Rebadge - Nghệ thuật bán logo và tối ưu hoá lợi nhuận tối đa của các hãng xe hơi

phong0210
17/8/2019 2:29Phản hồi: 3
Rebadge - Nghệ thuật bán logo và tối ưu hoá lợi nhuận tối đa của các hãng xe hơi
Rebadge là một phương pháp "làm xe" được áp dụng rộng rãi trong giới sản xuất xe hơi, vừa tiết kiệm chi phí, vừa đem lại lợi nhuận nhanh chóng, cách làm này có tên gọi là "Rebadging". Nói vắn tắt, thay vì phải phát triển thiết kế công nghiệp từ đầu, tốn nhiều tiền, mất thời gian mà không biết được phản ứng của thị trường có tích cực không thì anh chỉ cần mua lại thiết kế công nghiệp của hãng khác về hoặc chia sẻ thiết kế nếu cùng công ty mẹ và gắn logo lên đầu và đít xe đấy. Xong ! Việc còn lại chỉ là marketing để làm sao bán được chiếc xe đấy dưới thương hiệu của mình.


Rebadging = Bán 1 sản phẩm dưới nhiều thương hiệu khác nhau


Bạn đừng lầm tưởng rebadging cũng giống như hiện tượng Khải Silk nhập lụa Trung Quốc về gắn mác "made in Viet Nam", cách làm này dựa trên các hợp đồng liên minh, hợp tác giữa các hãng xe và chúng hoàn toàn hợp pháp. Mời bạn cùng tôi tìm điểm khác biệt giữa 2 chiếc xe này , 1 chiếc của hãng Toyota: Rush và 1 chiếc của hãng Daihatsu Terios.







Không có nhiều điểm khác biệt phải không các bạn ! Thực ra là có đấy, đó là giá bán và sự trung thành của người dùng với thương hiệu, Chiếc Rush nếu gắn logo Daihatsu thì sẽ không tài nào bán nổi ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên tại thị trường Nhật, chiếc xe Terios đã là một huyền thoại trong tâm trí người tiêu dùng: nhỏ gọn, linh động và phù hợp với các bà nội trợ. Đây chính là lợi thế lớn nhất của Rebadging, sử dụng những tên gọi khác nhau, thương hiệu khác nhau cho các thị trường khác nhau để bán chiếc xe với giá cao nhất có thể. Cả hai chiếc xe này đều được sản xuất trên cùng 1 dây chuyền, nhưng lại sử dụng thương hiệu Daihatsu cho thị trường nội địa Nhật Bản và thương hiệu Toyota cho các thị trường đang phát triển như Việt Nam, Indonesia. Điều này cũng dễ hiểu bởi Daihatsu là thương hiệu uy tín, nổi tiếng với các mẫu "kei car" tại Nhật Bản nhưng nếu cứ giữ cái tên đó cho thị trường Việt Nam thì không thể bán được.


Đối với thị trường Việt Nam, người tiêu dùng có thể nhìn thấy các trường hợp khác từ các liên minh Renault-Nissan-Mitsubishi như mẫu Xpander và Livina sắp ra mắt:






Không có điều gì phức tạp cả, chỉ là mạnh ai bán được xe thì cứ nhập vào mà bán thôi, cũng dễ hiểu mà, vì mục đích lớn nhất của các hãng xe là tối đa hóa lợi nhuận. Thay vì mỗi hãng phải mất tiền đầu tư chi phí thì tất cả cùng liên minh và chia sẻ thiết kế cùng nhau để bán được nhiều nhất có thể ở thị trường mà mình mạnh.

Quảng cáo



Một ví dụ khác của chiến thuật Rebadging là chiếc BMW Z4 và Toyota Supra phiên bản 2020 mới đây.





Nhìn nội thất này từ một chiếc toyota bạn có bất ngờ không? Từ vô lăng tới cần số hay hệ thống infortainment, tất cả đều từ BMW, và nhờ sự hợp tác này Toyota sẽ bán được chiếc xe huyền thoại Supra ở thị trường châu Á để thỏa lòng khách hàng hâm mộ mẫu xe huyền thoại này. Còn BMW được lợi vì mẫu Z4 vốn bán được rất ít, nay đã có Supra để chia sẻ dây chuyền, vì thế chi phí sản xuất Z4 mới cũng sẽ thấp đi.


Xu hướng chung của ngành công nghiệp ô tô những năm qua chứng kiến sự liên minh, hợp tác giữa các hãng xe ngày càng sâu rộng và chặt chẽ. Các hãng xe đang cùng hướng tới phát triển xe điện nên vì thế không còn hứng thú với việc bỏ tiền ra đầu tư vào thiết kế mới xe dùng động cơ đốt trong nữa. Vì thế sự thành bại của mỗi hãng xe trong thời kì "quá độ" này có lẽ chỉ ở khả năng marketing tới người mua!
3 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

nThD
Trứng
5 năm
Bài viết rất bổ ích, bây giờ thì mình đã hiểu Rush
longluffy
ĐẠI BÀNG
5 năm
bây giờ mới biết vụ này, có trang thông tin hoặc nguồn tra cứu nào về vụ rebadging này của các hãng xe k nhỉ 😁
hoặc bác nào biết có thể tổng hợp lại đầy đủ các cases chia sẻ cho anh em với
phong0210
ĐẠI BÀNG
5 năm
@longluffy Bác chỉ cần chịu khó theo dõi các mẫu xe đang bán ở VN và ở các thị trường quốc tế là biết ngay. Rebadging thực ra nó không xấu, nhưng cá nhân em không thích vì nó tạo ra cảm giác thiếu công bằng với người tiêu dùng. Kiểu như mình phải bỏ thêm tiền cho cùng 1 sản phẩm chỉ khác mỗi cái logo vậy😃 Vinfast Fadil và Opel Karl cũng là một case hay về xe rebadge. Tuy nhiên em vẫn đánh giá tích cực nỗ lực của Vin khi giữ cho giá Fadil ở thị trường VN ngang với giá Opel Karl ở thị trường châu Âu. Nhưng ngược lại cũng có nhiều hãng như Renault rebadge chiếc Duster của hãng Dacia ở thị trường Romania rồi bán ở Pháp, Ấn Độ, VN.. với giá cao dù option nghèo nàn.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019