QUY TRÌNH DOANH NGHIỆP CHUYỂN ĐỔI VỚI AI - BỨC TRANH TOÀN CẢNH!
Trong quá trình được gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp, Ly nhận ra rằng cụm từ "chuyển đổi số" hay "AI" không còn là điều gì xa lạ. Nhưng thực tế, khi hỏi sâu hơn, nhiều doanh nghiệp vẫn khá mơ hồ về cách bắt đầu hay thậm chí chưa xác định được liệu AI có thực sự phù hợp với họ không. Dưới góc độ là người vận hành doanh nghiệp đồng thời là một AI Trainer, Ly sẽ chia sẻ một bức tranh toàn cảnh từ chính những trải nghiệm thực tế của mình, để các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn và tìm ra hướng đi phù hợp.
Các bước trong hành trình chuyển đổi AI bao gồm:
1. Giai đoạn chuẩn bị: Xây nền móng vững chắc
a. Xác định mục tiêu kinh doanh rõ ràng
Mỗi doanh nghiệp đều có những vấn đề riêng cần giải quyết. Việc của bạn là trả lời câu hỏi: "A.I sẽ giúp gì cho chúng ta?" Có doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình vận hành, có nơi lại ưu tiên chăm sóc khách hàng nhanh chóng hơn. Ví dụ, Ly từng training AI cho chuỗi nhà thuốc muốn dùng chatbot để tư vấn nhanh các câu hỏi phổ biến, tiết kiệm thời gian cho nhân viên trực tiếp. Có doanh nghiệp lại muốn ứng dụng AI để phục vụ hoạt động MKT cho doanh nghiệp, ít nhân sự hơn nhưng xây được nhiều kênh hơn để gia tăng điểm chạm với khách. Có công ty với hơn 15 chi nhánh tại các quốc gia thì đặt mục tiêu với AI để tự động hóa quá trình hướng dẫn về các quy trình, quy định cho nhân viên mới.
Trong quá trình được gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp, Ly nhận ra rằng cụm từ "chuyển đổi số" hay "AI" không còn là điều gì xa lạ. Nhưng thực tế, khi hỏi sâu hơn, nhiều doanh nghiệp vẫn khá mơ hồ về cách bắt đầu hay thậm chí chưa xác định được liệu AI có thực sự phù hợp với họ không. Dưới góc độ là người vận hành doanh nghiệp đồng thời là một AI Trainer, Ly sẽ chia sẻ một bức tranh toàn cảnh từ chính những trải nghiệm thực tế của mình, để các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn và tìm ra hướng đi phù hợp.
Các bước trong hành trình chuyển đổi AI bao gồm:
1. Giai đoạn chuẩn bị: Xây nền móng vững chắc
a. Xác định mục tiêu kinh doanh rõ ràng
Mỗi doanh nghiệp đều có những vấn đề riêng cần giải quyết. Việc của bạn là trả lời câu hỏi: "A.I sẽ giúp gì cho chúng ta?" Có doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình vận hành, có nơi lại ưu tiên chăm sóc khách hàng nhanh chóng hơn. Ví dụ, Ly từng training AI cho chuỗi nhà thuốc muốn dùng chatbot để tư vấn nhanh các câu hỏi phổ biến, tiết kiệm thời gian cho nhân viên trực tiếp. Có doanh nghiệp lại muốn ứng dụng AI để phục vụ hoạt động MKT cho doanh nghiệp, ít nhân sự hơn nhưng xây được nhiều kênh hơn để gia tăng điểm chạm với khách. Có công ty với hơn 15 chi nhánh tại các quốc gia thì đặt mục tiêu với AI để tự động hóa quá trình hướng dẫn về các quy trình, quy định cho nhân viên mới.
b. Đánh giá hiện trạng
Hãy nhìn vào “tài sản” hiện có của doanh nghiệp: Dữ liệu có đủ để AI "học" không? Hệ thống công nghệ hiện tại có tương thích không? Và đội ngũ nhân sự có đủ kiến thức hay cần đào tạo thêm? Một doanh nghiệp dịch vụ mà tôi từng làm việc mới đầu đặt vấn đề với Ly là muốn xây dựng Chatbot AI để tư vấn bán hàng, nhưng thực sự khách hàng còn chưa đủ nhiều, chi phí cho một data khách hàng tiềm năng rất lớn cho những sản phẩm giá trị cao mà chưa chắc người thật đã chuyển đổi tốt, thì cũng chưa sẵn sàng để ứng dụng AI cho lĩnh vực này.
c. Lựa chọn lĩnh vực ứng dụng #AI phù hợp
Đừng cố áp dụng AI ở mọi nơi ngay lập tức. Hãy bắt đầu từ một số lĩnh vực quan trọng và AI đang làm tốt như:
- Dịch vụ khách hàng: Chatbot, phân tích cảm xúc để hiểu phản hồi của khách…
- Marketing và bán hàng: Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng thông qua phân tích dữ liệu mua sắm…
- Vận hành: Tự động hóa quy trình (RPA) để giảm thời gian làm việc thủ công…
2. Giai đoạn thử nghiệm: Bắt đầu nhỏ nhưng hiệu quả
a. Chọn công nghệ và đối tác phù hợp
Có doanh nghiệp chọn phát triển nội bộ, có nơi tìm đối tác bên ngoài. Quan trọng là chọn đúng công nghệ và đội ngũ phù hợp với nhu cầu.
b. Thành lập đội ngũ triển khai
Ly nhận ra rằng chuyển đổi AI không phải chỉ là chuyện của bộ phận IT. Cần thành lập một nhóm chuyên trách, có sự phối hợp giữa công nghệ, kinh doanh và thậm chí cả bộ phận vận hành.
Quảng cáo
c. Triển khai thử nghiệm
Bắt đầu từ những dự án nhỏ, dễ đo lường. Ly từng biết một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm, đã triển khai AI trong các dự án Affiliate. Kết quả, họ tăng tỉ lệ chốt sale lên gần 60% vì Chatbot AI không ngại upsale đồng thời còn phân tích được khả năng chốt đơn của khách hàng để đề xuất các khuyến mãi phù hợp.
3. Giai đoạn mở rộng: Nhân rộng và tối ưu hóa
a. Mở rộng ứng dụng AI toàn diện
Sau khi thử nghiệm thành công, đây là lúc doanh nghiệp mở rộng AI ra toàn hệ thống. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải liên tục cập nhật công nghệ và tối ưu hóa quy trình.
b. Đào tạo nhân sự và thay đổi văn hóa
Đừng quên rằng AI chỉ hiệu quả khi đội ngũ nhân sự hiểu và làm chủ được nó. Nhiều doanh nghiệp ban đầu gặp khó khăn vì nhân viên cảm thấy xa lạ với công nghệ. Khi đó, việc tổ chức các buổi đào tạo và khuyến khích tư duy đổi mới là điều không thể thiếu. Một số công ty đang tổ chức các workshop ngắn hạn, không chỉ giúp nhân viên hiểu về AI mà còn xây dựng tinh thần sẵn sàng đón nhận cái mới.
c. Đánh giá và cải tiến chiến lược
Quảng cáo
Hành trình AI không bao giờ dừng lại. Doanh nghiệp cần liên tục đo lường hiệu quả và cập nhật chiến lược dựa trên phản hồi từ thị trường và khách hàng. Ly từng thấy một doanh nghiệp thương mại điện tử điều chỉnh hoàn toàn chiến lược AI của mình chỉ sau vài tháng, vì nhận ra rằng xu hướng mua sắm của khách hàng thay đổi nhanh hơn họ dự đoán.
Hãy bắt đầu đúng cách!
- Bắt đầu từ những điều nhỏ nhất: Một chatbot, một quy trình tự động hóa đơn giản, hay một dự án phân tích dữ liệu cơ bản đều có thể tạo ra bước khởi đầu.
- Lựa chọn đối tác tin cậy: Đừng ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ những đội ngũ giàu kinh nghiệm.
- Đầu tư vào con người: Công nghệ có thể thay đổi, nhưng nhân sự sẽ là yếu tố quyết định sự thành công lâu dài.
Chuyển đổi AI không chỉ là chuyện chạy đua công nghệ, mà là hành trình xây dựng nền tảng bền vững cho tương lai của doanh nghiệp, nên cần có sự chuẩn bị chu đáo và tầm nhìn chiến lược nhé!
P.s: Khi doanh nghiệp điền bảng Khảo sát này, bản thân chủ doanh nghiệp cũng "tự vấn" lại nhu cầu thực của mình!
#HappinessCreator
#HoangCamLy
#AiTrainer