Planmed Verity CBCT - phiên bản chụp cắt lớp điện toán chùm tia hình nón với nhiều tính năng mới

Hassler
23/3/2018 2:31Phản hồi: 18
Planmed Verity CBCT - phiên bản chụp cắt lớp điện toán chùm tia hình nón với nhiều tính năng mới
Kỹ thuật CBCT (Cone-beam CT - chụp cắt lớp điện toán chùm tia hình nón) sử dụng chùm tia X hình nón để tạo ảnh thay vì chùm tia X hình quạt như kỹ thuật CT thông thường. CBCT là một phiên bản cải tiến về tốc độ chụp nhanh hơn, an toàn hơn và kích thước nhỏ gọn so với CT thông thường. Thông qua việc sử dụng chùm tia X hình nón, kích thước của máy quét, liều lượng bức xạ và thời gian cần thiết để quét đều giảm đáng kể.

Gần đây hãng sản xuất thiết bị y tế Planmed của Phần Lan vừa cho ra mắt phiên bản mới của dòng sản phẩm của hãng với nhiều cập nhật cả về hình thức, đầu dò, cập nhật về hệ điều hành giúp giảm thời gian chụp và nhiều tính năng mới khác. Sản phẩm phần lớn vẫn được dùng cho nha khoa, tuy nhiên cũng có thể áp dụng cho chụp CT chân hoặc cổ.



Một tính năng hay khác là chế độ ổn định hình ảnh được gọi là Planmeca CALM giúp căn chỉnh các chuyển động của bệnh nhân. Điều này giúp các bệnh nhân không phải trải qua những lần chụp đi chụp lại, làm giảm khả năng có thể bị nhiễm xạ hơn. Để giảm liều liều bức xạ trong những tình huống nhất định, một giao thức có tên là Planmeca Ultra Low Dose được thiết lập để có thể tạo những hình ảnh sắc nét về mặt lâm sàng trong khi giảm thiểu sự khó chịu cho bệnh nhân.

Planmed CBCT.jpg

Planmed còn cung cấp nhiều màu giúp cho sản phẩm nhìn bắt mắt hơn, thân thiện hơn với bệnh nhân. Thiết bị cũng khá nhỏ gọn, có thể di chuyển dễ dàng trong phạm vi phòng khám.

Dưới đây là đoạn video demo sản phẩm:



Tham khảo Planmed
18 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ND Quang
ĐẠI BÀNG
6 năm
Detector được cải tiến, nên cả cái máy được ăn theo, có thể áp dụng được chùm tia nón giống như chụp phóng xạ trong công nghiệp.
Cảm giác các tia xuyên qua người, qua não thấy ghê ghê 😁
And Nghĩa
ĐẠI BÀNG
6 năm
@#JK Nó cắt tới đơn vị cấu tạo nên tế bào lận bác đó là DNA, chụp nhiều DNA rối loạn có con dễ bị di tật
@Vũ Anh Vũ Văn Hại sao không bạn? Bạn nghĩ nó vô hại?
@MocM3o339 tia x được hấp thu và phản xa ngược lại nếu gặp chì. nên phòng chụp các máy này lót chì hết. nếu bạn lo lắng mối nguy hại sinh học. thì thật ra chụp phim ko nguy hại đến như vậy nếu bạn hiểu sâu về nó
@And Nghĩa nó không "cắt" mà đi xuyên qua. và bạn nên hiểu 1 chút về "nó" trước khi phát biểu
còn chụp nhiều đến mức rối loạn DNA sinh con dị tật mình chưa nghe. chỉ có ai điều trị xạ trị mới đáng lo ngại thôi bạn
giapho
ĐẠI BÀNG
6 năm
Thiết bị tiền tỷ
@giapho Thiết bị y tế mấy trăm tỉ còn có nữa mà
limann
TÍCH CỰC
6 năm
Như phim kd là : đút chân vô, rút ra còn phân nửa 😁
Mình chỉ hơi buồn cười là có ông đút chân vào chụp xong rồi lúc sau có anh chụp mặt, mà nghĩ ông kia bị thối chân thì cứ gọi là nồng hết cả nàn 😆
Nhìn mẫu cứ tưởng Phế lai nì không 😁
Vipkaka$
ĐẠI BÀNG
6 năm
Mong vn mình có sớm.
Sắp có công nghệ mới cho nền y học rồi
mrpham2589
ĐẠI BÀNG
6 năm
Vẫn là dùng tia X thôi nhỉ
KimKim12
ĐẠI BÀNG
6 năm
Việt Nam vẫn đang còn chế tạo máy tiện mía, mà người ta đã đi tới đâu rồi 😔((
haiyen126
ĐẠI BÀNG
6 năm
máy móc h hiện đại quá, bác sĩ h đc giúp sức quá nhiều luon
lom_comsg
ĐẠI BÀNG
6 năm
Rất thích các bài viết về sức khoẻ này của mod,rất hay.cám ơn mod 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019