Từ đầu năm 2024, vài người đã phát hiện ra một số mảnh rác vũ trụ có liên hệ đến các tàu sứ mệnh hỗ trợ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) rơi xuống khu nhà mình. Thông thường, người ta kỳ vọng rằng không có phần cứng nào có thể tồn tại do sức nóng thiêu đốt khi lao xuống bầu khi quyển, trừ khi nó có thể tái sử dụng.
Theo các kỹ sư ở trung tâm nghiên cứu Aerospace Corporation (AC), những sự cố này cho thấy cần phải nghiên cứu thêm về những gì sẽ xảy ra khi một tàu không gian quay lại bầu khí quyển theo cách không kiểm soát. Nhiều thứ đang được phóng lên không gian hơn bao giờ hết và xu hướng này sẽ tiếp tục khi các công ty triển khai nhiều chuỗi vệ tinh hơn và phóng đi các tên lửa hạng nặng hơn.
Tình huống lý tưởng nhất là một vệ tinh hoặc thân tên lửa khi hết hạn được dẫn đường quay lại bầu khí quyển một cách có kiểm soát, rồi đáp xuống một vùng biển xa xôi. Nhưng việc này tốn kém vì đòi hỏi phải mang thêm nhiên liệu để dùng cho các thao tác đẩy khỏi quỹ đạo.
Mảnh pin rơi xuống mái nhà ở Florida.
Theo các kỹ sư ở trung tâm nghiên cứu Aerospace Corporation (AC), những sự cố này cho thấy cần phải nghiên cứu thêm về những gì sẽ xảy ra khi một tàu không gian quay lại bầu khí quyển theo cách không kiểm soát. Nhiều thứ đang được phóng lên không gian hơn bao giờ hết và xu hướng này sẽ tiếp tục khi các công ty triển khai nhiều chuỗi vệ tinh hơn và phóng đi các tên lửa hạng nặng hơn.
Tình huống lý tưởng nhất là một vệ tinh hoặc thân tên lửa khi hết hạn được dẫn đường quay lại bầu khí quyển một cách có kiểm soát, rồi đáp xuống một vùng biển xa xôi. Nhưng việc này tốn kém vì đòi hỏi phải mang thêm nhiên liệu để dùng cho các thao tác đẩy khỏi quỹ đạo.
Mảnh pin rơi xuống mái nhà ở Florida.
Hồi tháng 3/2024, một mảnh pin rơi ra từ Trạm ISS đã làm thủng một lỗ trên mái nhà ở bang Florida, đánh dấu một trường hợp hiếm hoi về thiệt hại tài sản do rác vũ trụ gây ra. Vào tháng 5, một mảnh của tàu Dragon nặng 41 kg rời ISS đã rơi xuống một khu nghỉ dưỡng ở Bắc Carolina. Cùng lúc đó, một mảnh nhỏ hơn dường như cũng thuộc về Dragon thì rơi xuống một thị trấn lân cận.
Một mảnh vỡ khác nặng gần 41 kg từ tàu Dragon cũng được phát hiện tại một trang trại ở Saskatchewan (Canada) vào tháng 4, sau đó nhân viên SpaceX đã đến để thu hồi. Năm 2023, vài mảnh vỡ của Dragon cũng rớt xuống Colorado và một nông dân Úc đã tìm thấy mảnh vỡ từ tàu Dragon trên đất của mình vào năm 2022.
Mảnh vỡ từ tàu Dragon tại Úc.
Các thùng nhiên liệu bằng kim loại từ các vệ tinh cũ hoặc thân tên lửa thường tồn tại sau khi lao qua bầu khí quyển. Nên hiện nay ngày càng nhiều tên lửa và vệ tinh được làm bằng vật liệu nhẹ như vật liệu tổng hợp để dễ cháy hơn.
Nhưng đây là loại vật liệu được sử dụng trên các mảnh vỡ của tàu Dragon được tìm thấy trên thế giới vài năm qua, nghĩa là chúng cũng chưa dễ cháy đến thế. Rõ ràng có nhiều nhiều nguyên nhân quyết định khả năng tồn tại của chúng chứ không chỉ là loại vật liệu. Về nguyên tắc, khi quay lại khí quyển chúng sẽ tiếp xúc với nhiệt độ lên tới hàng ngàn độ C và lực khí động học có thể phá hủy mọi thứ.
Greg Henning, chuyên gia tại AC, cho biết hướng đi của tàu không gian khi lao qua khí quyển cũng có thể quyết định khả năng tồn tại của nó: "Nó có đang xoay vòng không? Nó có ở trạng thái ổn định khi quay lại không? Nói chung việc đánh giá xem thứ gì đó có thể tồn tại nổi không khá phức tạp.”
Tàn dư được tìm thấy từ một số tàu không gian Dragon là từ mô-đun mở rộng của nó - cấu trúc hình tròn không điều áp gắn phía sau khoang phi hành đoàn có điều áp. Khoang phi hành đoàn có một tấm chắn nhiệt để giúp nó tồn tại khi quay lại và đưa các phi hành gia hoặc hàng hóa trở về Trái đất an toàn. Khi hết nhiệm vụ, khoang phi hành đoàn sẽ tách bỏ mô-đun mở rộng trước khi rời khỏi quỹ đạo để hướng xuống biển.
Quảng cáo
Còn mô-đun mở rộng vẫn ở trên quỹ đạo từ vài tuần đến vài tháng, đến khi lực cản không khí ở quỹ đạo Trái đất thấp kéo nó về lại bầu khí quyển. Quỹ đạo quay lại của nó không được kiểm soát và chỉ dự đoán được trong vòng vài giờ.
Tàu Dragon 2.
NASA, cơ quan giám sát các hợp đồng chuyên chở con người và hàng hóa trên tàu Dragon, cho biết: “Theo thiết kế ban đầu, thân tàu Dragon đã được đánh giá là sẽ tan vỡ khi quay lại và bốc cháy hoàn toàn. Nên NASA và SpaceX sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp bổ sung nhờ học hỏi từ các mảnh vỡ được thu thập."
Gần 3/4 diện tích Trái đất có nước bao phủ, nên rất hiếm khi rác vũ trụ va vào một công trình hoặc làm bị thương ai đó. Theo Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, nguy cơ mỗi năm một người bị thương do mảnh vụn không gian là dưới 1 phần 100 tỷ. Nhưng nếu không có biện pháp giảm thiểu, tỷ lệ sẽ tăng lên khi có nhiều tàu bay vào không gian hơn.
Theo AT.