Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Ractiv đang tích hợp phương pháp nhập liệu ASETNIOP vào cảm biến 3D Haptix

bk9sw
2/9/2013 8:2Phản hồi: 21
Ractiv đang tích hợp phương pháp nhập liệu ASETNIOP vào cảm biến 3D Haptix
Tổ_hợp_phím_ASETNIOP.png

Với việc biến mọi bề mặt phẳng thành giao diện cảm ứng đa điểm, cảm biến 3D Haptix của Ractiv tiềm năng có thể thay thế chuột máy tính truyền thống. Thế nhưng, không dừng lại ở chuột máy tính, các nhà phát triển Haptix mới đây đã công bố kế hoạch "tiêu diệt" cả bàn phím vật lý. Cụ thể, Ractiv đã hợp tác cùng Zack Dennis - nhà phát minh phương pháp nhập liệu ASETNIOP để hiện thực hóa ý tưởng này.

Soạn thảo bằng bàn phím ảo trên màn hình máy tính bảng hay điện thoại không phải lúc nào cũng thoải mái. Nếu bạn gõ mà không nhìn vào màn hình thì hiệu quả và độ chính xác khi gõ không cao. Vì vậy, Zack Dennis đã phát tiển một giải pháp thay thế bàn phím ảo với tên gọi ASETNIOP - bàn phím vô hình, dựa trên layout QWERTY và cho phép người dùng nhập liệu với 10 ngón tay.

Phương pháp nhập liệu ASETNIOP sẽ gán 8 ký tự thường được gõ nhất với các ngón tay khi chúng ta sử dụng trên bàn phím thông thường. Dennis nói: "Ý tưởng ở đây rất đơn giản. Bàn phím bao gồm chỉ 10 điểm tiếp xúc cho mỗi 1 đầu ngón tay. Mỗi lần nhấn và nhả ngón tay sẽ tạo ra một chữ cái thường dùng trên bàn phím QWERTY." Theo thứ tự các ngón tay trên 2 bàn tay từ trái sang, ngón út trái sẽ là A, áp út là S, giữa là E, trỏ là T, tương tự với bàn tay phải là N, I, O, P. Vì vậy, phương pháp nhập liệu của Dennis được gọi là ASETNIOP. Các ký tự ít được dùng hơn của bản chữ cái sẽ được gán theo tổ hợp - 2 ngón cùng lúc. 2 ngón cái sẽ được dùng cho phím Shift và Space hoặc Enter.

Quy tắc hoạt động của bộ gõ ASETNIOP.​

Hiện tại, Dennis đã phát triển một plug-in cho trình duyệt Google Chrome với tên gọi DexType. Plug-in này sẽ sử dụng cảm biến Leap Motion, giúp người dùng nhập liệu ngay trên không. Tuy nhiên, giờ đây thì Dennis đã chuyển sang hợp tác với Haptix 3D.

Theo tính toán của Dennis, hầu hết người dùng bàn phím ASETNIOP có thể đạt tốc đọ 30 từ/phút trong chỉ vài giờ tập gõ. Tốc độ này sẽ liên tục tăng khi người dùng bắt đầu quen với hệ thống các phím và tổ hợp phím. Mặc dù bản thân Dennis đã có thể gõ từ 65 đến 70 từ/phút nhưng anh cho biết kỷ lục 100 từ đã được xác lập.

Liệu việc tích hợp ASETNIOP vào cảm biến 3D Haptix có thể kết thúc sự phụ thuộc của chúng ta vào bàn phím vật lý? Trước mắt thì không! Tuy nhiên, ngay từ đầu, cả 2 nhóm phát triển đều tìm cách định hướng cho sản phẩm của mình.

Ractiv - nhóm phát triển Haptix đã bắt đầu lập trình hệ thống ASETNIOP vào cảm biến và Dennis cho biết họ đang cùng nhau làm việc để bổ sung các tính năng cải tiến như đoán từ hay tự động sửa lỗi trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, Dennis cũng tiết lộ anh đang phát triển tính năng nhận dạng chữ viết tay để người dùng có thể nhập con số, dấu và dấu nhấn thuận tiện hơn.

Chiến dịch đầu tư cho cảm biến Haptix của Ractiv đã được phát động trên trang Kickstarter. Thời gian tài trợ sẽ kết thúc vào ngày 13 tháng 9 tới và nếu mọi chuyện diễn ra theo kế hoạch thì những cá nhân tài trợ sẽ nhận được sản phẩm sớm nhất là vào mùa xuân năm 2014.

ASETNIOP với Haptix 3D.​

Theo: Gizmag [1]; [2]
21 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Không biết các bạn thế nào đối với mình bàn phím có in chữ trên mỗi nút hay không không quan trọng, vì mình đánh không nhìn vào bàn phím.
tk07vt
ĐẠI BÀNG
11 năm
@chikien2760 Bác chém vl quá
@tk07vt gõ 10 ngón cần j nhìn bàn phím
@FullOfLove Biết là không cần nhìn nhưng không có bàn phím thì gõ khó lắm =)))£
..😃 thế em còm men và share thì có gọi là ủng hộ không ạ :p
công nghệ đúng là không bao giờ có điểm dừng 🆒 tuyệt cú mèo !



>> Có khi nào trên dòng đời tấp nập , ta vô tình vấp phải cục...iPhone 5 <<
Tạm thời vẫn vui vẻ với Dvorak thôi 😁
Mình gõ bàn phím máy tính mà có 75 từ một phút. Gỡ cái này tốc độ cũng vãi thật
cronosorma
ĐẠI BÀNG
11 năm
Theo mình thì sử dụng phương pháp này chỉ tiện lợi đối với màn hình cảm ứng thôi. Không thể nhanh hơn một bàn phím máy tính kiểu như Dvorak hay Colemak được. Bởi vì rất nhiều thao tác sử dụng 2 lần nhấn phím để được 1 ký tự.
@cronosorma
ko phải là 2 lần nhấn phím mà là nhấn 2 phím cùng lúc, cái này có vẻ có nhược điểm là tập lâu hơn (nhấm 2 phím cùng lúc là thao tác phức tạp hơn di chuyển 1 ngón tay đi 1 đoạn và nhấn)
cronosorma
ĐẠI BÀNG
11 năm
@Spirit Coder Gõ 2 phím cùng lúc thì cũng đòi hỏi cùng một công (thậm chí có phần nhiều hơn) giống như gõ lần lượt từng phím thôi phải không bạn? Tốn cùng một công nhưng chỉ xuất được 1 phím, nhưng được điểm lợi đó là không phải di chuyển lên các dòng trên và dòng dưới của bàn phím. Nếu mình nói sai nhờ bạn sửa giùm.
@cronosorma
Xét về công cơ học: như nhau giữa việc bấm 2 ngón cùng lúc và bấm ngón này rồi đến ngón kia, xét về thời gian bấm: giảm gần 1 nửa so với bạn bấm lần lượt từng phím (mình tính gần 1 nửa là nếu chưa quen hoàn toàn thì t/g để não xử lý phải bấm 2 ngón nào xuống sẽ hơi dài hơn bấm chỉ 1 ngón)

Còn so với bàn phím thường (mỗi ký tự ở các vị trí khác nhau): công cơ học: bằng hoặc tốn gần gấp đôi, thời gian: cái này mình cũng ko đoán được tại làm thế có điểm lợi và hại sau:
- Lợi:
+ Như bạn nói: không phải di chuyển tay quá nhiều,
+ vị trí bấm của tay không quá quan trọng (lệch đi 1 ít không sao miễn là đừng có từ ngón này bấm qua vị trí ngón bên cạnh còn đâu lên xuống vô tư) - cái này có ý nghĩa nhiều với màn hình cảm ứng hoặc các thể loại ko có phím vật lý.
- Hại:
+ Với người đã quen bàn phím thường: có khi trong quá trình 1 ngón bấm 1 chữ thì các ngón khác cũng đã bắt đầu di chuyển đển chữ tiếp theo rồi. Bàn phím này: nghe chừng khó hơn khá nhiều đó.

Tạm thời mình nghĩ ra đc thế thôi 😁

p/s: mình xét chủ yếu về tốc độ đánh hơn là năng lượng bỏ ra.
cronosorma
ĐẠI BÀNG
11 năm
@Spirit Coder Mình vẫn nghĩ kiểu gõ AsetNiop chỉ thích hợp cho bàn phím ảo, còn bàn phím vật lý vẫn đạt hiệu quả hoạt động cao hơn (nếu xét về tốc độ như bạn vừa nói): tốc độ trung bình của một người thành thạo thiết kế Colemak đã là hơn 100 từ/phút rồi. Trong khi kỷ lục của Aset chỉ dừng ở 100 từ/phút.
Mình sử dung Aset trên bàn phím máy tính thì nhận thấy cách hoạt động này có một nhược điểm là yêu cầu khá nghiêm khắc về sự tách bạch về thời điểm nhấn của hai phím kế tiếp nhau: giả sử ta muốn gõ "oi" thì đối với bàn phím QWERTY ta không cần phải ấn "o" rồi nhấc ngón nhẫn phải lên, rồi mới được phép ấn ngón giữa phải để gõ "i" như Aset bắt buộc phải làm như vậy. Điều này sẽ cản trở tốc độ đánh rất nhiều. Và mình vẫn còn nhiều điều chưa vừa ý khác nữa với Aset. Thôi thì dành phần phán xét cho các bạn khác vậy.
P/S: Mới đi coi bắn pháo bông, đông quá đành lết về nhà, mệt lử!
@cronosorma
Ah, uh, cái này ko áp dụng tốt với bàn phím có phím vật lý, mà mục đích của tác giả cũng ko phải thế 😁 Còn chuyện cái phần mềm của nó ko ổn thì là bình thường mà, tác giả đang trong giai đoạn phát triển, có thể thuật toán chưa tốt nên nó sẽ lag lag hoặc cùi như bạn nói.
Đốp cho 3 cái dấu của tiếng việt vào thì tắt điện, còn cái vụ bàn phím chỉ chiếm 1/4 màn hình còn đâu ui nhỉ?
Ai cũng gõ phím vèo vèo,không như mình gõ chậm rì dù làm bên văn phòng😃
xem iron men rùi nhiễm theo
Rất nhiều bàn phím có khả năng (tiềm năng) tối ưu việc gõ hơn nhiều so với bàn phím QWERTY.
Tuy nhiên vấn đề của các bàn phím sáng tạo, mới mẻ so với bàn phím QWERTY truyền thống là ở sự khó khăn (quá lớn) trong việc thay đổi thói quen và nền tảng sẵn có của QWERTY. Trừ khi có một sự ép buộc nào đó, còn không thì rất khó thuyết phục con người thay đổi sang loại bàn phím khác khi mà hàng giờ hàng phút vẫn có những người đang tập, đang được dạy gõ bằng bàn phím QWERTY và hàng loạt thiết bị được sản xuất trên chuẩn bàn phím ấy... 😔

PS: trong cái clip quảng cáo, thấy có thằng word 2007 (hoặc 2010) trên ipad?? :v Mình ở trên núi quá lâu hay là cái clip chém gió vậy mọi người _ _"
Hay nhỉ
Levernice
ĐẠI BÀNG
11 năm
đến lúc cái này ra tiếng việt rồi tính sau, giờ nhìn cũng có vẻ hay đó
nhinh thì hay nhưng chắc khi mình dùng cũng chẳng dễ chút nào

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019