[QC] Máy hiện sóng PicoScope 5444D độ phân giải linh hoạt để gỡ lỗi cho tín hiệu nguồn

TTKM
16/11/2021 3:8Phản hồi: 3
[QC] Máy hiện sóng PicoScope 5444D độ phân giải linh hoạt để gỡ lỗi cho tín hiệu nguồn
Thiết lập kiểm tra
Hình 1 là sơ đồ kết nối để giám sát và kiểm tra tín hiệu nguồn 1,0 V sử dụng máy hiện sóng PicoScope 5444D của Pico Technology: máy hiện sóng kết nối với cổng USB 3.0 của PC qua cáp USB 3.0, trong đó phần mềm PicoScope 6 được cài đặt và chạy trên PC. Trong trường hợp này, PicoScope 5444D được cấp nguồn bằng cổng USB trên máy tính thông qua cáp USB 3.0.

Article 5-Image 1.jpg
Hình 1: Thiết lập kiểm tra

Giám sát tín hiệu bằng các tính năng Cảnh báo Alarm và Kiểm tra giới hạn Mask trong phần mềm PicoScope 6
Tính năng Kiểm tra giới hạn Mask trong phần mềm PicoScope 6 cho phép so sánh các tín hiệu đang hoạt động với tín hiệu tốt đã biết. Tính năng này được thiết kế để sử dụng trong môi trường sản xuất và gỡ lỗi. Chỉ cần thu nhận một tín hiệu tốt đã biết, tạo một khuôn mẫu “mask” xung quanh tín hiệu đó, sau đó sử dụng

các cảnh báo để tự động lưu bất kỳ dạng sóng nào (kèm với thời gian mà sự kiện được ghi lại) vi phạm khuôn mẫu. Sau khi chạy trong một khoảng thời gian, PicoScope 5444D đã phát hiện ra hai sự kiện bất thường giống nhau vi phạm khuôn mẫu. Như trong Hình 2, ta suy đoán các sự kiện bất thường này có thể là do sự xuất hiện của tín hiệu nhiễu tại một số thời điểm khi các mạch hoặc thiết bị điện tử gần đó bật hoặc tắt. Tín hiệu nhiễu như vậy sẽ phát ra theo phương pháp bức xạ không gian.

Article 5-Image 2.png
Hình 2: Các xung bất thường do PS 5444D thu được

Tìm nguồn phát ra tín hiệu nhiễu
Để tìm ra nguồn gốc của tín hiệu nhiễu, chúng ta đặt chế độ kiểm tra giới hạn mask và thực hiện kiểm tra tín hiệu nguồn 1,0 V trong các điều kiện ở cả miền thời gian và miền tần số. Sử dụng chế độ phổ trong PicoScope 6 để phân tích tín hiệu trong miền tần số. Hình 3 thể hiện kết quả đạt được (cài đặt trên PicoScope: DC Coupling,Dải +/- 2 V). Chúng ta có thể thấy một số thành phần phổ xung quanh tần số 350 KHz, bao gồm các hài 700 KHz, 1050 KHz, v.v ... Mặc dù biên độ của đỉnh phổ không cao lắm, nhưng thông tin này cho chúng ta những manh mối rất quan trọng. Như chúng ta đã biết, tín hiệu nhiễu vài trăm KHz luôn đến từ bộ nguồn chuyển mạch (switching power supply). Để tìm ra nguồn phát tín hiệu nhiễu, trước hết chúng ta nên loại trừ những thiết bị điện tử đang chạy và tập trung tìm những thiết bị mới bật trong quá trình kiểm tra. Vì tín hiệu nhiễu được tạo ra bởi bộ nguồn chuyển mạch tại thời điểm bật thường có biên độ cao hơn, chúng ta tắt nguồn từng thiết bị điện tử mới được kết nối với nguồn và nhận thấy phổ của nguồn điện 1,0 V thay đổi khi nguồn của đèn bàn gần thiết bị kiểm tra đã bị ngắt kết nối.
Hình 4, cho thấy các đỉnh phổ nhiễu ở quanh tần số 350 KHz đã biến mất

Article 5-Image 3.png
Hình 3: Phổ của tín hiệu nguồn khi có nhiễu

Article 5-Image 4.png
Hình 4: Phổ của tín hiệu cung cấp điện khi không có nhiễu

Kết luận
Dựa vào các thử nghiệm ở trên, trong quá trình giám sát nguồn điện, chúng tôi có thể kết luận tín hiệu nhiễu không thường xuyên đến từ bộ nguồn chuyển mạch trong đèn bàn, tạo ra một lượng tín hiệu nhiễu tương đối lớn tại thời điểm bật nguồn. Để kiểm tra lại kết luận, chúng tôi đã thử nghiệm lại nhiều lần. Và chứng minh được kết luận là đúng.

Để biết thêm thông tin vui lòng truy cập:https://www.picotech.com/distributors hoặc liên hệ với chúng tôi qua email:pico.asia-pacific@picotech.com
3 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Công nghệ giờ hiện đại quá, ngày xưa cái máy chà bá....mua bộn tiền
W41k3r43937
ĐẠI BÀNG
2 năm
Quảng cáo hay đấy, nhưng mình chỉ cho 1 sao vì quốc kì VN mình chỉ có 1 sao thôi chứ 5 sao thành quốc kì Tung của mất
gabaybong
ĐẠI BÀNG
2 năm
Máy chuyên nghiệp thật

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019