Gần đây, trong chiếc OnePlus Ace 3 Pro, nhà sản xuất smartphone đến từ Trung Quốc đã chứng minh được một chiếc flagship vừa có thể sở hữu thiết kế mỏng gọn nhưng vừa có cục pin công suất lớn. Cụ thể hơn, công nghệ mang tên Glacier Battery của OnePlus cho phép Ace 3 Pro trang bị cục pin công suất 6100 mAh.
Việc ứng dụng thành công Glacier Battery, công nghệ được OnePlus nghiên cứu vài năm qua có thể sẽ là nền tảng để những chiếc điện thoại sau này của hãng có pin với công suất thậm chí còn cao hơn. Một nguồn tin bên Trung Quốc vừa đăng lên MXH Weibo và nói rằng, phòng thì nghiệm Ouga Lab của OnePlus hiện tại đang nghiên cứu một cục pin công suất lên tới 7000 mAh, trang bị cho những thế hệ smartphone ra mắt sau này.
Con số này thậm chí tương đương những cục pin đang trang bị cho máy tính bảng, nhờ không gian chassis rộng hơn nhiều so với những chiếc smartphone. Chẳng hạn như iPad Pro của Apple được trang bị cục pin 7600 mAh chẳng hạn.
Tuy nhiên, thay vì trang bị cục pin 7000 mAh cho một chiếc flagship, theo nguồn tin không chính thức, hiện tại OnePlus đang lên kế hoạch trang bị nó cho một chiếc điện thoại tầm trung, pin trâu cho người dùng xem phim và chơi điện tử. Rất có thể đây sẽ là bước thử nghiệm sản phẩm thương mại trước khi OnePlus có thể đảm bảo công nghệ pin vận hành hoàn hảo, không bị quá nhiệt hay xảy ra những sự cố không mong muốn trên những chiếc máy giá mềm, rồi mới đem cục pin 7000 mAh lên máy flagship.
Nói thêm về công nghệ pin Glacier Battery. OnePlus ứng dụng một dạng hợp chất silicon carbon để làm điện cực, mật độ lưu trữ năng lượng cao, từ đó cục pin mà họ phát triển ra cho OnePlus Ace 3 Pro có mật độ trữ điện lên tới 763 Wh trên một lít thể tích pin. Cell pin sạc mới này, so sánh với pin sạc điện cực than chì, có mật độ lưu trữ năng lượng cao hơn 23.1%, nói một cách ngắn gọn là thời lượng pin điện thoại sẽ tăng lên.
Không phải lúc nào các nhà sản xuất chip bán dẫn cũng thành công trong việc tối ưu tiêu thụ điện năng của nhân SoC, từ CPU đến GPU, rồi cả nhân NPU trong những chip xử lý điện thoại đời mới. Thành ra chạy đua công suất pin vẫn là thứ các hãng sẽ làm trong tương lai gần.
Một lợi thế khác của việc ứng dụng chất liệu silicon carbon để làm điện cực cho pin lithium-ion, là OnePlus có thể tạo ra những cục pin mỏng hơn, nhưng cell pin có công suất lớn hơn, đảm bảo được tính thẩm mỹ trong thiết kế chiếc máy.
Apple hiện tại cũng đang có kế hoạch ứng dụng cell pin mới, mật độ trữ năng lượng cao hơn so với công nghệ pin hiện giờ, lắp vào chiếc máy iPhone 16 Pro Max. Đó là dự đoán mà Ming Chi Kuo của TF International Securities vừa đưa ra. Thay vì trang bị một cục pin lithium-ion với công suất tính bằng đơn vị mAh cao hơn, thì Apple có thể sẽ quyết định làm cả hai việc. Thứ nhất là pin công suất lớn hơn, và thứ hai là mật độ lưu trữ năng lượng trong cell pin được cải thiện. Cả hai bước này đều được thực hiện để chiếc máy mới, màn hình 6.9 inch có thời lượng pin ấn tượng nhất. Nhưng cũng chưa rõ liệu Apple có ứng dụng công nghệ vật liệu chế tạo điện cực mới giống như OnePlus hay không.
Theo WCCFTech
Việc ứng dụng thành công Glacier Battery, công nghệ được OnePlus nghiên cứu vài năm qua có thể sẽ là nền tảng để những chiếc điện thoại sau này của hãng có pin với công suất thậm chí còn cao hơn. Một nguồn tin bên Trung Quốc vừa đăng lên MXH Weibo và nói rằng, phòng thì nghiệm Ouga Lab của OnePlus hiện tại đang nghiên cứu một cục pin công suất lên tới 7000 mAh, trang bị cho những thế hệ smartphone ra mắt sau này.
Con số này thậm chí tương đương những cục pin đang trang bị cho máy tính bảng, nhờ không gian chassis rộng hơn nhiều so với những chiếc smartphone. Chẳng hạn như iPad Pro của Apple được trang bị cục pin 7600 mAh chẳng hạn.
Tuy nhiên, thay vì trang bị cục pin 7000 mAh cho một chiếc flagship, theo nguồn tin không chính thức, hiện tại OnePlus đang lên kế hoạch trang bị nó cho một chiếc điện thoại tầm trung, pin trâu cho người dùng xem phim và chơi điện tử. Rất có thể đây sẽ là bước thử nghiệm sản phẩm thương mại trước khi OnePlus có thể đảm bảo công nghệ pin vận hành hoàn hảo, không bị quá nhiệt hay xảy ra những sự cố không mong muốn trên những chiếc máy giá mềm, rồi mới đem cục pin 7000 mAh lên máy flagship.
Nói thêm về công nghệ pin Glacier Battery. OnePlus ứng dụng một dạng hợp chất silicon carbon để làm điện cực, mật độ lưu trữ năng lượng cao, từ đó cục pin mà họ phát triển ra cho OnePlus Ace 3 Pro có mật độ trữ điện lên tới 763 Wh trên một lít thể tích pin. Cell pin sạc mới này, so sánh với pin sạc điện cực than chì, có mật độ lưu trữ năng lượng cao hơn 23.1%, nói một cách ngắn gọn là thời lượng pin điện thoại sẽ tăng lên.
Không phải lúc nào các nhà sản xuất chip bán dẫn cũng thành công trong việc tối ưu tiêu thụ điện năng của nhân SoC, từ CPU đến GPU, rồi cả nhân NPU trong những chip xử lý điện thoại đời mới. Thành ra chạy đua công suất pin vẫn là thứ các hãng sẽ làm trong tương lai gần.
Một lợi thế khác của việc ứng dụng chất liệu silicon carbon để làm điện cực cho pin lithium-ion, là OnePlus có thể tạo ra những cục pin mỏng hơn, nhưng cell pin có công suất lớn hơn, đảm bảo được tính thẩm mỹ trong thiết kế chiếc máy.
Apple hiện tại cũng đang có kế hoạch ứng dụng cell pin mới, mật độ trữ năng lượng cao hơn so với công nghệ pin hiện giờ, lắp vào chiếc máy iPhone 16 Pro Max. Đó là dự đoán mà Ming Chi Kuo của TF International Securities vừa đưa ra. Thay vì trang bị một cục pin lithium-ion với công suất tính bằng đơn vị mAh cao hơn, thì Apple có thể sẽ quyết định làm cả hai việc. Thứ nhất là pin công suất lớn hơn, và thứ hai là mật độ lưu trữ năng lượng trong cell pin được cải thiện. Cả hai bước này đều được thực hiện để chiếc máy mới, màn hình 6.9 inch có thời lượng pin ấn tượng nhất. Nhưng cũng chưa rõ liệu Apple có ứng dụng công nghệ vật liệu chế tạo điện cực mới giống như OnePlus hay không.
Theo WCCFTech