Về cơ bản, bên trong của MacBook Pro 14 mới ra mắt vẫn giống phiên bản sử dụng chip M1 nhưng có một số thay đổi nhỏ về RAM và SSD. iFixit nói rằng điều này (giống thiết kế bên trong) giúp Apple tiết kiệm chi phí phát triển và việc sửa chữa thay thế vẫn như cũ, họ chấm 5/10 điểm cho khả năng sửa chữa, thay thế.
Những sự thay đổi trên MacBook Pro 14 M2 chủ yếu là ở trên Logic Board, tức là nơi có con chip SoC và các thành phần quan trọng khác. Phần tản nhiệt (heatsink) trên máy mới này nhỏ hơn so với phiên bản dùng chip M1, trong khi iFixit nghĩ rằng nó phải to hơn. Lý do là Apple sử dụng hai mô-đun RAM 4GB LPDDR5 từ SK Hynix ở mỗi bên của con chip xử lý, chứ không phải một mô-đun RAM 8GB LPDDR5 từ Samsung ở mỗi bên (hình dưới).
Theo nhà phân tích Dylan Patel từ SemiAnalysis thì lý do là từ chuỗi cung ứng. Việc thiếu hụt lớp nền ABF khiến Apple phải thay đổi thiết kế, bằng cách sử dụng nhiều mô-đun hơn sẽ giúp giải quyết bài toán lớp kết nối từ RAM tới SoC.
Trong khi sử dụng nhiều mô-đun RAM hơn thì Apple lại giảm mô-đun SSD, như mình đề cập từ bài trước. Họ không sử dụng bốn mô-đun chip nhớ NAND nhỏ 128GB nữa mà thay vào đó là hai mô-đun 256GB, kết quả là phiên bản tiêu chuẩn của MacBook Pro 14 M2 sẽ có tốc độ đọc và ghi chậm hơn. Chỉ bản tiêu chuẩn mới bị ảnh hưởng mà thôi tuy nhiên về cơ bản tốc độ bộ nhớ SSD của MacBook Pro mới vẫn rất nhanh. Lý do vẫn là vì chuỗi cung ứng khi các mô-đun chip nhớ nhỏ dần bị loại bỏ khiến giá tăng cao và khó mua hơn. Câu hỏi đặt ra là vì sao Apple vẫn chỉ dừng lại ở 512GB SSD cho bản tiêu chuẩn?
Nguồn: iFixit
Những sự thay đổi trên MacBook Pro 14 M2 chủ yếu là ở trên Logic Board, tức là nơi có con chip SoC và các thành phần quan trọng khác. Phần tản nhiệt (heatsink) trên máy mới này nhỏ hơn so với phiên bản dùng chip M1, trong khi iFixit nghĩ rằng nó phải to hơn. Lý do là Apple sử dụng hai mô-đun RAM 4GB LPDDR5 từ SK Hynix ở mỗi bên của con chip xử lý, chứ không phải một mô-đun RAM 8GB LPDDR5 từ Samsung ở mỗi bên (hình dưới).

Theo nhà phân tích Dylan Patel từ SemiAnalysis thì lý do là từ chuỗi cung ứng. Việc thiếu hụt lớp nền ABF khiến Apple phải thay đổi thiết kế, bằng cách sử dụng nhiều mô-đun hơn sẽ giúp giải quyết bài toán lớp kết nối từ RAM tới SoC.
Trong khi sử dụng nhiều mô-đun RAM hơn thì Apple lại giảm mô-đun SSD, như mình đề cập từ bài trước. Họ không sử dụng bốn mô-đun chip nhớ NAND nhỏ 128GB nữa mà thay vào đó là hai mô-đun 256GB, kết quả là phiên bản tiêu chuẩn của MacBook Pro 14 M2 sẽ có tốc độ đọc và ghi chậm hơn. Chỉ bản tiêu chuẩn mới bị ảnh hưởng mà thôi tuy nhiên về cơ bản tốc độ bộ nhớ SSD của MacBook Pro mới vẫn rất nhanh. Lý do vẫn là vì chuỗi cung ứng khi các mô-đun chip nhớ nhỏ dần bị loại bỏ khiến giá tăng cao và khó mua hơn. Câu hỏi đặt ra là vì sao Apple vẫn chỉ dừng lại ở 512GB SSD cho bản tiêu chuẩn?
Nguồn: iFixit