Loài người chúng ta có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Điều đó không ai có thể chối cãi được. Nhưng còn thiết bị, hàng hóa chúng ta mua và sở hữu thì sao? Chúng ta có quyền tự sửa chữa nó khi nó bị hư hay không?
Cú quay xe 180 độ của Apple đang được coi là một chiến thắng cho phong trào “quyền được sửa chữa” (right-to-repair). Trên khắp thế giới, các tổ chức như Hiệp hội sửa chữa (The Repair Association) đang chống lại khuynh hướng của các nhà sản xuất cấm mọi người sửa chữa hàng hóa của chính họ, cho dù đó là thiết bị thông minh, ô tô hay máy giặt. Các nhà sản xuất ô-tô đang chịu áp lực ngày càng tăng. John Deere, nhà sản xuất máy kéo, vướng vào một cuộc tranh cãi dai dẳng với nông dân, nhiều người trong số họ đã tải phần mềm không chính chủ (hacked) cho xe của mình để họ có thể tự sửa mà không cần phải mang xe tới đại lý ủy quyền tốn kém.
Bất ngờ đến từ Apple
Vào ngày 17 tháng Mười một, Apple thông báo rằng họ sẽ cung cấp cho những khách hàng, những người "cảm thấy thoải mái với việc tự sửa chữa thiết bị của mình" quyền tiếp cận các công cụ và linh kiện chuyên dụng để sửa những chiếc iPhone bị hư của họ. Đó là một thay đổi khá đột ngột! Ngay cho đến khi công bố thông báo, Apple đã mạnh mẽ bảo vệ chính sách lâu đời của mình là chỉ cho phép các kỹ thuật viên hoặc các xưởng (workshop) được cấp phép sửa chữa các sản phẩm của mình. Trong quá khứ, Apple thậm chí đã vô hiệu hóa iPhone đã được sửa chữa theo những cách khác. Chính sách mới của Apple ban đầu sẽ chỉ áp dụng cho một số sửa chữa nhất định, chẳng hạn như màn hình bị nứt và pin chai trong các mẫu điện thoại mới nhất của hãng — và chỉ dành cho khách hàng ở Mỹ. Nhưng Apple cho biết họ sẽ triển khai kế hoạch này cho nhiều sản phẩm và quốc gia hơn trong tương lai.
Cú quay xe 180 độ của Apple đang được coi là một chiến thắng cho phong trào “quyền được sửa chữa” (right-to-repair). Trên khắp thế giới, các tổ chức như Hiệp hội sửa chữa (The Repair Association) đang chống lại khuynh hướng của các nhà sản xuất cấm mọi người sửa chữa hàng hóa của chính họ, cho dù đó là thiết bị thông minh, ô tô hay máy giặt. Các nhà sản xuất ô-tô đang chịu áp lực ngày càng tăng. John Deere, nhà sản xuất máy kéo, vướng vào một cuộc tranh cãi dai dẳng với nông dân, nhiều người trong số họ đã tải phần mềm không chính chủ (hacked) cho xe của mình để họ có thể tự sửa mà không cần phải mang xe tới đại lý ủy quyền tốn kém.

Quảng cáo
Tại sao quyền được sửa chữa là chính đáng
Quyền được sửa chữa là một điều chính đáng. Ví dụ, một cuộc khảo sát của YouGov được thực hiện vào tháng trước cho thấy 81% người Anh sẽ ủng hộ việc mở rộng luật về quyền sửa chữa bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính xách tay (đã bao gồm đồ gia dụng và tivi). Các chính trị gia dường như cũng hứng thú và tham gia. Theo Nhóm nghiên cứu lợi ích công Hoa Kỳ (US PIRG), có 27 bang của Mỹ đang xem xét luật sửa chữa, mặc dù chưa có luật nào được thông qua. Nghị viện châu Âu gần đây đã bỏ phiếu để tăng cường quy định ở Liên minh châu Âu, theo đó một số hàng hóa điện mới sẽ cần phải sửa chữa được trong ít nhất mười năm.
Đại dịch covid-19 dường như đã tăng thêm tính cấp bách cho lý do chính đáng này. Trong tình trạng bị phong tỏa, mọi người không chỉ mua sắm các thiết bị nhiều hơn, nhưng nhiều người thấy rằng các điểm bán hàng nơi họ sống đóng cửa khi những thiết bị cần được sửa. Đôi khi, dịch vụ độc quyền trở thành vấn đề sinh tử. Theo US PIRG, các kỹ thuật viên của bệnh viện đã tức giận khi nhận ra rằng họ không thể sửa chữa máy thở một cách nhanh chóng trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt (đã bị quá tải) vì họ không có hướng dẫn sử dụng và các linh kiện ở bên cạnh. Điều này đã buộc một số nhà sản xuất, chẳng hạn như GE, cung cấp miễn phí nhiều linh kiện và trang bị bảo dưỡng máy móc hơn.
Tốt cho tất cả
Các lập luận về cho phép quyền sửa chữa rộng hơn nữa rất thuyết phục. Đầu tiên là ý thức về sự công bằng đạo đức. Như khẩu hiệu của Hiệp hội sửa chữa đã đặt, "Chúng tôi có quyền sửa chữa mọi thứ chúng tôi sở hữu." Thứ hai là ngăn chặn tình trạng nâng giá cơ hội. Một lý do khiến các công ty muốn duy trì độc quyền sửa chữa các mặt hàng mà họ sản xuất là họ có thể tính giá cao cho các linh kiện và nhân công (Apple vẫn chưa cho biết giá bộ công cụ sửa chữa cho iPhone là bao nhiêu). Điều đó theo đó tạo ra cái gọi là sự lỗi thời có kế hoạch. Khi chi phí thay pin cũ chiếm phần lớn trong giá mua một thiết bị mới, người tiêu dùng chắc chắn sẽ chọn phương án thứ hai. Trong cuộc khảo sát của YouGov, một phần tư số người được hỏi cho biết họ đã vứt bỏ thiết bị cuối cùng của mình mà không hề thử sửa. Điều đó tốt cho các công ty, nhưng lại có hại cho môi trường. Apple nói rằng 80% lượng khí thải của họ đến từ quá trình sản xuất. Chính lý do hướng tới sự bền vững hơn - cùng với sự đe dọa của luật pháp - dường như thuyết phục các công ty nhượng bộ và bắt đầu hợp tác. Mặc dù vậy, người tiêu dùng vẫn có thể cảm thấy khó khăn trong việc tự sửa các thiết bị của mình. Từ những chiếc xe Tesla đến máy kéo, chuông cửa đến máy rửa chén, hàng hóa ngày càng trở nên phức tạp hơn, được “nhồi nhét” với nhiều chip máy tính hơn so với sử dụng bánh răng như mấy thập kỷ trước. Bất kỳ ai thiếu kiến thức về cách những thiết bị này hoạt động, sẽ cảm thấy mình bất lực, và không làm gì hơn được ngoài việc mang đến cửa hàng.
Theo The Economist.