Mới chiếu tới có tập thứ 4, còn tới 5 tập nữa mới hết, nhưng đã có rất nhiều người khẳng định The Last of Us của Craig Mazin, chuyển thể từ tác phẩm game phát hành năm 2013 trên PS3 của Naughty Dog, là tác phẩm phim ăn theo game xuất sắc nhất, dù nó không hoàn hảo trong mắt anh em mê trò chơi nhập vai kinh điển.
Điều quan trọng hơn, đó là dù mới chỉ chiếu có 4 tập, nhưng The Last of Us đã tạo ra không ít những bài học cho các nhà làm phim muốn chuyển thể game thành tác phẩm điện ảnh.
Đáng ra điều này không cần phải nói, nhưng rất nhiều phim và TV series lấy cốt truyện game không làm nổi. Ngay cả những phim dựa trên nhân vật chú nhím Sonic the Hedgehog của Sega cũng tạo ra cho người xem cảm giác các nhà làm phim có phần xấu hổ vì nguồn gốc có phần trẻ con của trò chơi điện tử khi đem nguyên tác chuyển thể sang “thế giới thật.” Và đó là thứ The Last of Us của Craig Mazin làm rất tốt.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/02/6321757_Tinhte_TLOU1.jpeg)
Điều quan trọng hơn, đó là dù mới chỉ chiếu có 4 tập, nhưng The Last of Us đã tạo ra không ít những bài học cho các nhà làm phim muốn chuyển thể game thành tác phẩm điện ảnh.
Hãy tôn trọng nguyên tác
Đáng ra điều này không cần phải nói, nhưng rất nhiều phim và TV series lấy cốt truyện game không làm nổi. Ngay cả những phim dựa trên nhân vật chú nhím Sonic the Hedgehog của Sega cũng tạo ra cho người xem cảm giác các nhà làm phim có phần xấu hổ vì nguồn gốc có phần trẻ con của trò chơi điện tử khi đem nguyên tác chuyển thể sang “thế giới thật.” Và đó là thứ The Last of Us của Craig Mazin làm rất tốt.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/02/6321757_Tinhte_TLOU1.jpeg)
Quảng cáo
Cốt truyện của game The Last of Us vốn đã ở tầm đẳng cấp, được cả thế giới công nhận. Dĩ nhiên công việc của các nhà làm phim không chỉ dừng lại ở việc đơn giản là viết lại kịch bản phim giống game từng cảnh một rồi bảo diễn viên làm theo. Nhưng khi đã có nguyên tác xuất sắc, chỉ cần tôn trọng khung sườn của cốt truyện game, thì phim không thể nào dở được.
The Last of Us trên HBO, như đã nói rất nhiều lần, không phải một bản phim người đóng giống y xì đúc như cắt cảnh trong game. Nó được các nhà làm phim “sáng tạo” thêm không ít chi tiết, ví dụ như những thay đổi trong nguồn gốc thảm hoạ zombie chẳng hạn. Nhưng nếu đã từng chơi game trên PS3 hay PS4, anh em sẽ thấy series này hoàn toàn chẳng xa lạ về mặt cốt truyện, thậm chí đôi lúc còn có vài cảnh chẳng khác gì trong game cả.

Việc tôn trọng nguyên tác như vậy vừa chứng tỏ các nhà làm phim tôn trọng trò chơi, vừa cho phép họ lôi kéo được sự đồng thuận của người xem bất kỳ lúc nào họ muốn tạo ra thay đổi để đem làn gió mới đến cho series phim. Bằng chứng rõ ràng nhất là câu chuyện của Bill ở tập 3. Diễn biến của nó khác hoàn toàn so với những gì diễn ra trong game, nhưng ai cũng đồng tình đó là câu chuyện chạm đến cảm xúc của mọi người, dù đã chơi The Last of Us hay chưa.
Điều đáng tiếc ở nhiều series và phim khác nằm ở đúng chỗ đó. Đôi khi họ chỉ lấy cái nhân vật hoặc vài chi tiết cốt truyện chính ra để làm phim, dẫn tới những phản hồi không mấy tích cực từ cộng đồng hâm mộ.
Cốt truyện hay đến mấy cũng cần cải thiện
Vẫn là tập 3 của The Last of Us, những gì thể hiện trong tập này chứng minh một yếu tố quan trọng. Tôn trọng nguyên tác là yếu tố tiên quyết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc làm phim một cách máy móc, giống hệt như những gì người chơi game đã từng trải qua. Khi ấy cảm xúc sẽ rất khác vì ai cũng sẽ cho rằng phim nhạt. Cảnh phim chưa chắc đã nhạt, nhưng cảm giác đã trải qua một lần (trong game) rồi, đến lần thứ hai kiểu gì cũng không tạo ra được tác động tới cảm xúc người xem như kỳ vọng.
The Last of Us thành công nhờ việc bám sát cuộc phiêu lưu của Joel và Ellie, nhưng cùng lúc để phù hợp với phong cách phim truyền hình thay vì giải trí tương tác, các nhà làm phim không ngần ngại thay đổi, khi những cái đầu sáng tạo ở hãng phim cho rằng đó là lựa chọn hợp lý.

Quảng cáo
Cuốn “10 điều trò chơi điện tử dạy được chúng ta” của tác giả Jordan Erica Webber và Daniel Griliopoulos có một đoạn ngắn, súc tích và giải thích rõ ràng lý do trò chơi điện tử là loại hình giải trí có thể kể những câu chuyện hoàn hảo: “Không như sách hay điện ảnh, game có thể kể câu chuyện lôi cuốn hơn nhiều vì nó đặt chính người chơi vào bước đi của nhân vật chính, thông qua nhân vật này làm mọi hành động khiến câu chuyện diễn tiến, thay vì đặt khán giả vào vị trí quan sát viên không hơn không kém như sách và phim.”
Ắt hẳn các biên kịch ở HBO biết điều này khi chuyển thể The Last of Us sang phim truyền hình. Và họ cải thiện tính tương tác bị mất đi khi anh em xem phim bằng cách thay đổi luôn thời lượng của phần mở đầu. Thay vì chỉ gần 1 tiếng đồng hồ đào thoát khỏi thị trấn toàn zombie như trong game, để rồi kết thúc với hình ảnh đầy ai oán khi Joel ôm Sara vào lòng, phim dành nhiều thời gian hơn với Sara trước khi đại dịch zombie bùng phát ở hai tập đầu tiên. Và đến tập thứ 3, câu chuyện của Bill và Frank được viết lại theo một hướng nhân bản và cảm xúc tích cực hơn nhiều, khác biệt hoàn toàn so với cái kết của Frank trong game.

Neil Druckmann, giám đốc sáng tạo game The Last of Us khẳng định: “Nếu cứ bám theo cốt truyện game, nó sẽ làng nhàng, thậm chí tệ hơn. Nếu ý tưởng mới có vẻ tốt hơn thì chúng ta sẽ thay đổi cả cốt truyện.” Cái cảm giác bộ phim Doom năm 2005 bưng nguyên cảnh bắn súng góc nhìn thứ nhất vào phim nghe thì hấp dẫn nhưng đến lúc xem thì không ấn tượng mấy, vì lúc đó chúng ta xem chứ không phải điều khiển nhân vật tiêu diệt quái vật. Bất kỳ tác phẩm ăn theo nào cũng cần có những thay đổi cần thiết để phù hợp với loại hình nội dung giải trí tương ứng, cho dù là phim hay truyện tranh, truyện chữ.
Chọn đúng diễn viên
Điều cơ bản nhất của một bộ phim chuyển thể từ game, đó là phải khiến đa số khán giả ủng hộ quyết định lựa chọn diễn viên vào vai nhân vật mà mọi người đã yêu mến (hoặc ghét cay ghét đắng). Đấy chính là lý do vì sao Uncharted của Sony thất bại. Ừ thì Tom Holland diễn ổn, nhưng lấy cốt truyện Nathan Drake hồi trẻ, cho Mark Wahlberg vào vai ông chú Sully thật sự không tạo ra cảm xúc tích cực từ hàng triệu fan của series game phiêu lưu.
Quảng cáo

Một ví dụ khác là Prince of Persia cho Jake Gyllenhaal vào vai chàng hoàng tử Ba Tư Dastan. Không ai bới móc được lỗi diễn xuất của Gyllenhaal, nhưng quyết định chọn diễn viên đơn giản là khập khiễng. Chàng hoàng tử ít nói trong game nhìn nghiêm túc hơn nhiều so với cái chất tưng tửng, thậm chí còn có lúc đi trêu gái của hoàng tử trong phim.

Hai ví dụ trên đây hoàn toàn không đồng nghĩa với việc nên chọn diễn viên ít nổi tiếng để vào vai những nhân vật game hàng triệu người yêu mến. Trước khi đến với The Last of Us, cả Pedro Pascal lẫn Nick Offerman đều là những cái tên quá quen thuộc với khán giá phim điện ảnh lẫn truyền hình.

Cái đúng đắn của việc chọn diễn viên ở đây là hai người này biết cách dùng tài năng diễn xuất để đem nhân vật ảo, mô tả bằng những pixel đồ hoạ ra “đời thật” với những hỷ nộ ái ố đầy hợp lý, thay vì cố gắng tạo ra một phiên bản khác của Joel và Bill, khác biệt hoàn toàn so với phong thái của những nhân vật trong game.
Đó là thử thách rất lớn của các tác phẩm chuyển thể từ game. Phim có cốt truyện hay đến mấy, góc quay có nghệ đến đâu, mà diễn viên và nhân vật không “khớp nguyên tác”, thì phim cũng sẽ phải đối mặt với những áp lực rất lớn từ cộng đồng hâm mộ, những người sẵn sàng tẩy chay một tác phẩm thông qua quyết định có bỏ tiền xem phim hay không.
TV series hay phim điện ảnh?
Tạm gác Arcane, Halo hay Cyberpunk 2077 Netrunner sang một bên, rõ ràng số lượng những series phim dài tập lấy bối cảnh game ít hơn hẳn so với những bộ phim điện ảnh ăn theo game từ trước tới nay. Dù vậy xu hướng này đang thay đổi. Điều đó chứng minh được việc các nhà làm phim đã hiểu rằng không thể nhồi nhét câu chuyện đầy ấn tượng vào 2 hay 3 tiếng đồng hồ của một bộ phim điện ảnh.

Có những tác phẩm phù hợp với thời lượng của phim chiếu rạp, ví dụ như cuộc phiêu lưu săn tìm kho báu của Uncharted. Phim thì bom xịt nhưng chưa chắc làm TV series Uncharted sẽ thành công hơn. Nhưng một khi cần nhiều thời gian để xây dựng nhân vật, cùng lúc lồng ghép diễn biến cốt truyện, nhất là với một tác phẩm có nhịp độ chậm như The Last of Us, với nhiều khoảng lặng, TV series là lựa chọn hoàn hảo.
Suy cho cùng, điều đó phụ thuộc vào khả năng của biên kịch và các nhà làm phim, lựa chọn đúng giải pháp phim dài tập hay 1 tập cho từng thể loại game hay từng tác phẩm đơn lẻ mà họ chuyển thể.
Chuyển thể bao giờ cũng phải tạo ra khác biệt
Một thứ The Last of Us đã thành công trong việc chứng minh, chí ít là trên khía cạnh làm phim, đó là mọi phiên bản chuyển thể đều sẽ khác biệt so với nguyên tác.
Mọi series hoặc phim điện ảnh dựa trên cốt truyện game đều sẽ thành công hơn nếu các nhà làm phim bỏ thời gian nghiên cứu để nhặt nhạnh ra công thức chính xác, mỗi phim một công thức, thay vì chọn một trong hai giải pháp: Bám y chang nguyên tác không thay đổi gì để rồi phim trở nên nhạt nhẽo, hay thay đổi toàn bộ phong cách hình ảnh để rồi nhận được cái nhìn xa lạ của cộng đồng hâm mộ.

Không phải phim ăn theo game nào cũng dở. The Last of Us hay Arcane, hoặc ở một quy mô nhất định, Detective Pikachu, đã chứng minh được điều đó. Nhưng để tạo ra được những tác phẩm như vậy, rất nhiều bài học kinh nghiệm cần được áp dụng thực tế. Đừng quên rằng, mục tiêu của một phim ăn theo game cùng lúc phải làm được cả hai việc: Lôi kéo khán giả đến với series, và chiều lòng những fan trung thành của tác phẩm gốc.
Theo Digital Trends