Hiện nay chúng ta đã quá quen thuộc với những từ như silic, silicon, bán dẫn, vi xử lí, và có thể bạn cũng đã biết tầm quan trọng của chúng với thế giới công nghệ hiện nay. Tuy nhiên có bao giờ bạn tự hỏi rằng làm thế nào mà người ta có thể tạo ra được những con CPU nhỏ xíu nhưng vô cùng mạnh mẽ như thế chưa? Cách đây 4 năm Tinh tế từng có bài về vấn đề này, tuy nhiên đó là quy trình đã cũ. Ngày nay, khi công nghệ thay đổi với tốc độ chóng mặt, các công đoạn sản xuất vi xử lí cũng đã khác biệt. Trong bài viết này, mời các bạn xem qua những bước mà Intel đã biến cát trở thành CPU Ivy Bridge trên dây chuyền công nghệ 22nm của họ. Bạn có thể nhấn vào các tấm ảnh bên dưới để xem ở kích thước lớn, đọc chữ cho rõ ràng hơn. Cuối bài còn có video nữa nhé.[prebreak][/prebreak]
@kill-you
Bạn đùa, ốc vít nào không sản xuất được. Cái quan trọng trong 8 điều kiện của Samsung, 2 điều kiện khó nhất là : Giá thấp hơn, uy tín hơn cty cung cấp cũ. Bạn nghĩ đi, nếu bắt đầu tham gia thì làm quái gì đạt được 2 yêu cầu này.
@hienld
đâu phải chỉ có intel, còn AMD, và các hãng sx chip di động khác mà, chỉ có điều là intel là kẻ giỏi nhất, có đc công thức tốt nhất, kiểu như làm bánh thì nhiều người làm được, nhưng bánh ngon hay ko là tùy vào cách mà người ta làm thôi ^^
@hienld
Quy trình chỉ tóm tắc thôi, còn trong thực tế thì còn nhiều quy trình bí mật mà họ không tiết lộ nữa, software/hardware phải tương tác với nhau..bla, bla... làm chịp thì có rất nhiều hãng làm được, làm chip CPU cho máy tính thì Intel vẫn dẫn đầu trong lãnh vực này. Họ đã bỏ ra không biết bao nhiều công sức, tài năng, tiền bạc để nghiên cứu 1 con CPU như vậy. Phải nói là 1 kỷ thuật siêu việt trong nghành điện tử.
@hienld
hì người ta nói cho nghe bước làm, chứ người ta đâu có nói về các bước phụ như chọn lựa vật liệu, tẩy rửa v.v...đánh bóng, xi mạ, nội mua được các cái máy chuyên dùng để thực các bước trên chắc tiền không đếm nổi lun quá !!
@technological experience
mình pentium 4 cực cùi mà 😁 tác vụ cơ bản như xem phim HD 720p. lướt web thôi. ko chơi game nền flash dc toàn màn hình dc đâu!
pentium là tên một dòng cpu của intel mà. máy bàn bây h toàn pentium dual core. máy mới hơn thì pentium sandy bridge cùng cấu trúc core i nhưng loại bỏ nhiều tập lệnh v.v.....nói chung giá rẻ!
@thangggg123
có gì đâu mà không hiểu nó tính toán ra sao hả bác, nói sơ sơ thế này cho bác dễ hiểu nha, máy tính hoặc chip (CPU) nó dùng mã nhị phân để tính toán tức là dùng 2 số 0 hoặc 1. 1 biểu thị là có điện, 0 biểu thị là không có điện. Mỗi khi mình ra 1 lệnh tính toán thì bằng các thuật toán nó sẽ cung cấp cho các transitor trên cpu 2 dạng 1 hoặc 0 (ví dụ 1+1 nếu =2 sẽ trả về giá trị 1 tức là có điện, nếu #2 sẽ là 0 tức là không có điện). Từ đó các transitor (khi này đã đc nối vs nhau bằng hàng tỉ mạch điện sẽ cho các giá trị là có điẹn hay không có điện, nếu có điện nó sẽ truyền tín hiệu điện đó thông qua các mạch dẫn kim loại nhỏ sang các transitor khác, quá trình cứ thế diễn ra. Mà bác thấy đấy các transitor ivy được sản xuất theo công nghệ 22nm mà 1m=10^9 1nm, 1 wafer thì thường có kích cỡ khoảng hơn 2cm2 tức là trên wafer đấy có khoảng 2x10^6 transitor. Cho nên không ngạc nhiên khi cpu ivy lại mạnh mẽ vậy.😁
@alohakool
tầm bậy rồi chú ơi. 1 cái wafer đường kính 300-450mm ==> 282.743,3388-636.172,5124mm² chứ làm j có 2cm²
cắt ra 1 cái die mới là 1-3cm², nhưng mà đó là diện tích làm sao mà chia trực tiếp đc. phải lấy 2cm²/(22nm)²
mà có tính vậy cũng ko đúng, vì công nghệ 22nm là chiều dài kênh dẫn (L) là 22nm chứ ko phải kích thước transistor là 22nm. chiều dài thực của transistor tính luôn cả mấy vùng p/n 2 đầu thì Intel ko công bố ra có trời mới biết, chiều rộng thì cũng ko cố định, tùy theo dòng, tải yêu cầu mà thay đổi thôi nên ko bao h có chuyện kích thước transistor xác định hết
@thangggg123
các vật liệu nó ko tính toán được. đơn giản có thể hiểu là cpu gồm rất rất nhiều các thành (transitor) phần mà mỗi thành phần chỉ có thể ở 1 trong 2 trạng thái là dẫn điện hoặc cách điện. dẫn điện tương đương 1, cách điện tương đương 0. mỗi transitor có thể thể hiện 2 giá trị là 1 hoặc 0. Và 2 transitor có thể biểu diễn 4 giá trị là: 00; 01; 11; 10. và 3 transitor có thể biểu diễn 8 giá trị là: 000; 001; 011; 111; 010; 101; 111; 110. cứ thế 4 transitor biểu diễ được 16 giá trị, 5 transitor là 32 giá trị. cứ như vậy thì 1 cpu chứa hàng vạn transitor có thể biểu diễn rất rất nhiều giá trị. và các thuật toán dùng để tính toán có thể phiên dịch từ các dãy số chỉ gồm 0 và 1( gọi là mã nhị phân) thành các phép toán mà con người có thể hiểu và lập trình được! ví dụ chữ cái "a" trong mã nhị phân là 01100001, "b" là 01100010 ...v.v
@chyo.htct
Cần gì làm vậy bạn, ngồi đọc từ lúc bài mới ra chưa có rep nào, lúc rep xong thì đã có rồi. Mình ko phải dạng thích bóc tem rồi dự hội nghị :D
@harrypham89
Cát VN bán cho Nhật để phục vụ lấy những hạt cát tốt phục vụ cho sản suất các quá trình chế tạo thấu kính, vi xử lý. Còn lại bán cho Sing để lấn biển 😔