Kết nối ổn định dù giữa khu vực đông người, phủ sóng khắp mọi nơi là những yếu tố tiên quyết khiến 4G vẫn chiếm được cảm tình của người dùng dù mạng 5G đã bắt đầu xuất hiện tại một số khu vực trung tâm.
Sáng sớm ngày 7/10, anh Quốc Tuấn (ở quận 2, TP HCM) cùng gia đình đã có mặt tại Hồ Gươm để tận hưởng sáng mùa thu Hà Nội và tranh thủ chụp ảnh lưu niệm trước các mô hình những công trình kiến trúc tiêu biểu của Hà Nội trước khi đường phố đông đúc. Nhưng bất ngờ là từ sáng sớm, tại khu vực bờ Hồ đã có đến hàng nghìn du khách từ khắp mọi miền tổ quốc đã đến hồ Gươm để tận hưởng không khí buổi sáng trong lành. Sau khi ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ cùng vợ và hai con nhỏ, anh tranh thủ gọi video về cho người bạn thân cũng ở TP HCM để chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ tại hồ Hoàn Kiếm.
Chia sẻ với phóng viên, anh Quốc Tuấn cho biết thực sự bất ngờ về tốc độ mạng di động 4G tại khu vực khi cuộc gọi video nét căng dù có đến hàng trăm người cũng như anh đang gọi video về cho người thân để chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ khi đến thăm Hà Nội vào đúng thời điểm trọng đại của Thủ đô. Điện thoại anh đôi lúc cũng có xuất hiện 5G nhưng chỉ ở một số khu vực.
Từ sáng sớm ngày 7/10, rất đông người dân từ khắp mọi miền tổ quốc đã đến Thủ đô để trải nghiệm mùa thu Hà Nội và lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ trong lễ kỉ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô. (10/10/1954 – 10/10/2024).
Tương tự như anh Quốc Tuấn, hai bạn trẻ Mỹ Linh và Thu Ngân (28 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội) cũng có mặt ở khu vực Hồ Gươm từ 8h sáng ngày 7/10 để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ cùng Thủ đô. Đang tranh thủ đăng ảnh đi chơi sáng nay lên mạng xã hội để chia sẻ với mọi người, anh Nam (nhà ở Nam Từ Liêm) cho biết: “Dù có đọc thông tin về việc các nhà mạng bắt đầu triển khai mạng 5G có tốc độ mạng nhanh hơn nhiều so với 4G. Nhanh thì nhanh đấy nhưng 4G vẫn là lựa chọn hàng đầu của mình lúc này vì sóng 4G chỗ nào cũng có còn 5G cũng tùy nơi mà thôi.”.
Thu Ngân (bên trái) nhận định mạng 4G tại khu vực đông người như bờ Hồ sáng nay vẫn hoạt động vô cùng ổn định khiến chị thoải mái chia sẻ hình ảnh, video với bạn bè về khoảnh khắc đáng nhớ của Hà Nội trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
Chia sẻ về trải nghiệm tại khu vực trung tâm Hà Nội, Thu Ngân cho biết đây là đầu nghe thấy sắp có 5G tuy nhiên cũng lo ngại sẽ khiến điện thoại bi đã chuyển sang sử dụng sim 4G và hoàn toàn hài lòng với trải nghiệm tốc độ truy cập internet hiện tại, “dù giữa nơi đông đúc như hồ Hoàn Kiếm sáng nay nhưng tốc độ mạng 4G vẫn ổn định và không bị chậm”. Điều quan trọng nhất là các máy điện thoại đời cao mới dùng được 5G còn em thì chưa mua được, đây cũng là cản trở lớn của em với dịch vụ 5G.
Một người dân có mặt tại hồ Hoàn Kiếm chia sẻ: “Tôi đăng ký internet di động chủ yếu gọi điện thoại cho con cháu ở xa và để lướt mạng đọc tin tức nên dùng gói 4G đã quá đủ. 5G bao giờ chỗ nào cũng có mà giá phải rẻ như 4G thì tôi mới cân nhắc để thay đổi”.
Theo nperf.com thì trên địa bàn cả nước sóng 5G mới chỉ phủ sóng tại 1 số khu vực nhất định tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM… còn sóng 4G và 4G+ đã phần như phủ sóng cả nước.
Trong khi đó, theo chuyên gia công nghệ Ngô Thảo nhận định, theo lý thuyết thì mạng 5G (Fifth Generation – mạng không dây thế hệ thứ 5) là tiêu chuẩn không dây toàn cầu mới sau mạng 1G, 2G, 3G và 4G. 5G được thiết kế cho phép vạn vật kết nối với nhau (Internet of Things – internet vạn vật), giữa người với người và người với thiết bị. Công nghệ không dây 5G nhằm cung cấp tốc độ dữ liệu có thể lên tới 10 Gbp/s với độ trễ cực thấp, độ tin cậy cao hơn, dung lượng mạng lớn, tính khả dụng cao hơn và trải nghiệm thống nhất hơn cho nhiều người dùng hơn. Nhưng thực tế mạng 5G được xây dựng trên cơ sở hạ tầng dùng chung với mạng 4G và những ứng dụng dựa trên độ trễ thấp của mạng 5G được quảng bá mạnh như dùng trong ô tô tự lái, robot phẫu thuật từ xa, Internet vạn vật khi mọi thứ quanh ta đều được kết nối, nhà máy được điều khiển tự động, thành phố thông minh… đều chưa thực sự khả dụng với phần lớn người dùng bình thường trong thời điểm hiện tại.
Tốc độ tải xuống là một trong những lợi thế lớn của 5G so với mạng di động thế hệ trước. Theo lý thuyết, nó có thể đạt mức cao lên tới 10 Gbp/s (khoảng 62MB/s) nhưng tín hiệu không phải lúc nào cũng tốt. Và thực tế tại nhiều thời điểm khi mạng 5G chưa được phủ sóng rộng rãi thì có nghĩa là tốc độ mạng 5G có lúc sẽ chậm hơn cả những gì bạn đang nhận được từ mạng 4G, chuyên gia Ngô Thảo nhận định.
Ngoài ra, đến thời điểm hiện tại vùng phủ sóng của các trạm phát sóng 5G kém xa so với các trạm 3G và 4G trước đây. Trong khi một trạm gốc 3G có thể phủ sóng tới 5 km và một trạm 4G có thể phủ sóng 1 km thì vùng phủ sóng của trạm 5G chỉ khoảng 300 mét. Điều này có nghĩa là các công ty viễn thông cần đầu tư thêm một lượng lớn trạm phát sóng cho mạng 5G và đồng nghĩa với khả năng các gói cước 5G có thể cao hơn đáng kể so với các gói cước 4G hiện tại.
Sáng sớm ngày 7/10, anh Quốc Tuấn (ở quận 2, TP HCM) cùng gia đình đã có mặt tại Hồ Gươm để tận hưởng sáng mùa thu Hà Nội và tranh thủ chụp ảnh lưu niệm trước các mô hình những công trình kiến trúc tiêu biểu của Hà Nội trước khi đường phố đông đúc. Nhưng bất ngờ là từ sáng sớm, tại khu vực bờ Hồ đã có đến hàng nghìn du khách từ khắp mọi miền tổ quốc đã đến hồ Gươm để tận hưởng không khí buổi sáng trong lành. Sau khi ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ cùng vợ và hai con nhỏ, anh tranh thủ gọi video về cho người bạn thân cũng ở TP HCM để chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ tại hồ Hoàn Kiếm.
Chia sẻ với phóng viên, anh Quốc Tuấn cho biết thực sự bất ngờ về tốc độ mạng di động 4G tại khu vực khi cuộc gọi video nét căng dù có đến hàng trăm người cũng như anh đang gọi video về cho người thân để chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ khi đến thăm Hà Nội vào đúng thời điểm trọng đại của Thủ đô. Điện thoại anh đôi lúc cũng có xuất hiện 5G nhưng chỉ ở một số khu vực.
Từ sáng sớm ngày 7/10, rất đông người dân từ khắp mọi miền tổ quốc đã đến Thủ đô để trải nghiệm mùa thu Hà Nội và lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ trong lễ kỉ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô. (10/10/1954 – 10/10/2024).
Tương tự như anh Quốc Tuấn, hai bạn trẻ Mỹ Linh và Thu Ngân (28 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội) cũng có mặt ở khu vực Hồ Gươm từ 8h sáng ngày 7/10 để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ cùng Thủ đô. Đang tranh thủ đăng ảnh đi chơi sáng nay lên mạng xã hội để chia sẻ với mọi người, anh Nam (nhà ở Nam Từ Liêm) cho biết: “Dù có đọc thông tin về việc các nhà mạng bắt đầu triển khai mạng 5G có tốc độ mạng nhanh hơn nhiều so với 4G. Nhanh thì nhanh đấy nhưng 4G vẫn là lựa chọn hàng đầu của mình lúc này vì sóng 4G chỗ nào cũng có còn 5G cũng tùy nơi mà thôi.”.
Thu Ngân (bên trái) nhận định mạng 4G tại khu vực đông người như bờ Hồ sáng nay vẫn hoạt động vô cùng ổn định khiến chị thoải mái chia sẻ hình ảnh, video với bạn bè về khoảnh khắc đáng nhớ của Hà Nội trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
Chia sẻ về trải nghiệm tại khu vực trung tâm Hà Nội, Thu Ngân cho biết đây là đầu nghe thấy sắp có 5G tuy nhiên cũng lo ngại sẽ khiến điện thoại bi đã chuyển sang sử dụng sim 4G và hoàn toàn hài lòng với trải nghiệm tốc độ truy cập internet hiện tại, “dù giữa nơi đông đúc như hồ Hoàn Kiếm sáng nay nhưng tốc độ mạng 4G vẫn ổn định và không bị chậm”. Điều quan trọng nhất là các máy điện thoại đời cao mới dùng được 5G còn em thì chưa mua được, đây cũng là cản trở lớn của em với dịch vụ 5G.
Một người dân có mặt tại hồ Hoàn Kiếm chia sẻ: “Tôi đăng ký internet di động chủ yếu gọi điện thoại cho con cháu ở xa và để lướt mạng đọc tin tức nên dùng gói 4G đã quá đủ. 5G bao giờ chỗ nào cũng có mà giá phải rẻ như 4G thì tôi mới cân nhắc để thay đổi”.
Theo nperf.com thì trên địa bàn cả nước sóng 5G mới chỉ phủ sóng tại 1 số khu vực nhất định tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM… còn sóng 4G và 4G+ đã phần như phủ sóng cả nước.
Trong khi đó, theo chuyên gia công nghệ Ngô Thảo nhận định, theo lý thuyết thì mạng 5G (Fifth Generation – mạng không dây thế hệ thứ 5) là tiêu chuẩn không dây toàn cầu mới sau mạng 1G, 2G, 3G và 4G. 5G được thiết kế cho phép vạn vật kết nối với nhau (Internet of Things – internet vạn vật), giữa người với người và người với thiết bị. Công nghệ không dây 5G nhằm cung cấp tốc độ dữ liệu có thể lên tới 10 Gbp/s với độ trễ cực thấp, độ tin cậy cao hơn, dung lượng mạng lớn, tính khả dụng cao hơn và trải nghiệm thống nhất hơn cho nhiều người dùng hơn. Nhưng thực tế mạng 5G được xây dựng trên cơ sở hạ tầng dùng chung với mạng 4G và những ứng dụng dựa trên độ trễ thấp của mạng 5G được quảng bá mạnh như dùng trong ô tô tự lái, robot phẫu thuật từ xa, Internet vạn vật khi mọi thứ quanh ta đều được kết nối, nhà máy được điều khiển tự động, thành phố thông minh… đều chưa thực sự khả dụng với phần lớn người dùng bình thường trong thời điểm hiện tại.
Tốc độ tải xuống là một trong những lợi thế lớn của 5G so với mạng di động thế hệ trước. Theo lý thuyết, nó có thể đạt mức cao lên tới 10 Gbp/s (khoảng 62MB/s) nhưng tín hiệu không phải lúc nào cũng tốt. Và thực tế tại nhiều thời điểm khi mạng 5G chưa được phủ sóng rộng rãi thì có nghĩa là tốc độ mạng 5G có lúc sẽ chậm hơn cả những gì bạn đang nhận được từ mạng 4G, chuyên gia Ngô Thảo nhận định.
Ngoài ra, đến thời điểm hiện tại vùng phủ sóng của các trạm phát sóng 5G kém xa so với các trạm 3G và 4G trước đây. Trong khi một trạm gốc 3G có thể phủ sóng tới 5 km và một trạm 4G có thể phủ sóng 1 km thì vùng phủ sóng của trạm 5G chỉ khoảng 300 mét. Điều này có nghĩa là các công ty viễn thông cần đầu tư thêm một lượng lớn trạm phát sóng cho mạng 5G và đồng nghĩa với khả năng các gói cước 5G có thể cao hơn đáng kể so với các gói cước 4G hiện tại.