Phi hành đoàn có nguy cơ tiếp xúc với bức xạ cao hơn cả người làm việc trong lò phản ứng hạt nhân

bk9sw
26/12/2017 21:2Phản hồi: 39
Phi hành đoàn có nguy cơ tiếp xúc với bức xạ cao hơn cả người làm việc trong lò phản ứng hạt nhân
Đi lại bằng máy bay giúp chúng ta tiết kiệm nhiều thời gian và hình thức vận tải này cũng được xem là an toàn nhất. Tuy nhiên, sự an toàn chỉ nằm ở các phạm trù "có thể thấy được" còn trên thực tế khi ngồi trong một cái hộp sắt và bay ở độ cao lớn thì chúng ta đã đi ra ngoài lớp kén bảo vệ sống còn của Trái Đất. Từ đó, cơ thể chúng ta bị đặt trước rất nhiều loại bức xạ từ không gian như những vụ va chạm sao, hố đen, bức xạ mặt trời

Những hạt năng lượng cao là thứ chúng ta không thể thấy được bằng mắt thường và tại mọi thời điểm, có hàng chục ngàn hạt này di chuyển trong không gian và bắn phá bầu khí quyển Trái Đất từ tất cả các hướng. Còn được gọi là tia vũ trụ hay bức xạ ion hóa vũ trụ, hạt năng năng lượng cao là nhân của các nguyên tử chẳng hạn như sắt hay nickel và di chuyển ở tốc độ ánh sáng. Chúng có thể vượt qua quãng đường dài hàng triệu năm ánh sáng trước khi va chạm ngẫu nhiên vào Trái Đất.

Thông thường tia vũ trụ không gây nguy hại đối với con người sống trên bề mặt Trái Đất bởi lớp bảo vệ gồm khí quyển và từ trường. Theo Eddie Semones - nhà nghiên cứu sức khỏe con người trước tác động của bức xạ tại NASA: "Tia vũ trụ không gây rủi ro đáng kể đối với con người trên mặt đất. Trên thực tế, bạn sẽ dễ tiếp xúc với các vật chất phóng xạ tự nhiên của Trái Đất hơn là các tia vũ trụ này."

tia vũ trụ.jpg
Tuy nhiên càng lên cao thì các hạt này càng có nguy cơ rò rỉ qua khí quyển hơn. Khi tia vũ trụ bắn phá khí quyển, chúng tạo ra cơn mưa bức xạ ion hóa bao gồm các hạt có thể đánh bật electron tự dọ ra khỏi nguyên tử và phân tử và chúng có thể xâm nhập sâu vào cơ thể chúng ta. Mô và DNA tiềm năng có thể bị tổn thương dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như ung thư, khả năng tái tạo mô và động vật cũng có thể gặp vấn đề về nhận thức.

Theo trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các thành viên phi hành đoàn gồm phi công và tiếp viên được xếp vào nhóm nghề tiếp xúc với bức xạ. Họ là những người phải bay thường xuyên và đối mặt thường xuyên với bức xạ vũ trụ. Trên thực tế theo một báo cáo được Hội đồng quốc gia về bảo vệ và đo lường bức xạ (NCRPM) công bố năm 2009 thì trung bình mỗi năm, phi hành đoàn phải nhận liều lượng bức xạ cao nhất so với các công việc tiếp xúc với bức xạ khác ở Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa họ sẽ bị nhiễm xạ nhiều hơn cả những người làm việc trong lò phản ứng hạt nhân.


Semones cho biết quy trình làm việc tại các nhà máy điện hạt nhân ngày nay rất nghiêm ngặt nhằm bảo vệ công nhân trước nguy cơ nhiễm xạ. Kể từ chiến tranh lạnh thì robot đã bắt đầu được sử dụng để thực hiện những phần việc nguy hiểm trong lò phản ứng, nhờ đó "ngành công nghiệp này tiến hóa", ông nói.

vệt lóa mặt trời.jpg
Một nguy cơ tiếp xúc với bức xạ khác khi bay là những đợt bùng nổ năng lượng từ Mặt Trời. Khí quyển Trái Đất vẫn bảo vệ con người trước những vệt lóa Mặt Trời vốn giải phóng tia gamma và tia X cũng như những cơ bão proton năng lượng cao. Khi Mặt Trời hoạt động mạnh thì hầu như ngày nào cũng xảy ra các sự kiện giải phóng hạt mặt trời rất dữ dội.

Theo tính toán thì tỉ lệ tiếp xúc bức xạ của phi hành đoàn vào khoảng 3 mSv (millisievert - đơn vị đo lượng bức xạ mà một người tiếp nhận trong một năm tại Mỹ). Chỉ có nhóm các phi hành gia làm việc trong không gian là chịu nhiều bức xạ hơn: 10 ngày trong không gian thì lượng bức xa tiếp xúc trên da là 4,3 mSv, tương đương lượng bức xạ vũ trụ tác động lên một người trên Trái Đất trong 4,3 năm. Điều này khiến NASA không cho phép các phi hành gia ở lâu hơn 1 năm trên quỹ đạo bởi nguy cơ ung thư của sẽ tăng thêm 3% đối với mỗi phi hành gia.

Mặc dù NASA rất thận trọng trước nguy cơ tiếp xúc với bức xạ mà các phi hành gia phải đối mặt trong các sứ mạng ngắn hạn thì những nhân viên làm việc trong ngành hàng không tại Mỹ không được quan tâm nhiều về vấn đề này.

Trong bảng chỉ dẫn an toàn cho phi hành đoàn về bức xạ vũ trụ, CDC nhấn mạnh: "Không có liều lượng bức xạ giới hạn chính thức đối với phi hành đoàn hoạt động tại Mỹ. Chúng tôi vẫn chưa biết được cường độ bức xạ mặt trời nào được xem là an toàn đối với mọi người." CDC chưa thể đưa ra chỉ thị an toàn cho phi hành đoàn bởi không nhiều nghiên cứu về bức xạ mặt trời được thực hiện trên con người. Phần lớn những nghiên cứu liên quan đều dựa trên những nạn nhân sống sót sau các thảm họa hạt nhân hoặc những người trải qua liệu pháp xạ trị. Những nghiên cứu trên động vật dù được thực hiện nhiều hơn nhưng vẫn không thể phản ánh chính xác con người.

Tuy nhiên, theo Ủy ban quốc tế về Bảo vệ phóng xạ (ICRP) thì các thành viên phi hành đoàn không được phép tiếp xúc hơn 20 mSv mỗi năm. Đây là liều lượng giới hạn chính thức tức mỗi người chỉ được tiếp xúc dưới 1 mSv/năm. Để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với bức xạ thì các nhân viên hàng không nên hạn chế các chuyến bay dài ở độ cao lớn hay bay qua các vùng cực.

Ngoài ra những thành viên phi hành đoàn đang mang thai cũng được khuyến cáo không nên bay trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Họ cũng không nên bay khi có hoạt động giải phóng bức xạ từ Mặt Trời bởi những sự kiện như vậy có thể tăng liều lượng bức xạ tác động lên mỗi chuyến bay lên trên giới hạn khuyến nghị đối với sản phụ.

Quảng cáo

39 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

plumpss
ĐẠI BÀNG
6 năm
Thế này gọi là tổ lái cũng không sai :p
TaóNô
ĐẠI BÀNG
6 năm
Bay tối thôi vậy😆 giá rẻ lại ko bị ung thư 😃)
Zoro kun
TÍCH CỰC
6 năm
@TaóNô liên quan gì sáng hay tối
@TaóNô bức xạ thì tối cũng có nhé
fako*
TÍCH CỰC
6 năm
@anh.duong.218 ý thanh niên này là lái may bay ấy chứ ko phải là đi máy bay, nhưng mà cũng có vài nguy cơ khác 😁:D
tamle_o
CAO CẤP
6 năm
Ngoài ra còn phóng xạ từ máy quét an ninh, nói chung làm ngề này lương thì cao mà k biết chết lúc nào 😆
Chụp x-quang răng 1 phát làm tăng gấp 3 lần nguy cơ u não. trc h nói mà chả ai chịu sợ, chỉ sợ mỗi bom ng tử 😃)
@tamle_o 2 tuần nay mình phải chữa viêm tủy răng nên 1 tuần làm 1 cái , phải chụp x-quang 1 tuần 1 lần mà mỗi lần chụp phải chụp đi chụp lại 2 3 lần. Đọc cmt của bạn làm mình hoang mang quá hix. Vừa lên google tìm thử thì có nghiên cứu đó thật 😔((
tamle_o
CAO CẤP
6 năm
@phucttng yes. mình nói xạo làm j😆 hồi mình cũng bị chụp sai 4 tấm liền panorex vào đầu làm mất ăn mất ngủ 2 3 năm liền. nhờ đó đọc nhiều về ung thư cái thay đổi cách sinh hoạt luôn 😃)
@tamle_o Nhờ cmt của bạn mà mình cũng mất ăn mất ngủ luôn =(( giờ làm gì cũng phải tìm hiểu kỹ mới đc. Tính ra chỉ 1 tuần qua mình chụp x-quang răng 2 lần, mỗi lần chụp lại 2 lần nữa là 6 lần trong 1 tuần =(( nhờ vậy mà qua nay toàn lên đọc mấy bệnh mà mình cần chữa trong tương lai, để còn biết xuống mà tham khảo với bác sĩ. =((
Nguy hiểm quá, lát nữa ra rút ngay tờ đơn ứng tuyển phi công thôi 😃
phucanh1986
ĐẠI BÀNG
6 năm
@iPhonecafe Lái máy bay bà già thì nên rút sớm, rút không kịp là tai nạn nghề nghiệp liền 😁
@phucanh1986 :p
Anh-Vui
ĐẠI BÀNG
6 năm
@phucanh1986 Hí hí
vo mung
ĐẠI BÀNG
6 năm
không liên quan lắm. cho mình hỏi group tinhte trên fb xóa rồi à. mình tìm không thấy
@vo mung vẫn thở tốt 😁
Screenshot_2017-12-29-21-40-25-47.png
Dr.Jesu
ĐẠI BÀNG
6 năm
Dần dần loài người sẽ tiến hoá để có thể tự chống lại tia bức xạ, xong có khi lại sinh ra Xmen cũng nên 😆
Rồi 1 ngày nào đó có thể đi ra ngoài vũ trụ mà ko cần mặc đồ bảo vệ.
Lái máy bay bà già có nguy hiểm không
topol1990
TÍCH CỰC
6 năm
@cung thuong thoi rất nguy hiểm nhé, nguy cơ máy bay xập xệ là tai nạn cao 😁
@cung thuong thoi Rủi ro cao gấp nhiều lần...vì nguy cơ gãy càng khi máy bay hạ cánh bất ngờ...
mrbekei
TÍCH CỰC
6 năm
sợ quá anh em ạ, thôi cứ làm phi công dưới đất cho lành :p
Vickk
TÍCH CỰC
6 năm
@mrbekei Phi công dưới đất thì có nguy cơ bệnh khớp gối+ cột sống lưng cao nhé 😁
@mrbekei Phi công dứoi đất nguy hiểm hơn nhiều bác nhé
@mrbekei Hình như chủ đề này các anh có vẻ ham hố nhỉ. Thật ra cũng tùy máy bay thôi, chứ lái dưới đất thì cũng an toàn chứ, ko sợ bức xạ, chỉ sợ bứt lật (nói lái)
dino_su
CAO CẤP
6 năm
Đây lái “máy bay” hàng chục năm zời sợ mỗi dao kiếm, súng...chứ bức xạ ko sợ 😁
May là vừa bỏ phi công được vài năm
vậy lương phi hành đoàn cao là nhờ các trợ cấp độc hại và nguy hiểm thôi
l0ngku
TÍCH CỰC
6 năm
Ban đêm cũng chịu ảnh hưởng nhứ thế mà bạn
Cơ hội trở thành Hulk cũng cao hơn
Lương tháng mấy trăm chai thì cũng ko uổng
may quá mình chỉ làm tiếp viên thôi
😔 nghề gì cũng có cái khổ nhỉ
Không biết cái nghiên cứu này chính xác hay không. Chứ thực tế phi công và tiếp viên vẫn là những nghề thời thượng mà. Những người làm lâu năm nhìn khỏe khắn trẻ trung, chả có dấu hiệu gì là bệnh tật do tia vũ trụ.
macinPhone
TÍCH CỰC
6 năm
hèn chi có ku bạn làm fi công chỉ đi ấy với mấy e suốt ngày k dám lấy vợ
phamduy0303
ĐẠI BÀNG
6 năm
Tiêu đề dễ làm cho người đọc nhầm lẫn... đã thế bài viết còn sai chính tả lung tung. Có dịch cái bài viết thôi mà cũng không ra hồn.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019