát hiện đó là vết do sâu sáp cắn. Những lỗ này được xác định không chỉ được tạo ra bởi lực cắn của sâu mà còn bởi sự phản ứng hóa học nào đó làm lỗ thủng rộng hơn so với cỡ răng của loài sâu này. Kết quả ban đầu của nghiên cứu cho thấy trong nước bọt của mấy con sâu sáp có hơn 200 loại protein và sau khi rút gọn có 2 loại có khả năng phân hủy polyethylene.

Được biết trong tổng số các dạng nhựa được sản xuất ra thì riêng polyethylene đã chiếm khoảng 30%. Hầu hết chúng được dùng để làm các dạng túi đựng hoặc đóng gói, vốn là nguồn thải nhựa thường xuyên nhất được ghi nhận. Vào thời điểm hiện tại việc tái chế nhựa vẫn phải dựa vào các hệ thống máy móc phức tạp và các sản phẩm tái chế thường sẽ không có giá trị như những sản phẩm gốc.

Việc dùng enzyme để bóc tách nhựa sẽ giúp tạo ra các dạng hóa chất có giá trị hơn, và rồi chỉ cần thêm 1 vài bước xử lý nữa là có thể tạo ra dạng nhựa mới, giảm bớt nhu cầu phải dùng nhựa nguyên sinh làm từ dầu mỏ. Dùng enzyme cũng sẽ giúp giải quyết được vấn đề phải dùng nhiệt để phân hủy nhựa bởi chúng có thể hoạt động ở nhiệt động bình thường trong môi trường nước có độ pH trung tính.
[​IMG]
Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy các vi khuẩn ở trong đại dương hay trong đất trên toàn cầu đang có dấu hiệu tiến hóa để có thể ăn nhựa. Hiện có khoảng 30 nghìn dạng enzyme khác nhau có khả năng phân hủy 10 dạng nhựa hiện có trên thị trường. Hồi 2020 tại Nhật Bản người ta cũng đã tìm ra 1 dạng siêu enzyme giúp phân hủy nhanh chai nước làm bằng nhựa PET. Điều này được phát hiện cũng khá tình cờ khi 1 con bọ được tìm thấy trong bãi rác có khả năng ăn polyurethane, dạng nhựa được dùng rất nhiều nhưng lại rất ít khi được tái chế.

Các nhà khoa học cho rằng đây có thể là 1 hướng mới trong nghiên cứu để họ tập trung vào những gì tự nhiên đang có hơn là nghĩ ra các cách mới để giúp phân hủy hay tái chế nhựa. Hiện cũng đang có 1 số nghiên cứu về khả năng dùng nước bọt của ấu trùng bọ cánh cứng hay của bướm để phân hủy nhựa. Họ đang hy vọng nếu thành công trong tương lai có thể sẽ có các bộ tự phân hủy nhựa được đặt ở các gia đình để giúp xử lý túi nilon và biến chúng trở thành 1 thứ gì khác có ích hơn những gì chúng đang đem lại.

Tham khảo The Guardian
37 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Những gì con người làm cũng chỉ là một trang trong sách lịch sử tiến hóa. Và toàn bộ tự nhiên cũng sẽ biến đổi để thích ứng với hoàn cảnh mới.
@lucky10000 Tự nhiên sẽ luôn tìm được cách của nó, vấn đề là các bố cứ giành việc của tự nhiên một cách không tự nhiên.
Mọi người cứ lo lắng về thảm họa hủy diệt nhưng với Trái Đất thì reset đơn giản là một công việc nhàm chán. Tại loài của chúng ta chưa sống đủ lâu để thấy mà thôi >.<
khoa186
ĐẠI BÀNG
2 năm
@lenam098 Lớ ngớ reset vài lần rồi
Darwinism
ĐẠI BÀNG
2 năm
@lucky10000 Không đơn giản thế đâu bạn êi 😁
@lenam098 thì con cháu của chúng ta sẽ chịu và chửi cha ông chúng nó thôi bác,hic
@toilachi9 Rest xong thì chúng ta làm quái gì có con cháu mà bác phải lo kk
Quá hay, mong sớm có phương pháp xử lý vi nhựa trong tự nhiên
@thienvk Còn xa lắm bạn ạ. Nghiên cứu như vậy thì khá nhiều, nhưng sau khi tìm ra enzym thì còn rất nhiều câu hỏi:
- Có thể tổng hợp được enzym đó với quy mô công nghiệp không?
- Nếu được thì chi phí bao nhiêu, có cao hơn các giải pháp hiện tại không?
Bạn có thể thấy rất nhiều bài báo về công nghệ pin mới. Nhưng thương mại hóa được là câu chuyện khác.
quangduy90
TÍCH CỰC
2 năm
@thienvk Chắc qua vài thế hệ nữa, mình đọc mấy bài dạng này lâu lắm rồi
Cuối cùng sâu cũng có việc làm
HuynhNgLe
TÍCH CỰC
2 năm
Sự sống luôn luôn tìm cách thích nghi với môi trường, thật nhiệm màu. Nếu nuôi một đàn sâu ăn rác thải nhựa thế này rồi dùng chính đàn sâu đó làm thức ăn chăn nuôi thì vừa có thể giải quyết ô nhiễm, vừa có thể giải quyết vấn đề lương thực nhỉ.
Thiên địa có phép tắc của họ. Dấu vết của các nền văn minh tồn tại gần nhất chỉ là đá.
“Tiến hoá để ăn nhựa” Nỗ lực của mẹ tự nhiên nhằm cứu vớt đàn con đang ra sức giết chính mình và mẹ nó
khang20
TÍCH CỰC
2 năm
mới cái j, t đọc mấy năm trước r
quant0o
ĐẠI BÀNG
2 năm
Thông tin này tui biết trước đó rùi.
Giờ tinhte mới cập nhật
Quá là chậm
Mày vui tính vãi
Quá hay
Vậy là Apple ko cần lo bảo vệ môi trường rồi cắt sạc nữa nhé!
mrqd
TÍCH CỰC
2 năm
Sâu sáp ăn túi nilon nói đến từ lâu lắm rồi mà. Sao laik mới phát hiện nhỉ? Tôi đọc trên Wikipedia từ lâu lắm
duythanh78
ĐẠI BÀNG
2 năm
@mrqd Lâu lâu lại thấy đào lên 😁
KHABT
TÍCH CỰC
2 năm
sâu, gián, kiến, đều cắn nát được nhựa nha
@KHABT Một cục nhựa được CẮN NÁT ra nghìn mảnh nhựa thì vẫn là nhựa.
SoyHungry
TÍCH CỰC
2 năm
@KHABT Cắn nát ra nhưng không phân huỷ được. Rồi nhựa đó tạo thành microplastic vào đồ ăn đồ uống cho con người và các loại động thực vật khác
KHABT
TÍCH CỰC
2 năm
@ptp49 nó ăn nhựa đó, côn trungw rất hay nó tiêu hoá dc
Thiên nhiên thật là kỳ diệu
GiT
TÍCH CỰC
2 năm
"Đây là một phát hiện khá tình cờ của bác sỹ Federica Bertocchini ở trung tâm nghiên cứu sinh học tại Madrid, một nhà nuôi ong nghiệp dư, khi ông bọc những tổ ong trong túi nilon để tránh bị sâu sáp tấn công. Theo đó loại enzyme này có khả năng phân hủy polyethylene chỉ trong vòng vài giờ, thay vì mất nhiều tháng nhiều năm như hiện tại."
Quá lủng củng luôn, nhưng mà khi nào thì những thành phần bị phân hủy ngày tái trở lại trạng thái tài nguyên nhỉ?
Chuẩn bị nuôi hàng tỷ con sâu để ăn hết túi plastic túi nhựa. Sau đó vì một sự cố gì đó mà loài sâu này bộc phát vượt tầm kiểm soát của... Hollywood nên mời các bạn thưởng thức siu phẩm "Worms 2025" 😁
tamle_o
CAO CẤP
2 năm
@TheShinichi Hy vọng mấy con này k lọt vào đường ống dẫn nc k thì thợ sửa ổng k hết việc
@TheShinichi Nó có dám vượt biên qua VN ko mới nói ...sâu 7 món hết nhen
tamle_o
CAO CẤP
2 năm
Có cách nào phân huỷ vi hạt k? H đến cơ thể trẻ chưa đẻ cũng tìm thấy vi nhựa
sockwave
TÍCH CỰC
2 năm
Từ giờ em có thể vô tư quăng túi bóng rồi đúng không ạ?
Sắp tới không lo sợ nhựa nữa

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019