Ngoài rạp hiện đang chiếu phim điện ảnh độc lập Sài Gòn trong cơn mưa của đạo diễn Lê Minh Hoàng, một bộ phim về tuổi trẻ, ước mơ và tình yêu. Tuy đây là những chủ đề quen thuộc nhưng với kịch bản tốt, đi theo đó là cách xử lý tình huống, nhịp điệu phim và diễn xuất của nhân vật chính, bộ phim đã đem chúng ta quay trở về, nhìn lại phiên bản quá khứ của bản thân nếu bạn là người đang hoặc đã đi qua tuổi trẻ.
Người ta vẫn thường nói tuổi trẻ ngắn ngủi, nó trôi qua nhanh như một giấc mộng đêm hè. Vì là giấc mộng nên nó nửa thực nửa hư. Đôi khi chúng ta cảm giác thời gian đã đánh cắp những giây phút ấy, vứt chúng vào khoảng không vì nó vội vã, dồn dập. Chúng kéo nhau đi vào một chiều xuân khi ta chợt nhận ra mình không còn trẻ nữa. Ta ngồi đó, hồi tưởng về những lúc ngu ngốc, ngây dại, thầm cảm ơn nó vì nhờ vậy, ta là ta của ngày hôm nay. Tất cả những cảm xúc này ùa về trong mình khi xem Sài Gòn trong cơn mưa.
Bộ phim kể về Vũ, một chàng trai Hà Nội non nớt mới chuyển vào Sài Gòn với niềm đam mê âm nhạc. Anh tham gia nhóm nhạc Bồng Bềnh, nhận show đi hát và chúng đều là các bài hát cover. Vũ vẫn ấp ủ những sáng tác của mình sẽ được lên sân khấu một ngày nào đó. Mây, cô gái quê Phú Yên đã lăn lộn ở Sài Gòn nhiều năm. Cô đi bán quần áo ở hội chợ, phục vụ ở nhà hàng để kiếm sống, nuôi ước mơ thiết kế thời trang và mở một tiệm quần áo cho riêng mình. Hai người gặp nhau tình cờ trong một đám cưới và họ yêu nhau. Mây từng nói với Vũ không nên coi thường giá trị của đồng tiền. Vũ vẫn ngây ngô nuôi giấc mộng, chẳng mảy may để ý đến thực tế cơm áo gạo tiền cho tới một ngày có chuyện xảy ra. Mây nằm trên giường bệnh khóc, Vũ một tay cầm cà men, một tay cầm giấy viện phí anh không thể trả nổi. Hai vai buông thõng, anh đứng đó, bất lực nhìn người yêu đau đớn, mọi thứ xung quanh vẫn cứ thế trôi đi chả đợi chờ ai.
Người ta vẫn thường nói tuổi trẻ ngắn ngủi, nó trôi qua nhanh như một giấc mộng đêm hè. Vì là giấc mộng nên nó nửa thực nửa hư. Đôi khi chúng ta cảm giác thời gian đã đánh cắp những giây phút ấy, vứt chúng vào khoảng không vì nó vội vã, dồn dập. Chúng kéo nhau đi vào một chiều xuân khi ta chợt nhận ra mình không còn trẻ nữa. Ta ngồi đó, hồi tưởng về những lúc ngu ngốc, ngây dại, thầm cảm ơn nó vì nhờ vậy, ta là ta của ngày hôm nay. Tất cả những cảm xúc này ùa về trong mình khi xem Sài Gòn trong cơn mưa.
Bộ phim kể về Vũ, một chàng trai Hà Nội non nớt mới chuyển vào Sài Gòn với niềm đam mê âm nhạc. Anh tham gia nhóm nhạc Bồng Bềnh, nhận show đi hát và chúng đều là các bài hát cover. Vũ vẫn ấp ủ những sáng tác của mình sẽ được lên sân khấu một ngày nào đó. Mây, cô gái quê Phú Yên đã lăn lộn ở Sài Gòn nhiều năm. Cô đi bán quần áo ở hội chợ, phục vụ ở nhà hàng để kiếm sống, nuôi ước mơ thiết kế thời trang và mở một tiệm quần áo cho riêng mình. Hai người gặp nhau tình cờ trong một đám cưới và họ yêu nhau. Mây từng nói với Vũ không nên coi thường giá trị của đồng tiền. Vũ vẫn ngây ngô nuôi giấc mộng, chẳng mảy may để ý đến thực tế cơm áo gạo tiền cho tới một ngày có chuyện xảy ra. Mây nằm trên giường bệnh khóc, Vũ một tay cầm cà men, một tay cầm giấy viện phí anh không thể trả nổi. Hai vai buông thõng, anh đứng đó, bất lực nhìn người yêu đau đớn, mọi thứ xung quanh vẫn cứ thế trôi đi chả đợi chờ ai.
Cú đánh thực tại là cú đánh phũ phàng khiến ta sực tỉnh. Muôn đời nay vẫn vậy, sao ta có thể theo đuổi ước mơ nghệ thuật khi nhu cầu cơ bản của con người là ăn uống, có một cơ thể khỏe mạnh ta vẫn còn chưa đáp ứng nổi? Dừng lại, tạm quay sang con đường kiếm ăn, mong một ngày không xa ta sẽ quay trở lại với giấc mơ dang dở nhưng mọi việc liệu có dễ dàng thế? Trong phim, ban nhạc Bồng Bềnh với bốn con người, bốn hoàn cảnh sống khác nhau. đều mong họ sẽ nổi tiếng. Tuy nhiên, thực tế đã đưa bốn người rời xa nhau, mỗi người một con đường riêng. Một tổng thể chỉ ổn khi mỗi thành phần trong nó ổn, nhưng khi cả bốn người đang rối bời, tất cả sẽ nhanh chóng vỡ tan. Đó là những khúc ngoặt mà cuộc đời thử thách chúng ta, không có con đường nào bằng phẳng, con đường như thế nhất quyết không thể tồn tại. Những gì lớn lao đều hình thành từ những đêm ròng không ngủ, những chất vấn khôn nguôi, sự cô độc trong hành trình không ai hiểu thấu.
“Hãy đi tìm tờ giấy xanh trong vần thơ, để về sau không qua tham lam u mờ." Câu hát từ bài Hết thời của nhóm nhạc Ngọt bỗng vang lên trong mình khi viết đến đây. Có lẽ đạo diễn cũng muốn nhắn nhủ như vậy tới nhân vật Vũ trong kịch bản anh viết ra. Vũ ngừng sáng tác, ngừng hát để quay sang kiếm tiền. Anh cố khoác lên mình chiếc áo quá rộng để đến cao trào, mọi thứ vỡ òa. Nhân vật khóc, chúng ta thấy mình cũng đang khóc vì sao cảm xúc đó thật quá, có phải Vũ chính là ta vào thời điểm nào đó trong đời. Để đến bây giờ khi nhìn lại, ta vẫn chưa hết thương ta của lúc ấy, đã phải đánh đổi rất nhiều thứ, cả người ta yêu thương nhất trên con đường tìm thấy chính mình.
Những nhân vật tuyến phụ như Thắng, Phong, Gia Linh cũng là một phóng chiếu khác với câu hỏi: liệu ngọn lửa, năng lượng chúng ta dành cho “đam mê” tuổi trẻ ấy có thật sự lớn đến thế khi đối mặt với thực tế? Ta có rẽ sang hướng khác khi khó khăn bủa vây?
Là một bộ phim độc lập, Sài Gòn trong cơn mưa không tránh khỏi những hạt sạn nhất định. Đoạn đầu hay có thể hiểu như phần một của phim hơi lê thê, dài dòng trong khi phần còn lại, diễn biến tâm lý nhân vật chưa đủ sâu cũng như chưa trải qua đủ thăng trầm để có một cái kết đẹp, ở đây là thành công về âm nhạc. Mọi thứ chuyển biến quá nhanh so với tiết tấu chậm ở đầu phim dẫn đến sự phi lý. Nhân vật chính Vũ do Alvin Lu thủ vai xuất hiện là anh chàng nhút nhát, nói lắp nhưng chi tiết này bị làm quá lên dẫn đến cảm giác khó chịu cho người xem. Tương tự với phản ứng gay gắt của nhân vật Phong khi tình huống nông, chưa đủ để đẩy cảm xúc tới mức độ đó.
Những gì còn lại trong mình sau khi xem Sài Gòn trong cơn mưa là tinh thần của bộ phim. Bỏ qua những điểm chưa làm tới, đây là bộ phim để lại ấn tượng tốt. Mình cảm nhận được dòng chảy vẫn đang tiếp diễn trong tim của người trẻ. Nó đặt ra câu hỏi cho mỗi cá nhân để ta nhìn nhận và bước tiếp.
Podcast
Soundcloud
Quảng cáo