[Phim] Đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất... họ là ai?

Nam Air
26/5/2015 14:14Phản hồi: 81
[Phim] Đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất... họ là ai?
SP.jpeg
Trong các bộ phim chúng ta thường xuyên nghe tới các danh từ chung là Đạo diễn, Biên kịch, Nhà sản xuất vv và vv rồi có lúc lại xuất hiện thêm Đạo diễn hình ảnh, Hoá trang... Vậy họ là ai và có vai trò như thế nào tới sự phát triển của những bộ phim? Một ê-kíp làm phim gồm rất nhiều người và mỗi người đều có những vai trò quan trọng khác nhau, nội dung của bài viết này tạm thời chỉ giới thiệu cơ bản về một số vị trí được nhắc tới nhiều nhất mà thôi.
  • Đạo diễn
Đây là người chịu trách nhiệm chính việc chỉ đạo quá trình thực hiện một bộ phim. Công việc của đạo diễn bắt đầu với việc định hướng nghệ thuật cho bộ phim (thể loại, đối tượng khán giả, nội dung, đạo cụ, phục trang vv...), sau đó là nghiên cứu kịch bản để từ đó lên kế hoạch chi tiết cho việc triển khai dự án: bố cục lại kịch bản hợp lý theo từng phân đoạn, cảnh quay, cái nào quay trước, cái nào quay sau. Tiếp theo đạo diễn sẽ đề xuất hoặc thậm chí là trực tiếp casting chọn các diễn viên cho bộ phim. Một bước cũng rất quan trọng trong công việc của đạo diễn là chọn các địa điểm, phim trường quay phim. Dĩ nhiên đạo diễn cũng phải làm việc với nhà sản xuất về chi phí có thể đầu tư cho phim.

Khi phim bắt đầu quay, đạo diễn sẽ là người trực tiếp chỉ đạo diễn xuất của diễn viên (cảm xúc, cách nhập vai, hành động. Một số diễn viên hạng A có quyền đàm phán với đạo diễn để được phép diễn xuất theo ý mình), chỉ đạo việc chọn các góc quay của cameraman, phối hợp với đạo diễn hình ảnh (DOP) để xem xét hiệu ứng, ánh sáng, kĩ xảo có phù hợp trong bối cảnh này hay không, ví dụ một cảnh quay ban đêm trong rừng thì không thể có chuyện thấy rõ mọi vật như ban ngày được.

Khi bộ phim được quay xong, tuỳ theo thoả thuận ban đầu với nhà sản xuất mà đạo diễn có thể tham gia các khâu hậu kì, ví dụ như giám sát dựng phim, làm việc với nhà soạn nhạc cho phim, duyệt bộ phim thành phẩm.

Ngày nay đạo diễn phim điện ảnh được xem là ông vua trên phim trường, do quyền hạn của đạo diễn rất lớn và chịu trách nhiệm chính trong việc thành-bại của một bộ phim. Đạo diễn sẽ là người quản lý ê-kíp làm phim và đảm bảo mọi việc được tiến hành đúng tiến độ, không vượt chi phí đã được duyệt.


Một đạo diễn nổi tiếng ở Hollywood có thể được trả công tới hàng triệu đô la cho một bộ phim.

Michael-Bay-explosion.jpg
Đạo diễn Michael Bay

  • Trợ lý đạo diễn
Tên gọi đã nói rõ công việc của vị trí này. Đây là trợ lý, là thư kí của đạo diễn, họ là người làm việc trực tiếp với đạo diễn. Công việc của một trợ lý đạo diễn có thể tóm gọn như sau: đọc trước kịch bản, chuẩn bị camera, đạo cụ, giám sát thời gian sản xuất phim, đảm bảo tiến độ dự án...

  • Đạo diễn hình ảnh (DOP)
Một DOP có thể được xem là nhiếp ảnh gia về sáng tác phim ảnh, là hoạ sĩ của bộ phim. Từ lúc nghiên cứu kịch bản, đạo diễn hình ảnh sẽ làm việc với đạo diễn và nhà sản xuất để lên kế hoạch quay phim, từ những chi tiết nhỏ nhất là bối cảnh, địa điểm, trường quay vv. vv và kể cả số lượng máy quay, đạo cụ ánh sáng được bố trí như thế nào, có hợp lý trong cảnh quay đó hay không.

Đạo diễn hình ảnh là cánh tay phải của đạo diễn, họ quyết định góc quay, cách bố trí máy quay, hướng sáng, phông nền (nếu có), chỉ đạo hiệu ứng ánh sáng, bộ lọc sáng phù hợp với cảnh quay. Trong giai đoạn hậu kì, DOP giám sát sự thay đổi của bản quay gốc với bản final có hợp lý hay không. DOP cũng là người tư vấn cho đội ngũ hậu kì cách thực hiện bản phim dành cho chiếu rạp, bản phim phát hành đĩa DVD, Bluray... khác nhau như thế nào. Những cảnh quay có hiệu ứng ánh sáng và màu sắc đặc sắc phần lớn là nhờ công của DOP.

DOP.jpg
DOP đang kiểm tra góc quay của một máy trên cao
  • Nhà sản xuất
Trong các phim bom tấn hiện nay chúng ta thường thấy tên của nhà sản xuất (Producer) xuất hiện ngay từ những giây đầu giới thiệu phim, bên cạnh đạo diễn và các diễn viên chính. Nhà sản xuất phim được xem là chủ của dự án phim hoặc cũng có khi là một trong các nhà đầu tư kinh phí cho phim. NSX thường phải là người rất có uy tín trong giới để có thể kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư, các hãng phim đổ tiền vào đó để làm phim.

NSX thậm chí là người chọn đạo diễn, từ đó họ sẽ làm việc với đạo diễn từ những ngày đầu tiên của một dự án phim ảnh, trước khi phim được bấm máy. Chúng ta có thể thấy nhiều phim bom tấn đang hốt bạc có tên đạo diễn thuộc hàng "lạ hoắc" nhưng rất thành công, một phần nhờ cách "chọn mặt gởi vàng" của các nhà sản xuất.

Quảng cáo


steven-spielberg-cinemascomics1.jpg
Steven Spielberg

  • Biên kịch
Biên kịch là người viết kịch bản của bộ phim. Khi xem một bộ phim là bạn đang thưởng thức tác phẩm của nhà biên kịch được đạo diễn "phổ hình ảnh" từ những con chữ trên kịch bản. Có những bộ phim được xây dựng rất thật, từ những nhân vật, bối cảnh, lời thoại cho tới tính cách nhân vật đều rất chi tiết và chúng ta nghĩ đó là một thế giới, nhưng thực ra đó là sự sáng tạo của nhà biên kịch.

Nhà biên kịch là người đầu tiên tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim thông qua kịch bản. Nếu đó là một phim được chuyển thể từ truyện, hồi ký hoặc một tác phẩm nghệ thuật khác thì biên kịch là người tham khảo tác phẩm đó rồi xây dựng lại một kịch bản khác để có thể dựng thành phim. Cũng có trường hợp đạo diễn kiêm luôn vai trò là người viết kịch bản.

Một số kịch bản phim còn được chia ra nhiều phần nhỏ, gồm story (cốt truyện chính), screen play (kịch bản), character (các nhân vật trong phim, tính cách của họ).

joss-whedon.jpg
Joss Whedon vừa là biên kịch, vừa là đạo diễn của Avengers: Age of Ultron

  • Concept Artist
Là hoạ sĩ làm khâu trung gian chuyển tải ý tưởng từ kịch bản thành bản vẽ minh hoạ phục vụ cho công việc của đạo diễn. Ví dụ khi lên kế hoạch thực hiện phim Despicable Me, đạo diễn muốn có ý tưởng về những con minion tinh nghịch, thì concept artist là người sẽ vẽ phác thảo những hình ảnh minh hoạ về chúng. Nhiều mẫu ảnh minh hoạ sẽ được vẽ và chuyển cho đạo diễn chọn rồi ra quyết định cuối cùng, từ đó triển khai công việc được dễ dàng hơn.

Quảng cáo


Concept art chia ra làm 4 công đoạn (Nguồn designs.vn)

- Character Design: Là một hình thức thiết kế liên quan đến nhân vật là chủ yếu. Những nhân vật này rất đa dạng, có thể là những chàng cao bồi hay các võ sĩ samurai..v..v..đôi khi là những nhân vật không tưởng như các Người Nhện, Người Dơi, người đột biến trong phim X-Men, chúa quỷ Sauron trong The Lord of the Rings …

[​IMG]
Concept art đầu tiên về cuộc chiến giữa Captain America và Iron Man

- Environment Design: Là một hình thức thiết kế tập trung chủ yếu vào đến cảnh quan và đưa ra những khái niệm về các khu vực, cảnh trí. Đó có thể là thiết kế của những toà cung điện nguy nga lộng lẫy, những thành phố sau chiến tranh..v..v..cho đến một không gian nội thất bên trong 1 nhà hàng sang trọng, một nhà hát opera trong không trung chẳng hạn. Những thiết kế cảnh quan này sẽ là tiền đề để xây dựng nên các khu vực cảnh quan cần thiết cho các quá trình làm game, phim.

avatar.jpg

- Creature Design: Là một dạng thiết kế sinh vật, quái vật dùng cho game, phim và cả truyện tranh. Những sinh vật này có thể là các sinh vật phản diện, chính diện hoặc chỉ hỗ trợ cho 1 chủ đề nào đó. Tuỳ theo mục đích và vai trò của con vật đó trong cốt truyện mà nó có thể ghê tởm như Alien trong series Alien vs Predator hay dễ thương và đáng yêu như các con thú trong Pokémon.

[​IMG]

- Industrial Design: Là một hình thức thiết kế các mẫu liên quan đến công nghiệp, máy móc, cơ khí vv... Đó có thể là các mẫu xe tăng, máy bay trong tương lai dành cho các phim, game khoa học viễn tưởng, hoặc cũng có thể là các bộ phận cơ khí, những máy móc phục vụ cho mục đích nào đó của con người..v..v.. không chỉ phục vụ cho mục đích giải trí, industrial design còn là nơi để các công ty chuyên sản xuất các phương tiện cơ giới gởi gắm niềm tin mỗi khi họ muốn có một mẫu mã mới.

Concept_art_003.jpg

Nguồn: Tổng hợp
81 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

nhd862000
ĐẠI BÀNG
9 years
Cái này hay... Mặc dù đã biết nhưng đọc vẫn thấy hiểu thêm...
Bài viết chia sẽ rõ ràng cho những ai chưa biết j !
@ngochunggk đừng quote lung tung làm nặng thêm cái topic
n014latoi
ĐẠI BÀNG
9 years
@ngochunggk Mod ban thằng này đi... qoute cả bài với trích dẫn nhảm.
@ngochunggk Bỏ kiểu quote bài viết đi nhé,quote chỉ để nói 1 câu rất kiểu ai cũng hiểu điều đó


Gửi từ iPhone của tôi sử dụng Tinhte.vn
net2sonic
ĐẠI BÀNG
9 years
@ngochunggk Một câu thán không đâu vào đâu mà cũng quote lại bài viết dài của người ta!


Sent from my iPad using Tinhte.vn
Với mình thì đạo diễn Michel Bay giờ là tệ nhất.
Riêng đạo diễn James Gunn của Guardians Of the Galaxy thì quá tài rồi.
@Zakumy Đặng hehe, bạn đem IMDB ra để đánh giá phim thì mình rất tiếc cho bạn, vì rất có thể bạn đã bỏ lỡ rất nhiều phim hay. Phim có nhiều cách tiếp cận và cũng tuỳ vào khán giả. Nếu bạn đem IMDB ra so thì cũng kiểu như mình đem doanh thu ra so vậy.
Hoặc bạn khen đt a tốt, xịn, người xài hài lòng 96% mà ít người mua, trong khi đt khác bị chê mà người dùng vẫn mua.
Ở đây TF1 ra tới 3-4 phần, phần nào doanh thu cũng khủng.
Chả nhẽ dân tình ngu muội, xem phần 1 dở nhưng lại cứ đi xem 2-3 phần tiếp theo sao?
t2bo0o
ĐẠI BÀNG
9 years
@spsp Đúng là ko thể dùng IMDB ra mà check được, nhưng cũng có thể hình dung đại khái xu hướng của một phần số đông. Cũng như đâu phải ai cũng nuốt nổi những phim đoạt giải Oscar 😁
IDMB dạo này bị các fanboy lấn áp nên chỉ còn mang tính tham khảo. Mình hay mò sang Metacritic với Rotten Tomatoes để xem hơn.
TF seri mình nghĩ hay ở phần giải trí với những kỹ xảo mãn nhãn, cháy nổ rất Michael Bay, quảng cáo cùng với ảnh hưởng từ TF 1, và với nhiều người có khái niệm: ra rạp xem phim giải trí chứ xem phim hại não làm gì. Thế nên ra rạp muốn có phim hành động cháy nổ hoành tráng? hãy nghĩ ngay đến TF.
Nhớ có phim X-men Days of Future Past mình thấy khá hay, nhưng bị nhiều người chê bởi "không cháy nổ hoành tráng gì hết trơn" :D
@t2bo0o Thế nên m mới nói là tuỳ vào đối tượng và mục đích sản phẩm hướng tới. sự thành công đc đông đếm dựa trên kết quả nó đạt đc. Bác Bay chả bao giờ có ý định thi lấy giải hay cần quá về nghệ thuật. Sự thành công là ở doang thu, sự quan tâm và đón nhận của khán giả. Đó là tài năng thực sự.
Mr.Fly
TÍCH CỰC
9 years
@Methylamine Nc hay vồn. 1 tập thể có lỗi thì thằng đứng đầu phải đứng ra chịu trách nhiệm chứ. Đéo ai như vn thằng nọ đổ thg kia.
dvorak555
ĐẠI BÀNG
9 years
Trước đi học lớp hướng dẫn làm phim tài liệu, ông thầy nói: ĐẠO DIỄN LÀ THẰNG KHÔNG LÀM GÌ NHƯNG THẬT RA LÀ LÀM TẤT CẢ!
Hồi xưa thích huyền thoại Steven Spielberg, tiếc là già rồi, ít làm phim.
Hiện tại thích Christopher Nolan.
asimo7777
TÍCH CỰC
9 years
Người xem phim là ai???
@asimo7777 người xem phim là người chả làm cái gì mà lại được coi phim.
Mr.Fly
TÍCH CỰC
9 years
@sacley Phải trả tiền chứ o_O
Có ai kết Trương Nghệ Mưu như mình không. Anh em nào hứng thú dòng phim của bác Mưu xem thử coi, phê lắm.
haui2281
ĐẠI BÀNG
9 years
Một like cho Sir S. Spielberg.
Xem phim tàu thường nghe thấy có chức danh "Giám chế", không hiểu ông đó có vai trò gì nhỉ ?
@ntdieu Giám chế là giám sát chế tác là ông không làm mà chịu trách nhiệm duyệt chất lượng cũng như tiến độ. Đại khái là ông quản lý kỹ thuật và mỹ thuật. Tụi Tây thì thường ekip của đạo diễn chịu trách nhiệm luôn
kuxitin
ĐẠI BÀNG
9 years
@archi-T Giám chế chính là producer đó bạn, tàu hoá là thành giám chế, TVB có nhiều giám chế, mỗi giám chế sẽ có ekip ăn rơ với mình ^^
@ntdieu Giám đốc sản xuất (Giám chế) giám sát các khía cạnh vật chất (không phải khía cạnh sáng tạo) của việc sản xuất, bao gồm nhân sự, công nghệ, ngân sách và lịch trình. Trách nhiệm của giám đốc sản xuất là đảm bảo quá trình làm phim diễn đúng kế hoạch và trong phạm vi ngân sách. Họ cũng quản lý các chi phí hoạt động như tiền lương, chi phí sản xuất, chi phí thuê thiết bị hàng ngày. Giám đốc sản xuất thường hoạt động dưới sự giám sát của line producer và trực tiếp giám sát việc điều phối sản xuất tại trường quay.
Mr.Goemon
ĐẠI BÀNG
9 years
@ntdieu Giám đốc sản xuất hay còn gọi là Giám chế giám sát các khía cạnh vật chất (không phải khía cạnh sáng tạo) của việc sản xuất, bao gồm nhân sự, công nghệ, ngân sách và lịch trình. Trách nhiệm của giám đốc sản xuất là đảm bảo quá trình làm phim diễn đúng kế hoạch và trong phạm vi ngân sách. Họ cũng quản lý các chi phí hoạt động như tiền lương, chi phí sản xuất, chi phí thuê thiết bị hàng ngày. Giám đốc sản xuất thường hoạt động dưới sự giám sát của line producer và trực tiếp giám sát việc điều phối sản xuất tại trường quay.
link: http://vi.wikipedia.org/wiki/Đoàn_làm_phim
Đọc để biết thêm nhiều điều, bạn tóm tắt lại bài viết bằng mindmap hoặc infographic thì bài viết sẽ hoàn chỉnh hơn
Khán giả 😁
Vũ ngọc đãng thì sao nhỉ, hay chứ bộ
"Giám sát, chế tác" - chắc tương đương với đạo diễn!

TNM giờ toàn làm phim thị trường thì phải, không còn những "Lồng đèn đỏ treo cao" như xưa.
z0909830284
ĐẠI BÀNG
9 years
Các bạn đoán xem cái vụ nổ trong hình này là của phim nào - mấy bợm phim vụ này là rành lắm 😁
[​IMG]
@z0909830284 trân châu cảng??
kuxitin
ĐẠI BÀNG
9 years
Về mặt nào đó producer là người tài ba nhất, biết nhìn đâu là kịch bản ngừi ta sẽ bỏ tiền vào đầu tư, và biết ai sẽ làm phim này tốt nhất ^^ giữa một biển kịch bản hằng năm của Hollywood thì quả là đãi cát dc nhiều vàng, nhưng dc nhiều vàng nhất thì đúng là tài năng thiên phú và mối quan hệ siêu rộng lớn ^^
mình thì thích nhất Châu Tinh Trì, nhà sx, biên kịnh, đạo diễn, và luôn cả diễn viên chính.
Hehe...làm phim cực thí mồ. Chỉ những người nào mê lắm mới theo nghề này nổi.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019