Protein trên các tế bào nhiễm Covid bảo vệ virus khỏi hệ thống miễn dịch

Các nhà nghiên cứu tin rằng, một loại protein được gọi là CD47, giúp các tế bào bị tổn thương không bị hệ thống miễn dịch phá hủy. Protein này có thể góp phần vào việc khiến các ca Covid trở nặng.
"Chúng tôi có thể đã xác định được một yếu tố quan trọng liên quan đến các ca Covid-19 nặng," Martin Michaelis, đồng tác giả từ Đại học Kent cho biết trong một tuyên bố. "Bây giờ chúng tôi có thể mong đợi những tiến bộ hơn nữa trong việc thiết kế quá trình trị liệu."

Nhiễm SARS-CoV-2 cũng làm tăng mức độ của một protein khác, SIRPalpha, hoạt động với protein CD47 để khiến hệ thống miễn dịch bỏ qua các tế bào bị bệnh. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng nồng độ protein CD47 cũng tăng cao trong các điều kiện có thể khiến tình trạng của bệnh nhân trầm trọng thêm, chẳng hạn như: tuổi tác, tiểu đường, huyết áp cao và tắc nghẽn mạch máu.
Trong những nhóm này, "mức CD47 cao… có thể dẫn đến tình trạng nhiễm Covid-19 nghiêm trọng," các nhà nghiên cứu cho biết. "Cần có thêm nghiên cứu để xác định rõ hơn vai trò của CD47 và / hoặc SIRPalpha trong Covid-19," họ nói thêm.

Remdesivir giúp bệnh nhân có nguy cơ cao không phải nhập viện

Thuốc kháng virus tiêm tĩnh mạch Remdesivir của Gilead Sciences Inc. đã giúp những bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ không phải nhập viện trong một thử nghiệm được ngẫu nhiên hóa, công ty này công bố.
562 bệnh nhân trong nghiên cứu đều có các tình trạng làm tăng nguy mắc cơ bệnh rất nặng.
Một nửa được điều trị trong ba ngày bằng Remdesivir - được bán dưới thương hiệu Veklury - trong khi số còn lại được dùng giả dược.
Bốn tuần sau, 5,3% bệnh nhân trong nhóm dùng giả dược phải nhập viện hoặc tử vong, so với 0,7% bệnh nhân dùng remdesivir.
Thuốc này giúp giảm 87% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong. Công ty cho biết bệnh nhân được điều trị bằng remdesivir cũng ít phải gặp bác sĩ hơn.
Thuốc hiện được cho phép sử dụng cấp cứu cho bệnh nhân trong bệnh viện.
"Dữ liệu mới nhất này cho thấy tiềm năng của remdesivir để giúp những bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao phục hồi trước khi họ bệnh nặng hơn và có thể xuất viện hoàn toàn," trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Robert Gottlieb của Trung tâm Y tế Đại học Baylor cho biết trong một tuyên bố.
Nhóm của ông có kế hoạch chính thức công bố dữ liệu tại một hội nghị y tế sắp tới.

Đại dịch đã rút ngắn tuổi thọ nhiều nhất kể từ Thế chiến II
Đại dịch Covid-19 đã làm giảm tuổi thọ vào năm 2020 nhiều nhất kể từ Thế chiến thứ hai, với tuổi thọ của đàn ông Mỹ giảm hơn hai năm, theo dữ liệu mới.
Trong 29 quốc gia được nghiên cứu - Hoa Kỳ, Chile và 27 ở Châu Âu - cho thấy tuổi thọ giảm.
Ở hầu hết các quốc gia, tuổi thọ của nam giới giảm nhiều hơn so với nữ giới.
Ông Ridhi Kashyap, đồng trưởng nhóm nghiên cứu từ Đại học Oxford, cho biết: "Sự sụt giảm mạnh về tuổi thọ ở Hoa Kỳ có thể được giải thích một phần là do tỷ lệ tử vong trong độ tuổi lao động gia tăng đáng kể vào năm 2020.
"Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong ở những người dưới 60 tuổi tăng lên góp phần lớn nhất vào việc giảm tuổi thọ, trong khi ở hầu hết các khu vực của Châu Âu, tỷ lệ tử vong trên 60 tuổi đóng góp đáng kể vào khuynh hướng này."
Mức giảm lớn nhất được thấy ở nam giới Hoa Kỳ, những người có tuổi thọ giảm 2,2 năm so với năm 2019, tiếp theo là giảm 1,7 năm ở nam giới Litva. Phụ nữ ở Hoa Kỳ và Tây Ban Nha có tuổi thọ giảm từ 1,5 năm trở lên.

Quảng cáo


Nhìn chung, nam giới ở 15 quốc gia và phụ nữ ở 11 quốc gia đã bị giảm tuổi thọ hơn một năm. Phụ nữ từ 15 quốc gia và nam giới từ 10 quốc gia vào năm 2020 có tuổi thọ trung bình thấp hơn khi so với năm 2015, theo nhóm nghiên cứu trong báo cáo hôm Chủ nhật trên Tạp chí International Journal of Epidemiology.
Nguồn :BBC
2
0
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019