Đó là những chia sẻ của Jack Huynh, phó chủ tịch phụ trách mảng điện toán và xử lý đồ họa của tập đoàn AMD, được đưa ra tại sự kiện IFA 2024. Paul Alcorn của trang Tom's Hardware đã có những câu hỏi gửi tới vị phó chủ tịch này, sau khi có những tin đồn nói rằng AMD sẽ không ra mắt một GPU thuộc dạng flagship dựa trên kiến trúc RDNA 4, để cạnh tranh với những sản phẩm cao cấp nhất thuộc kiến trúc Blackwell dự kiến được Nvidia bán ra thị trường vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, phục vụ thị trường máy tính để bàn và laptop gaming.
Những câu hỏi được phó chủ tịch Jack Huynh trả lời mô tả một chiến lược lấy trọng tâm hàng đầu là chiếm lĩnh thị phần GPU xử lý đồ họa máy tính cá nhân, thay vì tập trung tạo ra một sản phẩm như Radeon RX 8900 XTX để cạnh tranh với RTX 5090. Trước đó, những thông tin không chính thức cũng đã cho biết, AMD đã từ bỏ kế hoạch ra mắt card đồ họa flagship kiến trúc RDNA 4, chỉ tập trung vào những sản phẩm tầm trung cũng như bình dân.
Nói cách khác, điều này chưa chắc đã là thứ đáng để các fan của Nvidia vui mừng. Khi không có một sản phẩm cạnh tranh đúng phân khúc, Nvidia hoàn toàn có thể tự do đặt ra mức giá cho những sản phẩm cao cấp kiến trúc Blackwell phục vụ anh em gamer.
Nếu AMD chọn cách tránh phân khúc cao cấp khi ra mắt những sản phẩm card đồ họa thế hệ mới, đây cũng chẳng phải lần đầu tiên. 5 năm trước, 2019, khi AMD ra mắt những card đồ họa với GPU kiến trúc RDNA 1, họ cũng không có một sản phẩm high end phục vụ nhu cầu của những người chơi phần cứng PC, mà tập trung mạnh vào những sản phẩm phục vụ cho số đông. Rồi đến thế hệ RDNA 2 và 3, với những card đồ họa cao cấp đắt tiền như Radeon RX 6900 XT hay RX 7900 XTX, tác động đối với thị trường cũng không được như AMD kỳ vọng.
Những câu hỏi được phó chủ tịch Jack Huynh trả lời mô tả một chiến lược lấy trọng tâm hàng đầu là chiếm lĩnh thị phần GPU xử lý đồ họa máy tính cá nhân, thay vì tập trung tạo ra một sản phẩm như Radeon RX 8900 XTX để cạnh tranh với RTX 5090. Trước đó, những thông tin không chính thức cũng đã cho biết, AMD đã từ bỏ kế hoạch ra mắt card đồ họa flagship kiến trúc RDNA 4, chỉ tập trung vào những sản phẩm tầm trung cũng như bình dân.
Nói cách khác, điều này chưa chắc đã là thứ đáng để các fan của Nvidia vui mừng. Khi không có một sản phẩm cạnh tranh đúng phân khúc, Nvidia hoàn toàn có thể tự do đặt ra mức giá cho những sản phẩm cao cấp kiến trúc Blackwell phục vụ anh em gamer.
Nếu AMD chọn cách tránh phân khúc cao cấp khi ra mắt những sản phẩm card đồ họa thế hệ mới, đây cũng chẳng phải lần đầu tiên. 5 năm trước, 2019, khi AMD ra mắt những card đồ họa với GPU kiến trúc RDNA 1, họ cũng không có một sản phẩm high end phục vụ nhu cầu của những người chơi phần cứng PC, mà tập trung mạnh vào những sản phẩm phục vụ cho số đông. Rồi đến thế hệ RDNA 2 và 3, với những card đồ họa cao cấp đắt tiền như Radeon RX 6900 XT hay RX 7900 XTX, tác động đối với thị trường cũng không được như AMD kỳ vọng.
Hiện tại trên thị trường card đồ họa rời cho máy tính cá nhân, Nvidia đang nắm giữ 88% thị phần, AMD chỉ vỏn vẹn gần 12% mà thôi.
Khi được Alcorn đặt câu hỏi, phó chủ tịch mảng điện toán và đồ họa của AMD đưa ra câu trả lời như thế này:
Tôi đang nhìn vào quy mô thị trường, và AMD giờ đang ở vị trí khá khác. Chúng tôi cũng đã có những tranh luận ở AMD. Câu hỏi tôi đặt ra là, chỉ tập trung phát triển và sản xuất những chip GPU phục vụ cho những sản phẩm tầm trung phục vụ số đông, như chip trong PlayStation 5 giá 499 USD có ảnh hưởng gì đến chúng tôi hay không? Bây giờ nếu cố chạy đua về hiệu năng chip để cạnh tranh ở phân khúc high end thì có vui không? Nhắc lại là tôi nhìn vào cả quy mô thị trường. Vì chỉ có thị phần tăng lên thì mới thu hút được các nhà phát triển.
Vì thế, mục tiêu hàng đầu của tôi ở thời điểm hiện tại là tăng trưởng thị phần, để chạm tới ngưỡng 40 hoặc 50% thị phần gaming càng nhanh càng tốt. Câu hỏi là tôi sẽ muốn 10% hay 80% thị phần? Tôi thì luôn là người muốn 80% thị phần, vì tôi không muốn biến AMD trở thành công ty chỉ có người giàu mới mua được sản phẩm. Chúng tôi muốn xây dựng những dàn máy chơi game cho hàng triệu người dùng.
Đúng là chúng tôi có nhiều những sản phẩm vô cùng tuyệt vời. Nhưng chúng tôi đã thử chiến lược chạy đua hiệu năng, nhưng với chiến lược ấy thì thị phần không hẳn tăng trưởng như chúng tôi kỳ vọng. Tôi muốn tạo ra những sản phẩm tốt nhất ở từng phân khúc tầm giá phù hợp. Vì thế nếu nói về phân khúc tầm giá, chúng tôi sẽ dẫn đầu thị trường.
Câu hỏi tiếp theo được Alcorn đặt ra, là sau khi dẫn đầu thị trường về dàn sản phẩm ở mọi phân khúc tầm giá, AMD có nhắm tới thị trường GPU high end hay không:
Quảng cáo
Một ngày nào đó. Nhưng ưu tiên hiện giờ của tôi là chiếm lĩnh thị phần cho AMD. Vì hiện giờ nếu không có thị phần, thì chẳng có ai phát triển ứng dụng tối ưu cho GPU để tận dụng hiệu năng chip cao cấp cả. Nếu bây giờ tôi nói với các nhà phát triển rằng, “tôi sẽ chỉ nhắm tới 10% thị phần cao cấp nhất”, họ đơn giản sẽ trả lời rằng “Jack, chúng tôi chúc anh may mắn, nhưng chúng tôi sẽ phải chọn Nvidia.”
Vậy là tôi phải cho họ thấy một kế hoạch nói rằng “chúng tôi có thể chiếm 40% thị phần với chiến lược như thế này.” Chỉ khi ấy họ mới nói rằng “chúng tôi sẽ tối ưu game cho chip AMD.” Chỉ khi ấy chúng tôi mới nhắm được tới thị phần sản phẩm cao cấp.
Đó là về mảng sản phẩm tiêu dùng và phục vụ nhu cầu gaming. Còn khi được hỏi về mảng chip xử lý data center, với xu hướng ra mắt những GPU phục vụ nhu cầu xử lý AI hiệu năng cao, anh Jack Huynh nói như thế này:
Dĩ nhiên ở mảng này chúng tôi buộc phải chạy đua để dẫn đầu thị trường, vì ở mảng này, thước đo quan trọng nhất là performance/dolllar. Ngay cả Microsoft cũng nói rằng ChatGPT vận hành dựa trên mô hình GPT-4 cũng chạy nhanh nhất trên chip MI300. Vấn đề ở chỗ này. Ở thị trường điện toán máy chủ, khi chúng tôi ở vị thế dẫn đầu, chúng tôi sẽ giành được thị phần vì các doanh nghiệp sẽ chú trọng vào một thông số duy nhất, đấy là Total Cost of Ownership (TCO). Còn trong khi đó ở mảng tiêu dùng, kể cả khi có sản phẩm tốt hơn, cũng không đồng nghĩa với việc chúng tôi giành được thị phần, vì ở đó có hai khía cạnh, khía cạnh người tiêu dùng và khía cạnh nhà phát triển ứng dụng. Khác biệt là ở chỗ đó.
Nói chung là chúng tôi thực sự muốn trở thành đơn vị mạnh nhất trong ngành chip xử lý data center. Đó là lý do vì sao chip EPYC hiện tại đang chiếm khoảng ⅓ thị phần toàn cầu.
Quảng cáo
Còn ở mảng máy tính cá nhân, ba thế hệ sản phẩm vừa rồi chúng tôi đều có những con chip tốt hơn Intel, nhưng cũng không giành lại được mấy thị phần. Vì thế đối với tôi, điều đó đồng nghĩa với việc các nhà phát triển và bản thân thị trường tiêu dùng là thứ cần phải tập trung cải thiện quan hệ. Tôi nghĩ rằng tạo ra những sản phẩm tốt trên thị trường tiêu dùng rồi cố giành 20% chỉ bằng chất lượng sản phẩm là điều dễ làm, nhưng mục tiêu của chúng tôi, thứ tôi đang làm việc để đạt được là giành lấy 40% thị phần.
Anh Jack Huynh không nói thẳng, rằng AMD sẽ không có bất kỳ card đồ họa gaming high end nào, nhưng có một điều rõ ràng, chạy đua vũ trang tạo ra một GPU hay những sản phẩm thương mại với sức mạnh cạnh tranh với những card đồ họa mạnh nhất của Nvidia ở thời điểm hiện tại không hẳn là cách tiếp cận đúng đắn.
Nói cách khác, hiểu ý những gì phó chủ tịch mảng điện toán và đồ họa tiêu dùng của AMD đề cập ở IFA 2024, rồi sẽ tới lúc họ có những sản phẩm cao cấp định hướng cấu hình PC high end. Nhưng ở thời điểm hiện tại, AMD sẽ tập trung vào những sản phẩm số đông người chơi PC hay chơi game PC chúng ta đều có thể mua được, nói cách khác là những mẫu card tên mã x800 hoặc x700 đổ xuống, thậm chí tập trung vào những sản phẩm bình dân x600 và x500.
Trên quan điểm của một nhà marketing, có thể họ sẽ không đồng tình với quan điểm và quyết định của vị phó chủ tịch. Giá trị của một sản phẩm flagship và sức hút của nó trên thị trường, dù chỉ phù hợp với một bộ phận rất nhỏ cộng đồng khách hàng, vẫn là thứ quan trọng. Rồi chính bản thân những đánh giá của thị trường đối với sản phẩm cao cấp nhất sẽ quyết định lựa chọn của người dùng ở phân khúc thấp hơn.
Nhưng ở khía cạnh ngược lại, nhận định của anh Jack Huynh cũng không hẳn là không có căn cứ. Đồng ý là anh em lúc nào cũng đánh giá cao sản phẩm của AMD trên thị trường máy tính cá nhân, với p/p hầu hết là rất ổn trong những thế hệ sản phẩm gần đây. Thế nhưng thành công về mặt tài chính và đánh giá của thị trường vẫn không giúp AMD có được thứ họ muốn về mặt thị phần. Hiện giờ Intel vẫn phủ cái bóng quá lớn trên thị trường PC, và AMD chỉ có được vỏn vẹn 23.9% thị phần máy bàn và 19.3% thị phần laptop, sau 7 năm Ryzen ra mắt thế hệ sản phẩm đầu tiên. Cứ mỗi một quý, AMD cũng chỉ giành được một phần nhỏ của 1% thị phần từ tay Intel.
Với số liệu như vậy, sẽ là dễ hiểu khi Jack Huynh chọn một chiến lược phù hợp hơn, và rằng AMD cần phải áp dụng chiến lược ấy để tăng tốc chiếm lĩnh thị phần PC toàn cầu.
Cũng có một lý do nữa. Bất chấp việc được đánh giá cao, cả ba thế hệ kiến trúc GPU RDNA, RDNA 2 và RDNA 3 đều thất bại trong việc tạo ra doanh thu như AMD kỳ vọng. Một phần lý do của thực trạng này là Nvidia làm marketing quá tốt, và bản chất tập lệnh CUDA cũng đang cho phép những GPU RTX được dịp tỏa sáng giữa xu hướng AI PC hiện tại. AMD muốn làm gì để giành thị phần cũng sẽ tốn một khoảng thời gian để thị trường có những phản ứng.
Xét riêng tới thế hệ GPU kiến trúc RDNA 4, thời gian phát triển một thế hệ chip xử lý không hề ngắn ngủi, và quy trình cũng không hề đơn giản, nên khá chắc quyết định không có những sản phẩm như RX 8900 XT của AMD đã được đưa ra từ lâu. Vậy là cuộc chiến giành giật thị phần card đồ họa chơi game tiêu dùng sẽ chỉ diễn ra ở phân khúc tầm trung và bình dân, còn ở phân khúc chơi game 4K hay thậm chí là 8K, chúng ta sẽ phải chấp nhận bất kỳ thứ gì Nvidia cho ra mắt thị trường vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Theo Tom's Hardware