Pissoir - một phát minh của Pháp đã giúp thế giới trở nên văn minh hơn

Rubi Lee
1/3/2022 5:44Phản hồi: 36
Pissoir - một phát minh của Pháp đã giúp thế giới trở nên văn minh hơn
Những “bốt vệ sinh công cộng” như trên hình từng là một cảnh tượng khá phổ biến ở khắp các đường phố Paris. Bốt vệ sinh đó được gọi là pissoir hay là vespasienne, một phát minh của Pháp rất phổ biến ở châu Âu thời bấy giờ. Mục đích của chúng là giúp nam giới giải quyết nhu cầu, thay vì tè bậy vào các toà nhà, vỉa hè. Có thể anh em sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, chính những công trình như vậy đã giúp Paris trở thành thành phố hiện đại nhất trên thế giới vào thời điểm những năm 1800. Khi mà việc bắt gặp một ai đó đang “giải quyết” ở nơi công cộng là rất phổ biến.

pissoir-23.jpg

Thậm chí ở Anh, hành động vi phạm này có thể sẽ bị phạt bằng tiền, nhưng điều đó cũng không tỏ ra hữu ích trong việc ngăn cản mọi người làm điều đó. Còn ở Pháp, Paris đã có lệnh cấm tè bậy ở nơi công cộng từ những năm 1700, nhưng bỏ mặc tất cả, Paris vẫn mang danh là một trong những thành phố bẩn nhất trong thời kỳ đó. Tình hình trở nên tồi tệ hơn, người ta vẫn cứ buôn bán, sinh hoạt trên những con đường tràn ngập rác, phân ngựa và bốc mùi.

pissoir-19.jpg
Pissvoir được thiết kế khá đẹp và cầu kỳ

Mãi đến những năm 1800, Napoleon III cuối cùng cũng ra lệnh cho Nam tước Georges-Eugene Haussmann phải nghĩ cách và làm gì đó để biến Paris trở thành phố hiện đại nhất thế giới. Và một trong những nỗ lực hiện đại hoá này, bắt đầu từ việc cung cấp cho nam giới Paris một nơi để đi tè.

pissoir-16.jpg

Pissvoir về cơ bản là một bồn tiểu công cộng, được phát minh bởi Claude-Philibert Barthelot vào năm 1834. Nhưng khi đó, ý tưởng này vẫn chưa phổ biến, cho đến khi Haussmann cho tiến hành lắp khắp đường phố Paris. Pissoir có thiết kế là những cột trụ kim loại, dù không hoàn toàn cung cấp được sự riêng tư tuyệt đối, nhưng những bộ phận nhạy cảm vẫn được che lại.

pissoir-14.jpg

Cái tên vespasiennes được lấy cảm hứng từ tên của vị hoàng đế La Mã hồi thế kỷ thứ I - Titus Flavius Vespasianus. Người này đã đánh thuế nước tiểu thu được trong quá trình thuộc da. Vespasiennes là từ khá phổ biến ở dân Pháp, trong khi pissvoir thường chỉ được dùng bởi người ở các quốc gia khác.

Mặc dù, pissoir về cơ bản cũng chỉ là một bồn chứa nước tiểu, vẫn chưa thể giải quyết triệt để về vấn đề mùi hương. Nhưng ít nhất, chúng cũng giúp mùi tập trung ở các khu vực cụ thể chứ không còn ở khắp thành phố như trước nữa.

pissoir-8.jpg

Với khoảng 1200 điểm nằm rải rác khắp thành phố Paris, những năm 1930 có thể được xem là thời kỳ cực thịnh của pissoir. Nhiều thiết kế đa dạng bắt đầu xuất hiện, có từ 2-8 gian phục vụ đủ nhu cầu cho nhiều người. Tuy nhiên đến năm 1966, Paris bắt đầu loại bỏ pissoir, giảm số lượng xuống chỉ còn 329 cái.

Quảng cáo


pissoir-20.jpg

Nhiều lý do dẫn đến sự suy giảm đó. Khi đó, những người đồng tính nam cảm thấy bị phân biệt đối xử ở những pissoir. Thế là họ đã bắt đầu dùng những nơi này để quan hệ tình dục. Đáp lại, những người khác lại bắt đầu chỉ trích, phàn nàn và cho rằng pissoir đang làm tổn hại đến danh tiếng cũng như hình ảnh của thành phố. Cảnh sát bắt đầu rình rập bên ngoài các pissoir, với hy vọng có thể bắt được những hành vi phạm pháp đó.

kids-wee-street-m.jpg

Để giữ thông tin quân sự khỏi kẻ thù, các quốc gia đều tỏ ra rất sáng tạo trong việc tìm ra chiến thuật liên lạc với nhau trong Thế chiến thứ II. Trong khi người Anh dùng chim bồ câu để đưa tin, người Đức có máy Enigma, còn người Pháp thì lại có… pissoir. Pissoir đã trở thành điểm hẹn lý tưởng cho lực lượng kháng chiến Pháp. Họ thường hẹn ở đây để bí mật trao đổi thông tin về cuộc chiến. Với hơn 1000 pissoir ở khắp đất nước, đây quả là một nơi hoàn hảo để ẩn mình.

pissoir-7.jpg

Từ năm 1980, pissoir bị thay thế bằng một hệ thống tiên tiến hơn, một nơi có thể làm sạch dễ dàng và kín đáo, tiền thân cho những bốt vệ sinh công cộng ngày nay. Cho đến năm 2006, Paris chỉ còn lại một chiếc pissoir nằm ở Đại lộ Arago. Mặc dù không còn được sử dụng, nhiều người dân địa phương vẫn rất tự hào và xem đây là một kỷ vật ấn tượng của một thời đại hoàng kim.

Quảng cáo


pissoir-21.jpg

Cách đây vài năm, Paris đã từng có ý định sẽ hồi sinh lại pissoir với mục tiêu giữ cho vỉa hè thành phố sạch đẹp hơn. Nhưng những chiếc bồn tiểu kiểu đứng đó vẫn chỉ thích hợp cho nam giới mà thôi. Và ở thời đại hiện nay, điều này đã gây ra phản ứng dữ dội, những người phản đối coi chúng là một vấn nạn phân biệt giới tính và đối xử.

pissoir-22.jpg

Nhiều người lập luận rằng, những nhà vệ sinh này đã củng cố việc nam giới được khuyến khích phơi bày ở những nơi công cộng, trong khi phụ nữ thì lại bị chỉ trích vì các hành động tương tự. Chẳng hạn như cho con bú ngoài nơi công cộng.



Theo (1), (2), (3)
36 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đã. Việt Nam thì mắc quá kiếm cái wc công cộng cũng khó
@thanh_satria
Cười vô mặt
DKez
TÍCH CỰC
2 năm
@thanh_satria VN đi sau mấy nước đó cả trăm năm thì có gì khó bác.
Đường Võ Thị Sáu ta hận ... 2010 đang đo sóng cho Viettel đi ngang cái cây, ko để ý cái quần bị quẹt sơ thôi ... má nó khai ko chịu nổi ..chạy về HHT thay đồ
@Bão Xì Phố
Cười ra nước mắt
@nospecial Xưa mình thi công trụ 3G gần đó ... tụi nó đái mà cái cây nó muốn tắt thở, rồi sân bóng đá tp gần mấy quán nhậu..kinh khủng
Mấy cái bồn đó giờ hiếm lắm rồi. Vì k dội nc mỗi khi tiểu xong nên đi ngang hôi k chịu dc, chỉ phục vụ nam thôi.
Paris giờ cái như hình này mới thông dụng nà. Phục vụ dc nam, nữ, tàn tật ỉ.a, đái đủ cả. Nhưng nếu Tàu Tháo rượt thì nên kéo quần ỉ.a ngay ngoài cửa thôi chứ chờ nó có mà ỉ.a trong quần 😂😂😂😂. Vì mặc dù nó rộng rãi, nhưng chỉ phục vụ 1 người/lần thôi, 1 người vào đái thì 1 đoàn đứng đợi, đái xong họ đi ra, nó tự đóng lại tự động dọn xong mới mở cửa cho minh zô dc. Buồn tiểu đợi 1-2 người dc chứ tào tháo rượt thì ỉ.a ngoài cửa cho gọn mà đi làm việc khác 😂😂😂😂😂
SanisetteWiki2009.jpg
VN mình thấy mấy cái nhà vệ sinh công cộng chưa phủ sóng rộng đủ để xài!
@MrNamN Lý do là người ta thích...đái vào tường nhà vệ sinh hơn là đi vào bên trong.
Người dân chả mặn mà thì người ta cũng chả buồn mở rộng mạng lưới.
@NguyễnXuânBằng vì nhà vệ sinh quá dơ bẩn và hôi
@MrNamN quan trọng là nó bẩn kinh khủng, dân mình thì ý thức cũng kém nữa kia, nên mấy cái nhà vscc sợ kinh khủng.
Ở Hà Nội, ng ta k đái bậy như ở Paris
tx102
TÍCH CỰC
2 năm
@l0v3tha0 Hn số 2 không ai số 1 đó bạn 😆)
Gần gũi thiên nhiên, cũ người mới cá, cả 2 đều vui
image.jpg
tamle_o
CAO CẤP
2 năm
@xecatang Ở đâu đ bác
@tamle_o Hình trên mạng thôi bác
Tại sao phụ nữ rất hiếm tè bậy ngoài đường mà toàn là các ông? Chứng tỏ nằm ở ý thức chứ đừng đổ lỗi không có nhà vệ sinh công cộng
@Methylamine Vì đa phần các cơ chế của phụ nữ phức tạp hơn đàn ông.
Khôn như mày :D
@LRA Đó cũng là cái cớ cho đàn ông tự cho mình cái quyền tè bậy. Vấn đề lại nằm ở ý thức
@Methylamine Đàn ông giải quyết nhanh gọn lẹ , chùn nhanh dc kkkk
Sao chỉ giúp nam giới? Mình nghĩ giúp cả nữ giới mọi người luôn chứ 😌
lzm
ĐẠI BÀNG
2 năm
Mình sang Paris hồi đầu 2019, thật là quá mệt mỏi để đi tìm 1 cái toilet công cộng, khi tìm được thì... 2€ cho 1 phát đi tè nhé! 😁
@lzm Do thím k quen thôi, có thể kiếm quán cafe hay nhà hàng, đi vào nói cho mượn cái toilet, là họ cho liền, k tốn đồng nào, có thể bỏ 0.5xu ngoài cửa cũng dc, nói chung k nhiều. Chứ mấy cái toilet công cộng nó ghi giá tiền thì chịu rồi 😂😂😂. Nhưng 2e thì nhiều vl, mềnh chưa thấy ở đâu ăn dày thế 😂😂😂
Paris là thành phố văn minh nhất thế giới mà, sống ở đây chắc thích lắm lun 😆
@tía-thằng-cu-hói Ok qua bển trải nghiệm cảm giác cướp giật , hửi mùi nước đái đi.
à
Đến thời hiện đại ngày nay VN vẫn thua xa thủ đô Ba lê hoa lệ thế kỷ 19. Thật tệ hại, tìm nhà VSCC ở thành Hồ đỏ con mắt.
Hot.Buns
TÍCH CỰC
2 năm
không thấy cọng rác nào luôn
Bên mình giờ toàn vào các tòa nhà văn phòng , trung tâm thương mại để đi.
toilet cầu kỳ & đẹp, ở VN chỉ có mua nước uống như cafe và đi toilet luôn, chứ không phổ biến và sạch sẽ
hAHA

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019