Một khảo sát gần đây của KFF cho thấy ngày càng nhiều bệnh nhân sử dụng ChatGPT để tự chẩn đoán và điều trị mà không cần bác sĩ.
Cuộc khảo sát do KFF (Kaiser Family Foundation) thực hiện – một tổ chức phi lợi nhuận chuyên phân tích chính sách y tế – cho biết, cứ 6 người trưởng thành thì có 1 người (17%) sử dụng chatbot AI mỗi tháng để tìm kiếm lời khuyên sức khỏe và thông tin y tế. Đặc biệt, tỷ lệ này tăng lên đến 25% đối với những người dưới 30 tuổi. Ngoài ra, chỉ chưa đến 10% người dùng tin rằng họ đủ khả năng phân biệt được thông tin chính xác do chatbot cung cấp.
Thực tế này phản ánh sự lo ngại khi có nhiều bệnh nhân sau khi nhận tư vấn từ bác sĩ nhưng không hài lòng, đã tìm đến ChatGPT để có thêm thông tin về các triệu chứng và sau đó quay lại gặp bác sĩ để yêu cầu phương pháp điều trị phù hợp hơn. Điều này đặt ra câu hỏi về vai trò của AI trong việc chăm sóc sức khỏe và liệu các công cụ này có thay thế hoàn toàn các bác sĩ hay không. Dù vậy, từ góc độ của bệnh nhân, họ vẫn mong muốn có sự tương tác trực tiếp với bác sĩ để cảm nhận được sự chăm sóc cá nhân hóa hơn.
Cứ 6 người thì có 1 người sẽ tham vấn ChatGPT cho tình hình sức khoẻ của mình.
Ngoài ra, các công cụ như ChatGPT được ưa chuộng khi nó giúp bệnh nhân dễ dàng tra cứu thông tin hơn so với việc phải tìm kiếm trên Google – nơi mà người dùng thường phải sàng lọc qua hàng loạt kết quả để tìm được câu trả lời chính xác. Trong khi đó, các chatbot AI này lại có khả năng cung cấp thông tin nhanh chóng với sự tự tin cao, đôi khi dẫn đến việc người dùng tin tưởng quá mức mà không thẩm định kỹ lưỡng.
Kết quả cuộc khảo sát này có thể coi là một "cú tát" vào các bác sĩ. Họ hiểu rằng AI dần có vai trò trong cuộc sống của con người nhưng họ không nghĩ mọi thứ lại thay đổi nhanh đến thế, nhất là với kết quả khảo sát mà KFF mang lại. Tiến sĩ Ateev Mehrotra, nhà nghiên cứu về sức khỏe và giáo sư tại Đại học Brown, cho biết rằng các bác sĩ hiện chưa nhận thức đầy đủ về tốc độ thay đổi trong lĩnh vực này. Với xu hướng ngày càng nhiều bệnh nhân sử dụng chatbot AI để tư vấn về sức khỏe, ông lo ngại điều này có thể khiến vai trò của bác sĩ bị suy giảm, khi AI dần trở nên phổ biến hơn.
Bổ sung cho quan điểm này, Tiến sĩ Benjamin Tolchin, bác sĩ thần kinh tại Trường Y Yale, cũng chia sẻ rằng một số lượng lớn bệnh nhân của ông đã bắt đầu sử dụng ChatGPT như một cách để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của mình. Mặc dù không phản đối công nghệ, ông nhấn mạnh rằng việc sử dụng ChatGPT cần phải được thực hiện cẩn thận, bởi lẽ không phải mọi thông tin từ AI đều chính xác, và các thông tin sai lệch có thể gây hậu quả nghiêm trọng khi bệnh nhân tin tưởng hoàn toàn vào chúng mà bỏ qua việc tham khảo ý kiến bác sĩ.
Rõ ràng, bất kỳ công cụ nào cũng có giá trị riêng của nó, nhưng cần phải sử dụng một cách tỉnh táo. Đối với các chatbot như ChatGPT, việc đưa ra câu hỏi cần chi tiết, và người dùng cần đánh giá câu trả lời một cách khách quan để tránh sự tự tin thái quá của AI.
Nguồn: NYTimes
Cuộc khảo sát do KFF (Kaiser Family Foundation) thực hiện – một tổ chức phi lợi nhuận chuyên phân tích chính sách y tế – cho biết, cứ 6 người trưởng thành thì có 1 người (17%) sử dụng chatbot AI mỗi tháng để tìm kiếm lời khuyên sức khỏe và thông tin y tế. Đặc biệt, tỷ lệ này tăng lên đến 25% đối với những người dưới 30 tuổi. Ngoài ra, chỉ chưa đến 10% người dùng tin rằng họ đủ khả năng phân biệt được thông tin chính xác do chatbot cung cấp.
Thực tế này phản ánh sự lo ngại khi có nhiều bệnh nhân sau khi nhận tư vấn từ bác sĩ nhưng không hài lòng, đã tìm đến ChatGPT để có thêm thông tin về các triệu chứng và sau đó quay lại gặp bác sĩ để yêu cầu phương pháp điều trị phù hợp hơn. Điều này đặt ra câu hỏi về vai trò của AI trong việc chăm sóc sức khỏe và liệu các công cụ này có thay thế hoàn toàn các bác sĩ hay không. Dù vậy, từ góc độ của bệnh nhân, họ vẫn mong muốn có sự tương tác trực tiếp với bác sĩ để cảm nhận được sự chăm sóc cá nhân hóa hơn.
Cứ 6 người thì có 1 người sẽ tham vấn ChatGPT cho tình hình sức khoẻ của mình.
Ngoài ra, các công cụ như ChatGPT được ưa chuộng khi nó giúp bệnh nhân dễ dàng tra cứu thông tin hơn so với việc phải tìm kiếm trên Google – nơi mà người dùng thường phải sàng lọc qua hàng loạt kết quả để tìm được câu trả lời chính xác. Trong khi đó, các chatbot AI này lại có khả năng cung cấp thông tin nhanh chóng với sự tự tin cao, đôi khi dẫn đến việc người dùng tin tưởng quá mức mà không thẩm định kỹ lưỡng.
Kết quả cuộc khảo sát này có thể coi là một "cú tát" vào các bác sĩ. Họ hiểu rằng AI dần có vai trò trong cuộc sống của con người nhưng họ không nghĩ mọi thứ lại thay đổi nhanh đến thế, nhất là với kết quả khảo sát mà KFF mang lại. Tiến sĩ Ateev Mehrotra, nhà nghiên cứu về sức khỏe và giáo sư tại Đại học Brown, cho biết rằng các bác sĩ hiện chưa nhận thức đầy đủ về tốc độ thay đổi trong lĩnh vực này. Với xu hướng ngày càng nhiều bệnh nhân sử dụng chatbot AI để tư vấn về sức khỏe, ông lo ngại điều này có thể khiến vai trò của bác sĩ bị suy giảm, khi AI dần trở nên phổ biến hơn.
Bổ sung cho quan điểm này, Tiến sĩ Benjamin Tolchin, bác sĩ thần kinh tại Trường Y Yale, cũng chia sẻ rằng một số lượng lớn bệnh nhân của ông đã bắt đầu sử dụng ChatGPT như một cách để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của mình. Mặc dù không phản đối công nghệ, ông nhấn mạnh rằng việc sử dụng ChatGPT cần phải được thực hiện cẩn thận, bởi lẽ không phải mọi thông tin từ AI đều chính xác, và các thông tin sai lệch có thể gây hậu quả nghiêm trọng khi bệnh nhân tin tưởng hoàn toàn vào chúng mà bỏ qua việc tham khảo ý kiến bác sĩ.
Rõ ràng, bất kỳ công cụ nào cũng có giá trị riêng của nó, nhưng cần phải sử dụng một cách tỉnh táo. Đối với các chatbot như ChatGPT, việc đưa ra câu hỏi cần chi tiết, và người dùng cần đánh giá câu trả lời một cách khách quan để tránh sự tự tin thái quá của AI.
Nguồn: NYTimes