Ngoài các bàn phím liền khối thông thường thì có thể loại bàn phím tách đôi 2 phần (split), chính hãng cũng có vài cái: Ergodox, Kinesis,.. Các thể loại tự chế (DIY) thì rất nhiều: khoảng 70 cái, các bạn có thể xem so sánh 70 loại split keyboard ở đây: https://jhelvy.shinyapps.io/splitkbcompare/
Trong bài này mình chia sẻ về Sofle v2, là bàn phím split thứ 4 mình xài, sau Corne → Sofle v1 → Lily58.
bàn phím sofle, thiết kế bởi Josef Adamčík
https://josefadamcik.github.io/SofleKeyboard/
bàn phím này được thiết kế dựa trên Corne (36-42 phím) và Lily58 (58 phím). Sofle có layout 58 phím gần giống Lily, thêm 2 núm vặn encoder.
Ưu điểm và nhược điểm:
Trong bài này mình chia sẻ về Sofle v2, là bàn phím split thứ 4 mình xài, sau Corne → Sofle v1 → Lily58.
bàn phím sofle, thiết kế bởi Josef Adamčík
https://josefadamcik.github.io/SofleKeyboard/
bàn phím này được thiết kế dựa trên Corne (36-42 phím) và Lily58 (58 phím). Sofle có layout 58 phím gần giống Lily, thêm 2 núm vặn encoder.
Ưu điểm và nhược điểm:
Ưu:
_ Bàn phím split nói chung tiết kiệm không gian và có thể dễ dàng di chuyển bố trí, ví dụ có thể để tô mì ở giữa,vừa húp mì vừa chạy deadline quá là tuyệt vời. Bình thường mình để nước, cafe ở giữa. nếu là loại wireless thì còn tiện hơn nữa, có thể để lên 2 bên tay ghế , 2 bên đùi,…rất thoải mái. Gọn nhẹ có thể mang vác dễ dàng.
_ Giúp tránh được các thể loại bệnh như “hội chứng xoắn cổ tay” và các chứng bệnh liên quan tới việc chụm 2 bàn tay vô 1 chỗ trên bàn phím thường và cổ tay bị xoắn trong thời gian dài.
_ Ít phím. Tiết kiệm tiền mua switch, keycap. Ko cần phải chỉnh stab, cân plate các kiểu.
_ Độ tùy biến rất cao, có thể tự model 3d, in case đủ kiểu tùy thích. Tha hồ remap layout phím theo nhu cầu cá nhân. Có 2 màn hình OLED tha hồ chế vô đủ trò.
Nhược:
_ Nếu làm việc môi trường văn phòng và đồng nghiệp ghé máy nhau chỉnh file, thị phạm v.v.. tóm lại là xài chung thì rất phiền. Ko ai thao tác được, lại phải mất công lôi cái bàn phím thường ra.
_ Mất thời gian làm quen và khi đã quen rồi sẽ hơi khó xài bàn phím thường.
_ Với các bàn phím tự chế như kiểu Corne, Sofle,.. chất lượng build thấp, ko thể so sánh với các bàn phím chính hãng, ai quen chơi game spam phím ào ào thì rất nhanh nát bét.
_ Ít phím, nên ai có nhu cầu xài sang thể hiện thì sẽ rất buồn, với chỉ có 36 phím như Corne, hoặc có 1 số loại còn ít hơn nữa (32, 18, 12 , 8 phím) thì anh chị em sẽ khó mà thỏa mãn nhu cầu mua bộ switch, keycap mấy chục củ.
Quảng cáo
_ Phải tự tùy biến rất phiền, ko có đồ ăn sẵn. Cá nhân mình phải xài rồi mò mẫm thử, sửa tới sửa lui mấy tháng mới ra được layout ưng ý.
Giới thiệu layout mình đang xài, nếu anh em nào có nhã hứng thử thì tham khảo. Mình chủ yếu dựa trên layout của Miryoku, chỉnh lại vài chỗ để xài các phần mềm vẽ 3D.
Về layout cơ bản, mình từng thử xài Colemak và Colemak-DH, gõ tiếng Anh rất hợp, nhưng có vẻ ko ổn lắm khi gõ tiếng Việt, hiện mình đang xài Workman, gõ tiếng Việt ổn hơn. Nếu bạn nào không xài các phần mềm 3D thì rất nên thử qua layout Engram. Còn các bạn phải vẽ 3D thì cần những phím cơ bản như W, M, S… nằm bên trái.
các bạn tham khảo về các loại layout ở link này: https://getreuer.info/posts/keyboards/alt-layouts/index.html
layout hiện tại của mình, bố trí phím cơ bản theo Workman và các layer theo Miryoku.
Quảng cáo
layout của Miryoku: https://github.com/manna-harbour/miryoku
về cách flash bàn phím, mình xài QMK, các bạn có thể tham khảo ở đây:
https://docs.qmk.fm/#/newbs_building_firmware
Chi phí cho bộ này không quá mắc, nếu anh chị em biết tự hàn mạch thì mua bộ kit cỡ 30€ về tự làm, còn không thì ở VN cũng có vài chỗ bán bàn phím split đã hàn sẵn, với giá không quá cao, cỡ 2-4 triệu.