Phát hiện protein Runx3 có chức năng dẫn đường tế bào T tấn công trực tiếp khối u ung thư

bk9sw
12/12/2017 3:59Phản hồi: 20
Phát hiện protein Runx3 có chức năng dẫn đường tế bào T tấn công trực tiếp khối u ung thư
Giải pháp miễn dịch đang là cuộc cách mạng mới trong điều trị ung thư khi mà các nhà khoa học trên thế giới đang tìm cách thích ứng hoặc khuếch đại các cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể, từ đó phát triển các liệu pháp tốt hơn để tiêu diệt khối u cũng như tế bào ung thư. Gần đây, một nghiên cứu do viện Scripps và đại học California thực hiện đã gợi ý về việc sử dụng một loại protein để dẫn đường cho các tế bào miễn dịch tấn công trực tiếp khối u.

Tế bào T hay tế bào máu trắng là thành phần cơ bản của hệ miễn dịch. Với liệu pháp miễn dịch mới, các nhà khoa học hiện đang tập trung vào một loại tế bào T có tên CD8+ vốn chuyên tiêu diệt các khối u cũng như các tế bào bị lây nhiễm virus. Về cơ bản, họ sẽ vận dụng cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể bằng liệu pháp truyền các tế bào được nuôi cấy Adoptive Cell Transfer hay ACT. Đây là các tế bào T được trích xuất từ bệnh nhân, sau đó biến đổi di truyền để chúng có thể tấn công các loại protein nhất định đã được đánh dấu là tế bào ung thư, sau đó ACT được đưa ngược trở lại cơ thể bệnh nhân với mục tiêu cải thiện chức năng cũng như đặc tính của hệ miễn dịch.

Mặc dù liệu pháp này có hiệu quả rất hứa hẹn đối với một số loại ung thư điển hình như ung thư máu và tủy xương nhưng nó không hiệu quả khi tấn công các loại ung thư có khối u cứng. Các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác cơ chế dẫn đường cho các tế bào T tấn công những mô đã bị lây nhiễm.

Trong một nghiên cứu mới của viện nghiên cứu Scripps và đại học California San Diego (UCSD), các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một loại protein mục tiêu có thể là đích nhắm của hệ thống kiểm soát tế bào T, giúp điều động tế bào đến tấn công những vị trí mong muốn. Protein này được gọi là Runx3 và sau khi thử nghiệm trên động vật, họ nhận thấy Runx3 dường như dẫn đường cho tế bào T đến các khối u cứng và khi Runx3 được kích thích quá mức, động vật thử nghiệm cho thấy dấu hiệu ngưng phát triển khối u và kéo dài thời gian sống sót.

Matthew Pipkin - một nhà nghiên cứu đến từ viện Scripps cho biết: "Runx3 hoạt động trên các nhiễm sắc thể bên trong các tế bào T với chức năng lập trình gen cho phép tế bào T tập hợp trên một khối u cứng. Nếu chúng tôi tăng cường hoạt động của Runx3 trong các tế bào, khối u sẽ nhỏ đi đáng kể và cơ hội sống sóng sẽ lớn hơn so với các liệu pháp thông thường." Pipkin gợi ý rằng phát hiện này có thể cải thiện tính hiệu quả của các liệu pháp ACT, giúp những tế bào T đã được lập trình dò tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Theo: New Atlas
20 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

tngocquangtb
ĐẠI BÀNG
6 năm
Có lẽ phải qua dc cửa các cty dược trc đã
T-virus 😁
Không biết bao nhiêu phát hiện rồi.mà chưa thấy thuốc hay biện pháp trị bệnh dứt điểm.. 😃 😃
đi học thầy nói 1 người mà trong vòng 2-3 năm không bị bệnh cảm mạo, ho, sốt thì nên nghi ngờ ung thư 😃
@Fbiprohj Bạn + Thầy. Ngành nào? Y , Dược, Đông Y? Sinh học?
HuynhNgLe
TÍCH CỰC
6 năm
@Fbiprohj Tránh xa mấy ng bị cảm và ko đưa tay lên mũi & miệng khi chưa rửa là mấy năm ko cảm. Cơ mà mấy ai làm được như vậy =))
binhpk
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Fbiprohj Không nên căn cứ vào những biểu hiện quá mơ hồ, chung chung thiếu cơ sở từ ngành y, gây hoang mang, khủng hoảng tinh thần cũng sẽ gây suy yếu cơ thể. Nên xét nghiệm máu, kiểm tra trực tiếp ở bệnh viện mới có kết luận chính xác.
nhuminh
ĐẠI BÀNG
6 năm
Có khi nào tế bào T chữa được ung thư xong, khi người mang tế bào T chết đi tế bào T làm người đó sống lại rồi biến thành Virus T làm người ta trở thành Zoombie ko nhỉ 😁
MoVo
TÍCH CỰC
6 năm
HuynhNgLe
TÍCH CỰC
6 năm
@MoVo Haha. Cũng bên Nga chúng sanh nó nghĩ HIV chỉ là một thuyết âm mưu.
alol
Trứng
6 năm
Chẳng may mà nó sai địa chỉ, vô thẳng ổ “chung tình” thì sao?
HuynhNgLe
TÍCH CỰC
6 năm
@alol Giờ muốn sống không "chung tình" hay chết vì ung thư?!
Có khi nào có T-virus ko 😁
Theobald Ph
ĐẠI BÀNG
6 năm
Có vài góp ý với ad xíu để giúp các bạn đọc hiểu kĩ hơn:
- Tế bào T thuộc hệ bạch cầu (tế bào trắng) chứ ko phải là " tế bào T hay tế bào trắng ".
- "1 loại tế bào T có tên CD8+" theo y khoa mà nói thì điều đó có nghĩa là tế bào T đó có CD8 (nếu ko có thì sẽ là CD:cool:, cho nên đúng hơn sẽ là "1 loại tế bào T có CD8+". (CD là chữ viết tắt của cluster of differentiation - bình dân cho dễ hiểu là phân loại dựa theo phụ kiện mà một người mang theo).
- Việc tìm ra và đặt tên cho protein Runx3 là 1 công trình nghiên cứu khoa học đáng ghi nhận, và cơ chế tương tác giữa các tế bào vẫn còn rất nhiều bí ẩn, có nghĩa là sắp tới vẫn sẽ có nhiều công trình nghiên cứu ra các protein kiểu Runx3 vậy. Điều mình muốn nói ở đây là "phòng bệnh hơn chữa bệnh", vì ung thư là business rồi, chứ ko phải là bệnh nữa.
Trân trọng.
Thu Tran
ĐẠI BÀNG
6 năm
T virus 😆
@habu@
TÍCH CỰC
6 năm
Tụi bây tin ko, còn tao tin có thật.
Ung thư máu trị = thuốc Nam
Lần đầu là đứa em họ của thằng bạn.
Lần 2 là được phát trên TV

Đi khám lại mà Bác Sĩ bv truyền máu huyết học hcm ngỡ ngàng vì trước đó nó ko thể cử động tay chân và sẽ DIE khoảng 1 tuần 😁

Giờ nó có chồng con rồi :D
dutu9009
ĐẠI BÀNG
6 năm
Còn xa mới tới được thực nghiệm

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019