Các nhà thiên văn học đã vừa phát hiện một nơi giống biểu tượng "mặt cười" trên bề mặt Sao Hoả khi tiến hành khảo sát quan cảnh ngoài hành tinh. Cấu trúc giống biểu tượng cảm xúc này được cho là tàn tích của một hồ nước cổ đại đã khô cạn hàng tỷ năm trước. Nơi đây cũng có thể ẩn chứa dấu hiệu của sự sống trên Hành Tinh Đỏ.
Hình ảnh "mặt cười" trên Sao Hoả được Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) đăng tải trên Instagram hôm 7 tháng 9. Thứ tạo ra khuôn mặt đang cười này là muối cloride trầm tích còn 2 mắt là 2 miệng hố thiên thạch. Hình ảnh được chụp bởi tàu thăm dò ExoMars Trace Gas Orbiter (TGO) của ESA. TGO được phóng vào quỹ đạo vào ngày 14 tháng 3 năm 2016 với nhiệm vụ chính là nghiên cứu khí quyển của Sao Hoả, tập trung phân tích các loại khí như methane nhằm tìm kiếm hoạt động sinh học hay địa chất học tiềm năng. ESA cho biết muối trầm tích thường không thể phân biệt được trên bề mặt Sao Hoả nhưng qua camera hồng ngoại trên TGO, muối sẽ hiện lên với màu hồng hoặc tím.
Bức ảnh trên là một phần của một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Data ngày 3 tháng 8 trong đó các nhà khoa học đã lần đầu tiên thiết lập được danh sách các mỏ muối cloride trầm tích trên Sao Hoả bằng việc sử dụng các hình ảnh từ tàu ExoMars. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện tổng cộng 965 mỏ muối trầm tích khác nhau nằm rải rác trên bề mặt Hành Tinh Đỏ với kích thước từ 300 đến 3000 m chiều rộng.
Các mỏ muối trầm tích này đặc biệt quan trọng bởi "chúng có thể cung cấp các điều kiện tối ưu cho hoạt động sinh học và bảo tồn sinh học. Vì vậy, chúng được xem là mục tiêu hàng đầu để khám phá sinh học vũ trụ", các nhà nghiên cứu cho biết.
Sao Hoả từng là một hành tinh đầy nước với các đại dương, sông và hồ tương tự như trên Trái Đất. Tuy nhiên, khoảng 2 đến 3 tỉ năm trước, nước trên Sao Hoả biến mất do biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học cho rằng có khả năng khi Sao Hoả mất đi từ trường, gió mặt trời đã từ từ bào mỏng lớp khí quyển của hành tinh này từ đó khiến phần lớn nước đóng băng hoặc bốc hơi vào không gian.
Các mỏ muối trầm tích là những gì còn lại sau khi nước biến mất từ các hồ trên Sao Hoả. Tại một số địa điểm thì muối trầm tích là bằng chứng duy nhất cho thấy nước từng tồn tại. Tuy nhiên, muối trầm tích có thể ẩn chứa dấu vết của sự sống cổ đại từng tồn tại trên Sao Hoả.
Các nhà nghiên cứu tin rằng khi các hồ trên Sao Hoả bắt đầu co hẹp và biến mất thì phần nước còn lại có thể trở nên rất mặn, từ đó khiến chúng có thể tồn tại ở trạng thái lỏng mặc cho nhiệt độ môi trường xuống đến -40 độ C. Những vũng nước mặn cuối cùng này "có thể đã trở thành nơi ẩn náu" cho các vi sinh vật cực đoan vốn đã thích nghi và sống sót sau quá trình biến đổi của Sao Hoả. Khi các hồ đã khô cạn, muối có thể đóng vai trò là môi trường bảo quản những vi sinh vật này và tiềm năng bằng chứng về những dạng sống đã tuyệt chủng trên Sao Hoả vẫn còn nằm bên trong các mỏ muối.
Sao Hoả có nhiều nước hơn so với hình dung của chúng ta. Hồi tháng 6, các nhà thiên văn đã công bố tìm thấy ít nhất 150 ngàn tấn băng đá tại các đỉnh của một số núi lửa cao nhất Sao Hoả. Đáng kinh ngạc hơn, dữ liệu địa chấn từ tàu InSIght Lander của NASA cho thấy có một đại dương khổng lồ dưới lòng đất và nó chứa đủ chất lỏng để bao phủ toàn bộ hành tinh. Tuy nhiên, lượng nước khổng lồ này lại nằm sâu bên dưới lớp vỏ ngoài của Sao Hoả, ở độ sâu từ 11,5 đến 20 km.
Livescience
Hình ảnh "mặt cười" trên Sao Hoả được Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) đăng tải trên Instagram hôm 7 tháng 9. Thứ tạo ra khuôn mặt đang cười này là muối cloride trầm tích còn 2 mắt là 2 miệng hố thiên thạch. Hình ảnh được chụp bởi tàu thăm dò ExoMars Trace Gas Orbiter (TGO) của ESA. TGO được phóng vào quỹ đạo vào ngày 14 tháng 3 năm 2016 với nhiệm vụ chính là nghiên cứu khí quyển của Sao Hoả, tập trung phân tích các loại khí như methane nhằm tìm kiếm hoạt động sinh học hay địa chất học tiềm năng. ESA cho biết muối trầm tích thường không thể phân biệt được trên bề mặt Sao Hoả nhưng qua camera hồng ngoại trên TGO, muối sẽ hiện lên với màu hồng hoặc tím.
Bức ảnh trên là một phần của một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Data ngày 3 tháng 8 trong đó các nhà khoa học đã lần đầu tiên thiết lập được danh sách các mỏ muối cloride trầm tích trên Sao Hoả bằng việc sử dụng các hình ảnh từ tàu ExoMars. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện tổng cộng 965 mỏ muối trầm tích khác nhau nằm rải rác trên bề mặt Hành Tinh Đỏ với kích thước từ 300 đến 3000 m chiều rộng.
Các mỏ muối trầm tích này đặc biệt quan trọng bởi "chúng có thể cung cấp các điều kiện tối ưu cho hoạt động sinh học và bảo tồn sinh học. Vì vậy, chúng được xem là mục tiêu hàng đầu để khám phá sinh học vũ trụ", các nhà nghiên cứu cho biết.
Sao Hoả từng là một hành tinh đầy nước với các đại dương, sông và hồ tương tự như trên Trái Đất. Tuy nhiên, khoảng 2 đến 3 tỉ năm trước, nước trên Sao Hoả biến mất do biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học cho rằng có khả năng khi Sao Hoả mất đi từ trường, gió mặt trời đã từ từ bào mỏng lớp khí quyển của hành tinh này từ đó khiến phần lớn nước đóng băng hoặc bốc hơi vào không gian.
Các mỏ muối trầm tích là những gì còn lại sau khi nước biến mất từ các hồ trên Sao Hoả. Tại một số địa điểm thì muối trầm tích là bằng chứng duy nhất cho thấy nước từng tồn tại. Tuy nhiên, muối trầm tích có thể ẩn chứa dấu vết của sự sống cổ đại từng tồn tại trên Sao Hoả.
Các nhà nghiên cứu tin rằng khi các hồ trên Sao Hoả bắt đầu co hẹp và biến mất thì phần nước còn lại có thể trở nên rất mặn, từ đó khiến chúng có thể tồn tại ở trạng thái lỏng mặc cho nhiệt độ môi trường xuống đến -40 độ C. Những vũng nước mặn cuối cùng này "có thể đã trở thành nơi ẩn náu" cho các vi sinh vật cực đoan vốn đã thích nghi và sống sót sau quá trình biến đổi của Sao Hoả. Khi các hồ đã khô cạn, muối có thể đóng vai trò là môi trường bảo quản những vi sinh vật này và tiềm năng bằng chứng về những dạng sống đã tuyệt chủng trên Sao Hoả vẫn còn nằm bên trong các mỏ muối.
Sao Hoả có nhiều nước hơn so với hình dung của chúng ta. Hồi tháng 6, các nhà thiên văn đã công bố tìm thấy ít nhất 150 ngàn tấn băng đá tại các đỉnh của một số núi lửa cao nhất Sao Hoả. Đáng kinh ngạc hơn, dữ liệu địa chấn từ tàu InSIght Lander của NASA cho thấy có một đại dương khổng lồ dưới lòng đất và nó chứa đủ chất lỏng để bao phủ toàn bộ hành tinh. Tuy nhiên, lượng nước khổng lồ này lại nằm sâu bên dưới lớp vỏ ngoài của Sao Hoả, ở độ sâu từ 11,5 đến 20 km.
Livescience