Phát triển thành công đèn LED không dây siêu nhỏ để lập bản đồ chức năng não

ND Minh Đức
18/8/2015 16:25Phản hồi: 20
Phát triển thành công đèn LED không dây siêu nhỏ để lập bản đồ chức năng não
Tinhte-LED-khong-day-cay-nao-02.jpg
Con chuột đã được cấy thiết bị và đặt trên bệ điện từ để cấp điện cho đèn LED

Các nhà khoa học tại Đại học Stanford đã phát triển một chiếc đèn LED không dây siêu nhỏ, cấy vào trong não để tìm hiểu chức năng của từng khu vực trên đó. Thiết bị đã được cấy ghép và cho thử nghiệm trên chuột với kết quả hết sức khả quan, hứa hẹn sẽ được áp dụng để lập bản đồ chức năng não người, từ đó tìm cách chữa trị các căn bệnh về thần kinh như Parkinson, tâm thần,…

Làm thế nào đèn LED có thể phục vụ công tác lập bản đồ chức năng của não? Cách làm này được gọi là optogenetics (tạm dịch: kỹ thuật quang - di truyền), nghĩa là cấy một gen mã hóa protein nhạy sáng có nguồn gốc từ tảo vào tế bào thần kinh của chuột, sau đó dùng ánh sáng để kích hoạt, một dạng điều khiển thần kinh và con chuột sẽ phản ứng ra bên ngoài. Bằng cách kích thích chính xác một vùng cụ thể trên não, các nhà nghiên cứu có thể hiểu được vùng não đó ảnh hưởng như thế nào để hành vi của động vật.

Tinhte-LED-khong-day-cay-nao-01.jpg
Hình ảnh thiết bị đèn LED không dây siêu nhỏ

Trước đây, các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống đèn tương tự để áp dụng kỹ thuật optogenetics nhưng vấn đề là hệ thống đó vẫn phải xài dây để cấp nguồn cho đèn. Còn lần này, các nhà nghiên cứu tại Stanford đã tạo ra một chiếc đèn LED nhận năng lượng không dây và đủ nhỏ để cấy vào não chuột. Toàn bộ các bộ phận như đèn LED, bản mạch, cuộn dây nhận năng lượng chỉ có kích thước cỡ 1 hạt tiêu và nặng chỉ 20-50 mg.

Con chuột sau khi cấy thiết bị được đặt trên một bệ điện từ và cuộn dây bên trong não sẽ thu thập năng lượng RF, sau đó lần lượt bật đèn LED để kích thích từng vùng não định sẵn. Để đảm bảo là hệ thống hoạt động như ý muốn, các nhà nghiên cứu đã thử dùng nó để kích thích lên các tế bào thần kinh và dây thần kinh tủy sống. Khi nguồn được bật lên, con chuột đi thành 1 vòng tròn. Khi nguồn tắt, hành vi này ngừng lại. Điều đó cho thấy thiết bị đã hoạt động.

Dựa trên kết quả hết sức khả quan này, các nhà nghiên cứu tin rằng thiết bị này sẽ tiếp tục để phát triển nhằm phục vụ công tác nghiên cứu về các bệnh lý thần kinh như Parkinson, mù lòa, các vấn đề tâm thần,…


Tham khảo IEEE
20 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Sensation
TÍCH CỰC
9 năm
Vậy sắp tới là cái đầu mình sẽ nhấp nháy như đêm Noel ?
@Sensation hihihi bác này hài thiệt... ko lẽ chế tạo đèn led chỉ dùng cho noel??? . Càn ngày khoa học càn phát triển ... có cảm giác ko dc an tâm khi... sắp bước vào thời đại của robot...
unsigup
TÍCH CỰC
9 năm
Đèn này giá 1 cent thui hả?
Hẳn là khi bộ não người hoạt động thì sẽ đẹp lắm đây
anhlt
CAO CẤP
9 năm
Công nghệ ngày càng phát triển
ban đầu nói là phục vụ tìm hiểu bệnh nhưng có ai biết cấy vào não rùi làm gì
cái này đã dc Đạt Zăn Tây nguyên cứu ra trong phim điệp viên 007 của Châu Tinh Trì rồi :rolleyes:
shakimaru
TÍCH CỰC
9 năm
tương lai cấy chip vào đầu như ông napoleon bị người ngoài hành tinh cấy vào cái tung hoành khắp châu âu. cấy hết cho loài người rồi tất cả thành super man tung hoành khắp vũ trụ. đế chế loài người bắt đầu khắp vũ trũ đâu đâu cũng có con người. Con cháu các tỷ phú trên trái đất hiện nay sẽ sở hữu vài hành tinh và chở thành vua. hình thành hàng trăm quốc gia mới và rồi đên lúc có một người như Tần Thủy Hoàng sinh ra thông nhất các quốc gia trên toàn vũ trụ
cá bác thấy tương lai chúng ta giống quá khứ không
tín hiệu rất đáng mừng
Ứng dụng QC thì vô đối, teen thì gắn trên smartphone cho nó chóp tắt v v...
có khi nào nó hack suy nghĩ của mình hk ta 😁:D:D
Amuadi.Com
TÍCH CỰC
9 năm
ghê quá nhỉ
kungfu9
CAO CẤP
9 năm
Tóm lại vẫn khó hiểu quá...phải chăng cần có 1 lượng kiến thức nhất định về thần kinh học mới hiểu ko nhỉ
thinhb1
TÍCH CỰC
9 năm
nhìn đèn nó vẫn to mà làm j bé lắm đâu
Stuart
TÍCH CỰC
9 năm
@thinhb1 Có phải nhìn bằng mắt thường đâu mà bác nghĩ thế.
Stuart
TÍCH CỰC
9 năm
Đi trước tương lai.
hay quá, kỷ nguyên mới trí tuệ nhân tạo!
nghe đâu đó bên TBN có ông bác sỹ cbi ca phẫu thuật ghép đầu :v
Cái này cấy đèn led xung quanh đầu, có ai gọi điện thoại tới cái đầu sáng trưng luôn!
giỏi quá

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019