Phát hiện mới trong điều trị chứng bại liệt do chấn thương tủy sống

bk9sw
19/8/2010 9:35Phản hồi: 10
Phát hiện mới trong điều trị chứng bại liệt do chấn thương tủy sống
Theo thống kê từ tổ chức từ thiện Christopher & Dana Reeve, khoảng 2% dân số Hoa Kỳ (hơn 6 triệu người) mắc các chứng bại liệt do hệ quả từ các tổn thương dây thần kinh tủy sống. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến kết nối giữa não và cột sống bị gián đoạn. Chứng bại liệt và mất chức năng cử động từ lâu được coi là không thể chữa trị. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới và cũng là đầu tiên trên thế giới đã cho phép tái tạo các kết nối thần kinh đóng vai trò điều khiển các cử động chủ động. Qua đó, mở ra hy vọng về một liệu pháp chữa trị cho các chứng bệnh bại liệt trong tương lai.

[​IMG]
Phần mặt thân não với bó vỏ não màu đỏ.

Các nhà nghiên cứu thuộc đại học California tại Irvine (UCI), San Diego (UCSD) và đại học Harvard đã đạt được thành tựu này nhờ tái tạo quá trình phát triển một chuỗi hoạt động phân tử hình thành bó vỏ gai trong não. Bó vỏ gai là một tập hợp các sợi trục thần kinh - các phần nhô dài và mảnh của một tế bào thần kinh cho phép truyền dẫn các xung điện giữa vỏ não và tủy sống. Chúng đóng vai trò phân biệt các chuyển động chủ động.

Để thực hiện, họ loại bỏ một enzyme có tên PTEN (một chất đồng đẳng (homolog) gồm photphataza và tensin). PTEN điều khiển một chuỗi hoạt động phân tử có tên mTOR (mammalian Target of Rapamycin) - đây là chìa khóa điều chỉnh quá trình phát triển tế bào. Hoạt động của enzyme PTEN xảy ra chậm trong suốt quá trình phát triển, cho phép tế bào nảy nở nhanh. Sau đó, PTEN hoạt động mạnh hơn khi quá trình phát triển tế bào hoàn tất, ngăn chặn mTOR và mọi khả năng tái tạo tế bào.

Năm 2008, bằng việc cố gắng tìm cách phục hồi giai đoạn phát triển ban đầu của tế bào trong một mô hư tổn, nhà nghiên cứu thần kinh Zhigang He làm việc tại bệnh viện nhi đồng Boston và trường y khoa Havard đã lần đầu tiên trình bày nghiên cứu của mình: loại bỏ enzyme PTEN trên chuột để kích hoạt quá trình tái tạo các kết nối thần kinh từ mắt đến não sau khi dây thần kinh thị giác bị tổn thương.


Sau này, Zhigang He kết hợp với giáo sư Oswald Steward thuộc UCI và Binhai Zheng thuộc UCSD để nghiên cứu xem liệu phương pháp của ông có thể tái tạo kết nối thần kinh khi tủy sống bị tổn thương.

Giáo sư khoa giải phẫu và thần kinh kiêm giám đốc trung tâm nghiên cứu Reeve-Irvine tại UCI, Oswald Steward cho biết: "Đến nay, việc tái tạo các kết nối thần kinh là không thể thực hiện đối với chấn thương tủy sống. Chứng bại liệt và mất chức năng cử động do chấn thương tủy sống dường như không thể chữa trị. Tuy nhiên, khám phá của chúng tôi mở ra một tiềm năng lớn để phục hồi kết nối thần kinh từ tủy sống đến não để chữa trị căn bệnh nan y này."

Một tổn thương lên tủy sống với kích thước chỉ bằng một quả nho có thể làm mất hoàn toàn chức năng phần dưới khu vực chấn thương. Ví dụ, chấn thương ở cổ làm liệt tay và chân, mất khả năng cảm nhận ở vai, mất chức năng sinh dục, và các nguy cơ sức khỏe liên quan bao gồm viêm nhiễm đường tiết niệu, loét điểm tủy và máu vón cục do không thể cử động 2 chân.

Theo giáo sư Steward: "Các hệ quả trên có thể xuất hiện mặc dù phần cơ thể dưới điểm chấn thương vẫn nguyên vẹn. Tất cả các chức năng bị mất có thể được phục hồi nếu chúng tôi tìm ra cách tái tạo kết nối thần kinh bị hư tổn."

Hiện tại, Steward cũng các cộng sự đang nghiên cứu liệu phương pháp điều trị loại bỏ enzyme PTEN có thực sự tái tạo chức năng cử động trên chuột với chấn thương tủy sống hay không. Trong những nghiên cứu tiếp theo, họ hy vọng sẽ xác định được khoảng thời gian tối ưu nhất và hệ thống phân phối dược phẩm dành cho liệu pháp này.

Nguồn: Gizmag
10 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hay quá, khoa học ngày càng phát triển. Có thể chữa trị bệnh tật càng nhiều ...
khoa học ngày càng tiến bộ, nhưng mà thắc mắc 1 điều, những bộ phận bị kiệt thường thì cũng bị teo cơ, phục hồi lại cử động rồi có phục hồi đc cơ ko?
Lý thuyết là thế nhưng loại bỏ toàn bộ enzyme PTEN thì có vẻ hơi phiêu không ai kiêm soát quá trình phát phát triển tế bào lở chúng đua nhau phát triển thành tế bào K thì chắc chết sớm, Nhưng dù sao thì công trình nghiên cứu này cũng đem lại tía hy vong cho những người bị chấn thương tủy sống
Nhìn cái Avatar của bác là em bít bác am hiểu về Y học rùi

Thanks bác đã chia sẻ cho ae những thông tin bổ ích nha 😃
CIRCLE H
TÍCH CỰC
14 năm
Mong một ngày khoa học sẽ tìm ra nhiều biện pháp giúp đỡ cho những người tàn tật
mong rằng công trình nghiên cứu thành công để đem hy vọng cho người chấn thương tủy sống. hoan hô khoa học
hoan hô khoa học, bây giờ liệt gì cũg chữa dc, e mog sao các bác hoa học chữa dc bệnh liệt kia hơn, cơ thể hoạt độg dc mà liệt cái kia thì hoạt độg làm gì 😃
sck84
TÍCH CỰC
14 năm
Ko biết 1 ca điều trị thì bao nhiêu tiền nhỉ! có ông bác đi làm thợ xây mà bị tai nạn ảnh hưởng đến tuỷ sống giờ bị liệt nửa người phía dưới. giá mà điều trị rẻ rẻ chút thì cũng hy vọng có thể chữa trị đc cho bác.
em_ut
TÍCH CỰC
14 năm
Lâu rồi có xem 1 bộ phim khá hay do viễn viên Hug Grant thủ vai chính nói về căn bệnh này. Phim đó nói về 1 anh chàng bs thực tập ở 1 bệnh viên tình cờ phát hiện ra âm mưu của 1 vị bs trong khoa cấu kết với 1 số người để đi bắt những người nhập cư sống lậu không giấy tờ ở dưới đường ống ngầm của New York để lấy tủy sống của họ nhằm nghiên cứu chữa cho những người bị liệt cột sống do chấn thương. Bộ phim khá hay và hồi hộp nhưng tiếc là không biết tên là gì. Bộ phim nói lên cái mâu thuẫn giữa việc nghiên cứu khoa học để cứu người và việc hại những người còn sống để làm vật nghiên cứu.
malin_arc
ĐẠI BÀNG
14 năm
thế có chữ dc bênh kém thông minh ko nhỉ? 😔

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019