Phát hiện mới chứng minh nguồn gốc hình thành Mặt Trăng

ND Minh Đức
9/6/2014 2:7Phản hồi: 118
Phát hiện mới chứng minh nguồn gốc hình thành Mặt Trăng
sn-moon.jpg

Dựa trên phân tích mẫu đá do các phi hành gia trong sứ mạng Apollo 11, 12 và 16 mang về từ Mặt Trăng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra dấu vết của "hành tinh" mang tên Theia. Kết quả nghiên cứu đã chính thức xác nhận giả thuyết đặt ra từ trước tới nay về nguồn gốc Mặt Trăng. Theo đó, Mặt Trăng được tạo sau khi một thiên thạch khổng lồ va vào Trái Đất đồng thời tạo nên một trận đại hồng thủy dữ dội. Các kết quả nghiên cứu đã được đăng tải mới đây trên tạp chí Science.

Từ những năm 1980, giả thuyết được phần lớn các học giả chấp nhận về nguồn gốc của Mặt Trăng chính là do kết quả của một vụ va chạm giữa Trái Đất và ngôi sao Theia cách đây 4,5 tỷ năm. Theia là ngôi sao được đặt theo tên của một vị thần trong thần thoại Hy Lạp, người được cho là mẹ của Selena, nữ thần Mặt Trăng. Theo giả thuyết này, sau vụ va chạm, các mảnh vỡ từ Theia và của cả Trái Đất đã văng ra ngoài không gian và hợp nhất lại với nhau tạo thành Mặt Trăng như hiện nay.

Giả thuyết trên là lời giải thích đơn giản và phù hợp nhất về nguồn gốc Mặt Trăng. Diễn biến của quá trình đã được mô phỏng lại bằng các phần mềm máy tính chuyên dụng. Dù vậy, vấn đề lớn nhất của giả thuyết chính là chưa ai tìm thấy bất cứ bằng chứng nào về Theia trong các mẫu đá Mặt Trăng. Tất cả những nghiên cứu trước đây chỉ phát hiện ra rằng Mặt Trăng có nguồn gốc từ Trái Đất. Đây là một vấn đề hết sức mâu thuẫn giữa thực chứng và giả thuyết đưa ra.

Và giờ đây, một phân tích cụ thể và chi tiết hơn đã phát hiện nhiều bằng chứng về các loại vật chất có nguồn gốc từ vũ trụ trên đất đá của Mặt Trăng. Theo người đứng đầu công trình nghiên cứu, tiến sĩ Daniel Herwartz từ Đại học Goettingen cho tới hiện nay, nhóm của ông mới là người đầu tiên từ trước đến nay phát hiện ra bằng chứng cho giả thuyết vụ va chạm hình thành nên Mặt Trăng.

Tiến sĩ Herwartz cho biết: "Từ trước đến nay, một số ý kiến vẫn chưa tán thành giả thuyết về sự va chạm hình thành nên Mặt Trăng. Nhưng giờ đây, chúng tôi đã khám phá ra sự khác biệt nhỏ nhưng vô cùng quan trọng giữa vật chất trên Mặt Trăng và Trái Đất. Điều này đã chính thức xác nhận về giả thuyết va chạm."

Khác biệt trên được phát hiện dựa trên phân tích thành phần đồng vị oxy chứa trong các loại đất đá của Mặt Trăng và Trái Đất. Trước đây, khi phân tích các mẫu thiên thạch từ sao Hỏa hoặc các ngôi sao khác, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ của đồng vị oxy. Theo đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tỷ lệ đồng vị O-17 và O-16 trong đá Mặt Trăng là 12 phần triệu, nhiều hơn so với trong mẫu đất đá của Trái Đất.

Do đó, những nhà nghiên cứu cho rằng chính tỷ lệ đồng vị là một đại diện cho mỗi hành tinh khác nhau. Dù vậy, một số nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn tán thành kết luận nói trên của tiến sĩ Herwartz với lập luận được đưa ra là có thể, các loại vật chất không có nguồn gốc từ Trái Đất đã hình thành sau khi Mặt Trăng hình thành mà không tồn tại vào lúc bắt đầu hình thành. Alex Halliday, giáo sư tại Đại học Oxford là 1 trong số các học giả đã cho rằng phát hiện về sự khác biệt giữa đá Mặt Trăng và Trái Đất là không đáng kể.

Giáo sư Halliday cho rằng: "Những gì bạn cần làm là phải tìm ra một sự khác biệt lớn hơn. Mọi kết luận đều phải dựa trên quan điểm hệ Mặt Trời cũng như vũ trụ luôn vận động và biến đổi không ngừng."

Một lập luận khác cũng được đưa ra nhằm củng cố cho thuyết vụ nổ hình thành Mặt Trăng. Các học giả cho rằng có thể Theia được hình thành ở khoảng cách rất gần Trái Đất và cũng có thành phần đất đá tương tự. Giáo sư Halliday cho rằng nếu trường hợp này xảy ra thì việc xác định mỗi hành tinh dựa trên đặc điểm đất đá cần phải xem xét lại về tính đúng đắn.

Giáo sư Halliday cho biết: "Kết luận trên đã dấy lên một câu hỏi rằng liệu những thiên thạch trước đây rơi xuống Trái Đất được xác định là từ sao Hỏa, sao Mộc hay sao Kim có thật sự chính xác. Hay chỉ là một hòn đá vô danh nào đó trong vũ trụ. Chúng ta chỉ xác định nguồn gốc của chúng thông qua phân tích thành phần hóa học. Hiện giờ, chúng ta chưa hề có một mẫu vật nào là nguồn gốc rõ ràng?"

Một học giả khác là tiến sĩ Mahesh Anand đến từ Đại học mở cho rằng đây là một phát hiện "thú vị" nhưng ông cũng lưu ý rằng đây chỉ là những dữ liệu dựa trên phân tích 3 mẫu đá từ Mặt Trăng. Tiến sĩ Anand chia sẻ: "Chúng ta cần phải thận trọng với kết luận trên. 3 mẫu đá trên chưa thể đại diện cho toàn bộ Mặt Trăng và cần có thêm nhiều mẫu vật hơn nữa để việc phân tích có tính thuyết phục hơn."

Một giả thuyết khác cũng được đưa ra nhằm lý giải cho sự tương đồng về vật chất giữa Mặt Trăng và Trái Đất là: có thể phần tách ra khỏi Trái Đất nhiều hơn so với từ Theia. Nói cách khác, thành phần từ Trái Đất trong Mặt Trăng chiếm tỷ lệ lớn hơn so với phần có nguồn gốc từ Theia.

Quảng cáo


Theo Tiến sĩ Anand: "Sự khác biệt vẫn còn quá nhỏ. Chúng ta vẫn chưa thể kết luận một cách chĩnh xác quá trình hình thành Mặt Trăng. Những gù chúng ta cần làm là bay lên Mặt Trăng và tìm kiếm thêm nhiều mẫu vật hơn nữa, đặc biệt là những lớp đất đá nằm sâu dưới lòng Mặt Trăng, nơi không bị ô nhiễm bởi các tác động của thiên thạch cũng như gió bụi vũ trụ."

Theo BBC (1), (2), Science, AAAS
118 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

tranluong88
ĐẠI BÀNG
10 năm
Vẫn chỉ biết ngồi ngắm và ..... đắn đo !!!
Tình hình là khoa học hiện nay hơi phức tạp, khó biết thật hư thế nào. Ai có thể cho biết chính xác là con người đã bao nhiêu lần đặt chân lên mặt trăng rồi.

Theo tôi nhớ hình như con người chỉ đặt chân lên mặt trăng 1,2 lần gì thì phải, các lần phóng sau này đều thất bại hoặc Nasa sau này chỉ tập trung vào sao Hỏa.
@_FanTTE_ Thời buổi bây giờ đúng là thời kỳ của những thông tin tuyên truyền bậy bạ, đến nỗi người ta còn không biết con người đã lên mặt trăng bao nhiêu lần @@. Hỏa tiễn phóng các phi thuyền Apollo là tên lửa Saturn 5, chưa một lần phóng thất bại kể từ khi nó chào đời, và cũng là hỏa tiễn lớn nhất mà nhân loại từng tạo ra với chiều cao 110 m .

Điểm sơ qua tí về các sứ mệnh mặt trăng:
-Apollo 8: Bay quanh mặt trăng 10 lần và về trái đất thành công.
-Apollo 10: Sứ mệnh thử nghiệm module đổ bộ, không hạ cánh, trở về thành công.
-Apollo 11: Sứ mệnh lịch sử, lần đầu tiên con người bước chân lên mặt trăng.
-Apollo 12: Sứ mệnh đổ bộ mặt trăng lần 2, thành công.
-Apollo 13: Sứ mệnh đổ bộ mặt trăng lần 3, không thành công do module dịch vụ bị hỏng.
-Apollo 14: Sứ mệnh đổ bộ mặt trăng lần 4, thành công.
-Apollo 15,16,17: Là 3 sứ mệnh cuối cùng, có sự tham gia của xe tự hành mặt trăng (Lunar Rover). Đặc biệt trong sứ mệnh Apollo 17, có sự tham gia của một nhà khoa học địa chất.
-Các sứ mệnh Apollo 18,19,20: Bị huỷ do bị cắt ngân sách.

Như vậy có thể thấy: con người đã tới mặt trăng 9 lần, với 6 lần đổ bộ thành công. Tổng cộng 24 người đã tới mặt trăng, trong đó có 12 người được đặt chân lên đó.

Vứt cái Moon Hoax đi nhé. Thứ đó chỉ dành cho lũ idiot.
MacBoy
ĐẠI BÀNG
10 năm
@nguyenduythuc Bác còn thiếu cái lần e vs gấu e lên đó du lịch nửa, gặp cả chú Cuội vs chị Hằng
ilove Asus
ĐẠI BÀNG
10 năm
Đại hồng thủy nào thế ??? trong bài không đề cập :3 . có lẽ là đại hồng thủy dung nham à các bác :eek:
@ilove Asus đại hồng thuỷ trong kinh thánh đó =]]
Dùng từ "ngôi sao" cho hành tinh Theia không thấy mắc cỡ hả bạn chủ thớt?
ko biết đã có giải thích nào cho việc mặt trăng luôn hướng 1 mặt của nó xuống trái đất và đường kính mặt trăng vì lý do gì (hay do ngẫu nhiên) lại che vừa khít mặt trời khi nhìn từ trái đất (nên mới xuất hiện nhật thực toàn phần) không nhỉ??
@TungPig câu nói hay nhất năm
@TungPig nếu mặt trăng che không hết as mặt trời(cái viền)thì gọi là bóng nửa tối,cái này còn nhớ trong v lý 6,7 gì đó
@TungPig vì 1 vòng tự quay của mặt trăng bằng với 1 vòng quay quanh trái đất. nên ta chỉ nhìn thấy 1 mặt của mặt trăng. bác cứ hình dung giả như trái đất tự quay 1 vòng quanh nó mất khoảng thời gian là 365 ngày như bây giờ thì 1 "ngày" lúc đó sẽ bằng với 1 năm và chỉ có 1 mặt của trái đất được chiếu sáng thôi
@xxxphantomxxx vậy mới hỏi sự trùng hợp đó liệu có thể giải thích được?
Đến bây giờ vẫn không thể hiểu tốn tiền tìm nguồn gốc mặt trăng làm cái quái gì
@hoanganhdung1106 Chuẩn
vidoicoem
ĐẠI BÀNG
10 năm
@hoanganhdung1106 Mài khôn vãi,
duyvua
TÍCH CỰC
10 năm
@hoanganhdung1106 Có suy nghĩ như bạn thì thế giới ko phát triển dc 😃
@hoanganhdung1106 Mình cũng không hiểu bạn lên Tinhte làm cái gì luôn?
Một ngôi sao (ở đây là Theia) mà va với Trái Đất thì Trái Đất có lẽ vỡ vụn ra rồi :rolleyes:. Có lẽ ở đây nên sử dụng là hành tinh Theia thì đúng hơn???
nhtdx1
ĐẠI BÀNG
10 năm
Tất cả là do Chúa mà thôi
@nhtdx1 thế cho nó nhanh đi phải hay không cần gì giải thích dài dòng nhỉ
@nhtdx1 Chính xác, trí tuệ con người chỉ hiểu biết 1 phần nhỏ vũ trụ, nhà khoa học hay thiên tài rồi cũng sẽ trở về cát bụi.
kuluoj
TÍCH CỰC
10 năm
@nhtdx1 Ai cũng nói câu này thì làm gì có khoa học ngày hôm nay.
Muốn biết nguồn gốc mặt trăng cứ hỏi chú cuội với chị hằng chứ mất công nghiên cứu làm gì 😁
Vuchungnd
ĐẠI BÀNG
10 năm
@kenny81_hp
thanh3593
ĐẠI BÀNG
10 năm
Tất cả sai hết . Trần Đăng Khoa bảo nó là quả bóng bị thằng trẻ trâu nào nó đá lên
thach273
TÍCH CỰC
10 năm
Cập nhật chậm quá , kênh khám phá (discovery channel) đã có 1 đoạn nói về điều này 4 năm trước rùi , mới năm ngoái phát lại
haluongdat
ĐẠI BÀNG
10 năm
Nó đến từ đâu kệ nó ,cứ ngày rằm chiếu sáng cho ta đi tìm chị hằng đang ôm chú cuội ,tay đeo chiếc smartwatch moto 360 .
=)))))))) thôi chả dám giấu mấy bác, mặt trăng là của em ném lên đấy, cố k nổi tiếng rồi mà thấy mấy bác cứ tìm kiếm tội quá
Mặt trăng để chiếu sáng vào ban đêm thôi chứ chẳng cần biết nguồn gốc làm chi 😁
arcwin
CAO CẤP
10 năm
@The Dark Knight Nó đc chiếu sáng chứ nó có tự phát sáng đâu
duonghero
ĐẠI BÀNG
10 năm
- Theo duonghero thì mặt trăng được tao ra từ lực hút đan xen của các hành tinh trong hệ mặt trời từ thời sơ khai của hệ. Cụ thể: Khi hệ mặt trời được hình thành thì quỹ đạo, khoảng cách giữa các hành tinh là chưa ổn định. Các vì sao cô đơn hoặc hành tinh chưa bị phụ thuộc dần bị lực hút của hệ mặt trời du nạp vào - hình thành ra Kim Tinh, Thổ Tinh ... như bây giờ. Sau đó các hành tinh lớn như Thổ Tinh; Hoả Tinh; Trái Đất; Kim Tinh .v.v và có cả mặt trời nữa cứ hút lấy nhau bởi lực hấp dẫn - lực vũ trụ, khi đó các bụi, thiên thạch nhỏ nằm giữa các hành tinh bị dồn vào giữa đường lực hút, thậm chí một phần lớp ngoài của các hành tinh còn bị bay ra khoảng giữa đó bởi lực hấp dẫn quá mạnh (do quỹ đạo và khoảng cách thời gian này chưa ổn định). Các hạt tiệm cận gần các hành tinh thì bị bay về hành tinh đó (giống như quá trình trao đổi chất mà làm thêm đa dạng các nguyên tố hoá học cho hành tinh) còn các hạt, mảnh, bụi ở điểm giữa thì không thể bay về bên nào, nó bị xoay do hai đường lực hấp dẫn chiếu nhau tạo nên mô men đẩy (xoay) và vô tình làm không gian vùng quanh cũng xoay theo (kiểu tâm bão) rồi nhờ lực xoay đó nó quấn (chưa phải hút) thêm các mảnh, hạt, bụi ở vùng lân cận vào. Sau thời gian khối lượng và trọng lượng của nó tăng lên và hình thành lực hấp dẫn riêng của nó. Và cũng chính từ đó các hành tinh, vệ tinh được định vị và đi theo quỹ đạo và trật tự của riêng mình.
- Mình cật lực phản bác sự va chạm giữa các hành tinh, hoặc các vì sao để tạo ra vệ tinh khác. Mình chỉ công nhận các vụ va chạm giữa thiên thạch với một hành tinh hoặc vì sao thôi. Bởi khi đã là hành tinh hoặc vì sao thì nó đã có quỹ đạo và hệ riêng của mình rồi. Không khi nào bay ra khỏi. Cũng giống như ba cánh quạt của cây quạt cây, khi đã được định vị bởi trục quạt, và hàn chắc vào trục quạt thì khi quay khoảng cách giữa chúng vẫn đều như khi đứng yên, không thể nào chúng tự dịch chuyển rồi va vào nhau được.
- Phát biểu bởi duonghero mong anh em ít gạch ngói..
@duonghero mình nghĩ mặt trăng dc cố định 1 mặt cũng CÓ THỂ do chưa có cái gì tác động để xoay nó,2 CÓ THỂ là do các lực hành tinh khác hãm chân,trong đó thằng TĐ nó gần nhất nên giữ ngon hơn tụi kia,giả thuyét kùi mong ace đừng gạch em 😔
duonghero
ĐẠI BÀNG
10 năm
@stephen elốp 123 Có thể bạn chưa biết, vì theo nhận định của mình thì phần đối diện với trái đất của mặt trăng sẽ có nhiều chất nặng hơn hẳn mặt bên kia, một phần là do nó hút vật liệu đá trên bề mặt trái đất nhiều hơn hẳn các chất nó hút từ hành tinh khác (vì nó gần trái đất hơn) nên nó bị lệch trục và không tự xoay đc, có nhưng rất chậm và không đều. Ban đầu trái đất cũng muốn xơi trọn em nó, nhưng do nhiều thằng tranh nên em nó mới soi sáng trong đêm cho chúng ta như bây giờ. Các hành tinh khác và TĐ có thể tự xoay vì có thể tích lớn hơn và vật liệu được giàn trải đều hơn.
@duonghero mình nghĩ đây là 1gt trong mấy tỷ gt khác:bác để ý trên mấy ng phi hành gia ở trạm iss họ xoay cái balo thì thấy nó cứ quay mãi,còn nếu để yên thì nó lơ lửng ko xoay gì hết,từ đó suy ra,còn td giup1 đẩy nhanh tiến trình hơn, cái này có thể do 1 phần trong muôn vàn giả t"có sai ko bác để mình xem lại
sony x1
TÍCH CỰC
10 năm
Bạn tìm hiểu thêm đi
@sony x1
@sony x1 nếu có gì sai bác lôi hết ra đây chứ còn suy luận 😃
@sony x1 bác để ý trên mấy ng phi hành gia ở trạm iss họ xoay cái balo thì thấy nó cứ quay mãi,còn nếu để yên thì nó lơ lửng ko xoay gì hết,từ đó suy ra

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019