Qualcomm và Google hợp tác mở rộng khả năng cập nhật OS cho điện thoại Android lên 8 năm

Pnghuy
26/2/2025 6:34Phản hồi: 26
EditEdit
Qualcomm và Google hợp tác mở rộng khả năng cập nhật OS cho điện thoại Android lên 8 năm
Hôm nay QualcommGoogle chín thức hợp tác để mở rộng hỗ trợ cập nhật Android lên đến 8 năm cho các nền tảng vi xử lý Snapdragon 8 Elite, cũng như các nền tảng 8 và 7-series chọn lọc, tăng cường thêm tuổi thọ và tính bền vững của thiết bị.

Nói như thông cáo báo chí của Qualcomm thì từ nay trở về sau, những thiết bị chạy Snapdragon 8 đầu bảng và một số vi xử lý Snapdragon 7 Series khác sẽ có được 8 năm cập nhật hệ điều hành và bảo mật, con số này tăng lên 1 năm so với cam kết trước đó của Samsung và Google. Hiện các mẫu điện thoại Android chạy Snapdragon 8 Elite tính đến hiện tại có thể kể đến như Galaxy S25 Series, OPPO Find N5, OnePlus 13, Xiaomi 15...Đây sẽ là những mẫu điện thoại đầu tiên được hỗ trợ chương trình này.

Điều này có ý nghĩa gì với các nhà sản xuất như Samsung, OPPO, Xiaomi?


Đây là sự hợp tác giữa Qualcomm và Google, tức là nằm ở phía nhà sản xuất vi xử lý và nhà cung cấp phần mềm, cũng có nghĩa nó sẽ được cung cấp các framework và các bộ hướng dẫn dành cho OEM.

Một mặt, các nhà sản xuất thiết bị như Samsung hay OPPO không cần tốn nhiều công sức và tiền bạc để dành cho việc cập nhật này, bởi vì từ khi Google giới thiệu project Treble thì các OEM không cần thiết phải viết lại hay chỉnh sửa lớp Vendor Implementation (VI) nữa. Có thể hiểu một cách đơn giản, VI là những phần mềm được viết để giúp cho hệ điều hành Android có thể giao tiếp được với SoC.

Trước khi Google ra mắt project Treble thì từ Android 7.0 trở về trước, mỗi khi có Android mới là cần phải điều chỉnh lại VI, do đó thời gian chờ đợi phát hành các bản cập nhật thường rất lâu và thời gian hỗ trợ cập nhật cho các mẫu điện thoại cũng không lâu, tầm 1-2 năm là các NSX họ bỏ rơi điện thoại của họ rồi, dù là flagship vì tốn quá nhiều công sức.

Cũng nhờ project Treble thì các lớp VI được tách riêng ra mà không liên quan nhiều đến việc cập nhật Android mới, các thành phần được tách riêng để có thể cập nhật cuốn chiếu, từ đó người dùng sẽ nhận được bản cập nhật sớm hơn.

Mặt khác, cập nhật nhanh chóng và lâu dài cũng giúp ích cho các OEM bởi vì người dùng sẽ ở lại với thương hiệu của họ lâu hơn, lòng tin gia tăng.

Ở phía Qualcomm thì chương trình còn bao gồm hai bản nâng cấp cho Android Common Kernel (ACK) của nền tảng di động để hỗ trợ thời gian hoạt động tám năm. Kernel là lõi của mọi hệ điều hành, và những nâng cấp kernel ACK này cho hệ điều hành Android sẽ cho phép các OEM cung cấp bảo mật cho thiết bị của họ lâu hơn. Mức hỗ trợ này phù hợp với các sáng kiến an ninh quan trọng ở Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu nhằm cải thiện các tiêu chuẩn an ninh mạng cho các sản phẩm phần cứng và phần mềm.

Việc này đồng thời cũng sẽ góp phần giảm thiểu rác thải điện tử vì thời gian nâng cấp điện thoại của người dùng sẽ lâu hơn (có thể ảnh hưởng đến doanh số của các hãng).

Còn ở phía người dùng cuối? Chớ hi vọng nhiều


Đây là chương trình được mở ra bởi Google và Qualcomm, còn việc có hỗ trợ hay không là tùy thuộc vào các OEM, tức là tùy vào Samsung, OPPO hay Xiaomi họ có tham gia chương trình này với Qualcomm và Google hay không.

Như Samsung hiện tại đang hỗ trợ cập nhật 7 năm cho điện thoại của mình, không chỉ là dòng flagship mà còn là dòng tầm trung nữa, cho nên chương trình này của Qualcomm thì cũng không ảnh hưởng lắm đến kế hoạch của Samsung. Còn với OPPO hay Xiaomi, họ thường bán điện thoại với nhiều phiên bản (nội địa với quốc tế) với một số khác biệt, mà việc chia nguồn lực để chăm sóc cho cả hai cũng có thể tốn nhiều chi chí, nên cũng chưa chắc các hãng Trung Quốc đã tham gia chương trình của Qualcomm.

Ở phía người dùng thì hiện tại chúng ta cũng chỉ chờ xem các OEM sẽ phản ứng như thế nào với chương trình này, nếu sau này điện thoại được cập nhật trong 8 năm thì bạn có thích không, hay bạn sẽ suy nghĩ như thế nào đến việc nâng cấp điện thoại trong tương lai, bình luận bên dưới cùng thảo luận nha anh em.

Quảng cáo

26 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Vc, android xài 3 năm bỏ thì update 8 năm làm gì
@BlackMan00x chuẩn rồi bạn, bây giờ mua s22 ultra củ vẫn còn tốt chán, ngon hơn nhiều so với mua điện thoại tầm trung mới.
@sốt-siêu-vi-sốt-phát-ban-2024 phải nghĩ tới những người mua điện thoại cũ để xài chứ fen
@sốt-siêu-vi-sốt-phát-ban-2024 Nhà tôi dùng máy toàn tối thiểu 4 năm. Thường bỏ đi vì chai pin là chính. Việc chậm lag thì không đáng kể vì toàn dùng flagship và cũng không cài gì nhiều.
Giờ mà các hãng làm lại quả Android One lại hay, Android One do Google cập nhật, còn hãng nào làm UI riêng thì là do chúng nó tự lo.
Quay đi quay lại vẫn là Android gốc là ngon.
Windows cả trăm loại phần cứng mà thằng MS nó còn cập nhật được 😆)
@FireHD xài chán lắm bác ạ, ngày xưa khoái Google pixel do nó mượt, nhưng bây giờ nhìn thị trường Android hãng nào cũng đang tối ưu rất tốt rồi, mình có 1 con pixel 7 dùng 2 năm mới bán do HĐH ít tuỳ biến, ko còn cảm xúc như thời pixel 2 -> pixel 5 nữa
" Còn với OPPO hay Xiaomi, họ thường bán điện thoại với nhiều phiên bản (nội địa với quốc tế), mà phiên bản nội địa thì không sử dụng Google, cho nên việc cập nhật lâu dài khả năng cũng sẽ tốn nhiều chi chí."

Đợi đã! Phiên bản nội địa hay quốc tế thì android thì nó vẫn do Google cầm trịch mà? Phiên bản nội địa thì nó không cài sẵn Google Services, Google Play & các app Google khác thôi chứ nguyên cái core Android là do Google nó làm ra chứ? Mà cái vụ giao tiếp với Soc này nó nằm ở hệ điều hành android chứ liên quan qué gì đến mấy cái app Google đâu.
@gauto988 [Grok Information] Android đúng là mã nguồn mở, nhưng mức độ "mở" của nó có giới hạn và phụ thuộc vào cách Google quản lý hệ sinh thái này. Cụ thể, Android dựa trên Android Open Source Project (AOSP), một dự án mà Google dẫn dắt và cung cấp mã nguồn miễn phí cho bất kỳ ai muốn sử dụng, chỉnh sửa hay phát triển thêm. AOSP bao gồm lõi của hệ điều hành – như kernel Linux, các thư viện cơ bản, và một số ứng dụng mặc định – và bạn có thể tải mã nguồn này từ trang web chính thức của Google để tự do tùy chỉnh.

Tuy nhiên, Android mà chúng ta thường thấy trên các thiết bị thương mại (như điện thoại Samsung, Xiaomi, hay Oppo) không chỉ là AOSP thuần túy. Google đã thêm vào một lớp các dịch vụ độc quyền gọi là Google Mobile Services (GMS), bao gồm: Google Play Store, Gmail, Google Maps, và các API quan trọng khác. Phần này (GMS) không phải mã nguồn mở, và các nhà sản xuất muốn dùng GMS phải ký thỏa thuận với Google, tuân thủ các yêu cầu về tương thích lẫn cài đặt sẵn ứng dụng của họ.

Vậy nên, mức độ "mở" của Android có thể tóm gọn thế này:

- Hoàn toàn mở ở phần AOSP: Ai cũng có thể lấy mã nguồn, xây dựng hệ điều hành riêng (như LineageOS hay GrapheneOS).

- Hạn chế ở phần GMS: Đây là phần cốt lõi mang lại trải nghiệm Android quen thuộc, nhưng mã nguồn không công khai và bị Google kiểm soát chặt.

- Thực tế trên thị trường: Các hãng sản xuất thường tùy biến AOSP, thêm giao diện và ứng dụng riêng (như One UI của Samsung), nhưng vẫn phụ thuộc GMS nếu muốn cạnh tranh, nên tính "mở" bị giới hạn bởi yếu tố thương mại.

Tóm lại, Android mở ở mức cho phép tùy chỉnh sâu nếu bạn chỉ dùng AOSP, nhưng để có hệ sinh thái đầy đủ (ứng dụng, giao diện, dịch vụ, tính năng...) như người dùng phổ thông mong đợi, bạn phải chấp nhận những phần đóng của Google. Nếu muốn đào sâu hơn, có thể tìm thêm thông tin chi tiết từ các nguồn chính thức hoặc các cộng đồng lập trình.
@haigds vậy mấy cái máy REALME, OPPO, VIVO ở thị trường nội địa nó không có GG services nhưng khi bạn cài thêm vô nó vẫn nhận, vậy là các máy bên đó vẫn phải bị GG quản lí đúng không bác
@Chau Phu Quang Huy Các máy REALME, OPPO, VIVO ở thị trường nội địa TQ không bị Google quản lý trực tiếp khi xuất xưởng, vì chúng không có GMS và không nằm trong hệ sinh thái chính thức của Google.

Tuy nhiên, khi cài thêm Google Services, thiết bị sẽ chịu sự quản lý của Google ở mức độ liên quan đến các tầng dịch vụ (dữ liệu, thông báo, ứng dụng từ Play Store). Điều này có nghĩa Google không kiểm soát toàn bộ máy, mà chỉ giới hạn trong phạm vi phần mềm của họ mà người dùng đã cài đặt.

Về bản chất, việc bị Google "quản lý" là do người dùng chủ động đưa thiết bị của họ vào hệ sinh thái của Google thông qua việc cài thêm Google Services, chứ không phải do chính sách bắt buộc từ Google hay nhà sản xuất.
@haigds À ok cảm ơn bác, tại truớc mình đọc 1 cái tin là nghe nói các hãng nào mà cập nhật android, là cứ mỗi phiên bản cho 1 dòng máy là sẽ phải trả cho google 1 triệu đô, nên mình k biết cái này Google họ tính theo Android OS hay tính theo Android OS nếu dùng GMS
Cập nhật trong 8 năm nó dài thật
mcmxcvii
ĐẠI BÀNG
2 tháng
“Hôm nay Qualcomm và Google chín thức…” 😏
Cảm xúc người dùng mới là quan trọng nhất. Cập nhật dài hay ngắn thực chất méo liên quan. Nhìn Apple xem, iPhone 6s được support từ 9 lên 15, thế thế nhưng thực tế càng lên cao người ta càng sợ, vậy có ý nghĩa gì, chỉ là một chiêu trò để móc túi người dùng khi Hãng ép các dev phải từ bỏ nền tảng cũ. Từ đó đè cổ người dùng. Có thằng nào làm được như Windows đâu.
Ai Tự up rom được thì 8 năm từ lâu rồi. Mấy người 0 biết cách up rom thì mới lăn tăn thôi
@badboyasd Up ROM hay thật nm sợ lắm bạn à.
Cũng đáng. Mua cái đt xài 8 năm ròi đổi chứ tiền đâu mua hoài đc
Quá ok
5 năm là duwx nhưng 8 năm cungx khá mong chờ
Update dài quá cũng như không.

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019