[Review] Đánh giá nhanh Laptop chơi game Lenovo Legion Y720: Hệ thống tản nhiệt ấn tượng

hangchinhhieu.vn
1/11/2017 2:54Phản hồi: 0
[Review] Đánh giá nhanh Laptop chơi game Lenovo Legion Y720: Hệ thống tản nhiệt ấn tượng
Là một trong những mẫu Notebook Gaming hiếm hoi trong phân khúc màn hình 15.6-inch được trang tin đánh giá - review Laptop nổi tiếng Notebookcheck cho số điểm lên tới 84%, Lenovo Legion Y720 là một trong một thế lực nguy hiểm đối với nhiều thương hiệu Laptop Gaming hiện nay trên thị trường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào thiết kế, cấu hình cũng như các góc cạnh khác của siêu mẫu Legion Y720 - Made by Lenovo - cùng với đại lý phân phối độc quyền sản phẩm Legion Y720 trên thị trường Việt Nam hiện nay.


ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ


Đã từng Review và đánh giá qua mẫu đàn em Legion Y520, người viết có lẽ đã quá rành rọt cách mà Lenovo đóng gói sản phẩm Laptop Gaming của mình. Nó hơi.. kỳ dị một chút bởi Lenovo không đơn giản là cho Legion Y720 - hay các dòng Legion Laptop Gaming khác - vào trong hộp với lớp bao nhung phủ bên ngoài như các thương hiệu khác vẫn làm. Mà hãng đã gói cả cỗ máy Legion trong một lớp bọc đen chống sốc, về mặt thẫm mỹ thì nó không được.. đẹp cho lắm. Tuy nhiên xét về sự cẩn thận, Lenovo xứng đáng được một điểm cộng khen ngợi khi đã rất khéo trong khâu bảo vệ này. Điều mà nhiều hãng khác đã bỏ qua khác đơn giản kể cả ở những dòng Laptop Gaming cao cấp.


Tương tự như Legion Y520, phiên bản Y720 vẫn giữ cho mình một số nét tương đồng trong khâu thiết kế, chẳng hạn như máy mỏng và nặng đầm tay. Tuy nhiên độ mỏng của Y720 nó không như nhiều người nghĩ, khi mặc dù máy không được trang bị đầu đọc đĩa bên trong - nhưng vẫn được Lenovo ưu ái tặng kèm 1 ổ đĩa rời chuẩn Blue-Ray cao cấp - nhưng Legion Y720 vẫn "dày" hơn đàn em Y520 gần 3-5 li.. Với thiết kế đó cộng với trọng lượng 3.2kg đã khiến Legion Y720 tổng thể rất đầm tay, cứng cáp trong một kích thước của mẫu Notebook chỉ 15.6-inch.


Trọn bộ phụ kiện đi kèm chúng ta sẽ có gồm 1 máy Legion Y720 Made by Lenovo, một ổ đĩa Blue-Ray Read/Write rời và dây USB nối cùng với 1 Adapter sạc với đầu vuông đặc biệt chuẩn chỉ có ở Lenovo, 1 số lượng giấy tờ hướng dẫn sử dụng và 1 đĩa DVD Driver.. đơn giản thế thôi.


Một trong những điểm khác biệt khi so sánh với đàn anh Legion Y520, thì Legion Y720 mới thực sự là dòng Legion khi được Lenovo đóng hẳn logo chữ Y cao cấp màu đỏ ở mặt nắp lưng sản phẩm - trong khi đó Lenovo Legion Y520 sẽ chỉ có một chữ Lenovo đơn giản. Cộng với chất liệu nhôm mạ cao cấp, nắp Capo của Legion Y720 nhìn ngầu, bụi bặm và cứng cáp ấn tượng. Đáng tiếc khi Logo chữ Y không phát sáng được... chứ nếu không buổi tối sẽ cho ra hiệu ứng rất đẹp mắt


Một trong những điều khó chịu ở Legion Y720 khi vừa mở máy, chính là bản lề của sản phẩm khá.. cứng. Bạn sẽ phải cần đến 2 tay để mở máy theo kiểu mở vỏ sò chứ không thể đặt sản phẩm lên mặt phẳng sau đó dùng 1 tay nhấc màn hình lên để mở như đại đa số các dòng Laptop khác. Không rõ đây là do thiết kế cứng cáp của Lenovo đặt tiêu chuẩn như thế, hay là do sản phẩm của mình Review ngày hôm nay có vấn đề. Tuy nhiên nếu nhìn sự việc ở 1 góc nhìn khác, điều này nói lên rằng Lenovo rất chú trọng đến chất lượng hoàn thiện của sản phẩm mình làm ra. Và bản lề của máy sẽ không còn là một điều đáng quan tâm trong suốt quá trình sử dụng.


Không giống như Legion Y520 là dòng Laptop Gaming ở phân khúc thấp, Legion Y720 với vị trí cao hơn được Lenovo ưu ái sỡ hữu một hệ thống bàn phím rất ấn tượng. Đầu tiên là về hành trình phím khiến phím bấm rất sâu và cảm giác nảy sướng, bạn có thể gõ với tốc độ khoảng 80-90 ký tự/phút mà không gặp bất kỳ vấn đề khó chịu nào. Bên cạnh đó, thiết kế nút với sự lõm nhẹ ở khu vực trung tâm và cong đều theo 2 hướng trái-phải ôm trọn ngón tay khiến bàn phím của Lenovo Legion Y720 trở nên "thân thuộc' một cách đáng kinh ngạc với một người chuyên gõ phím như mình.

Và tất nhiên, vì đẳng cấp cao hơn Legion Y520, đàn em Legion Y720 được hãng ưu ái hơn với hệ thống LED RGB tận 4 khu vực, khác với hệ thống LED 1 màu đỏ của Legion Y520. Đánh giá nhanh về hệ thống LED, chúng ta sẽ có một phần mềm hỗ trợ điều chỉnh từ Lenovo cho phép nhiều chế độ như thở - lướt - sóng - sáng 1 khu vực.. khá đa dạng. Hệ thống đèn LED của Legion Y720 cũng được thiết kế tinh tế khi ở góc nhìn bình thường bạn sẽ khó có thể thấy được các khu vực hắt sáng bên dưới nút bấm. Tức mọi màu sắc bạn có thể thấy ở bàn phím của Legion Y720, chỉ xuất phát ngay từ những ký tự xuyên LED mà thôi.


Legion Y720 sỡ hữu hệ thống Loa cao cấp JBL với chuẩn Premium Audio

Quảng cáo


Hệ thống Loa của Legion Y720 có vài nét khá tương đồng với Legion Y520 khi được đặt ở vị trí ngay dưới 2 bên vùng bản lề. Tuy nhiên với phiên bản cao cấp hơn này, Lenovo đã trang bị thêm 1 loa Subwoofer mạnh mẽ ngay bên dưới Touchpad - gần với khu vực người dùng nhất - khiến âm thanh ấn tượng hơn thấy rõ. Với một người tai trâu như mình thì mình không dám đi quá sâu vào hệ thống Loa này. Chúng ta sẽ chỉ đơn giản có một vài thông số được Lenovo đưa ra gồm "Notebook Gaming đầu tiên trên thế hỗ trợ công nghệ âm thanh Dolby Atmos" với chuẩn JBL Premium Audio được Lenovo rất tự hào "khoe" trên mẫu Legion Y720 này.

Tương tự như Legion Y520, phiên bản Y720 này cũng được cách tân với lối thiết kế mới ở cụm bản lề khiến máy trông ngầu hơn, cứng cáp hơn. Đây cũng chính là khu vực thiết kế cụm loa đôi kéo dài từ mặt bàn phím cho tới hệ thống tản nhiệt ở cạnh sau của máy. Một lớp lưới mắt nhỏ màu đỏ cũng làm nổi bật hơn và trông bắt mắt, cứng cáp hơn cho hệ thống. Cá nhân mình rất thích lối thiết kế này của Lenovo, tuy nhiên lo ngại về thời tiết, khí hậu Việt Nam với nhiêu bụi sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến những lỗ li ti này. Chưa kể đó, chất liệu ở khu vực này là kim loại cũng khiến mình lo lắng về thẩm mỹ lâu dài có những vấn đề về chất liệu sơn, hoặc rỉ.


Tương tự như Legion Y520 vốn đã rất tự tin về khả năng tản nhiệt của mình, phiên bản Y720 cũng có những nét tương đồng và đáng tự hào - bên dưới sẽ có mục Stress test cho các bạn tham khảo. tuy nhiên khác với Y520 khi hệ thống cụm quạt tản được thiết kế cạnh nhau khá lạ, thì với Legion Y720 sẽ được Lenovo đặt lại ở vị trí truyền thống vốn khá tương đồng các dòng Laptop Gaming ở các thương hiệu khác - ở 2 bên góc trái và phải của bàn phím.


Cạnh dưới của Lenovo Y720 sử dụng một tấm kim loại lớn dập ra. Các bạn có thể thấy có khá nhiều khu vực lấy gió được Lenovo thiết kế khoa học ở đáy của máy cùng với 2 miếng cao su dày kê đít máy lên khoảng 2mm.. Đây là một độ cao tương đối lớn nếu so với đại đa số các dòng Laptop Gaming hiện tại. Và tương tự như Y520, trên Y720 Lenovo cũng sơn các lá nhôm màu đồng đỏ khá bắt mắt, tựa như là một dấu nhấn ở khu vực đít máy và có phần nổi bật hơn so với Legion Y520.


Tuy nhiên thực tế khi mở máy và sử dụng, các lá đồng không hiện lên quá chi tiết và có thể khó có thể gây sự chú ý

Quảng cáo


Một trong những điểm cộng lớn nhất ở Lenovo Legion Y720 mà mình thấy ấn tượng nhất chình là.. cổng kết nối USB Type-C với công nghệ Thunderbolt 3.0 được áp dụng. Thậm chí nếu so sánh với các dòng Laptop Gaming 15.6-inch trong cùng phân khúc, rất ít có thương hiệu với các dòng sản phẩm tương đương áp dụng công nghệ này lên những dòng sản phẩm của mình. Với chuẩn Thunderbolt 3.0, đây được xem là một cứu cánh cần thiết trong khoảng 2-3 năm tới sau khi mua máy bởi máy có đủ khả năng nâng cấp GPU rời thông qua cổng kết nối này.


Tuy vậy, số lượng cổng USB Type-A truyền thống trên Lenovo Legion Y720 không nhiều và đa dạng các cổng kết nối khác như các dòng sản phẩm khác đồng cấp. Chúng ta sẽ chỉ có 3 cổng USB Type-A truyền thống cùng 01 cổng USB Type-C Thunderbolt 3.0, 1 cổng Jack 3.5mm hỗ trợ cả Micro và Audio rời, 1 cổng Mini Display Port (khá kỳ quặc khi bản thân cổng USB Type-C với Thunderbolt 3.0 hoàn toàn có thể kiêm nhiệm luôn cổng Mini Display Port), 1 cổng HDMI và 1 cổng sạc vuông đặc biệt theo chuẩn Lenovo, tất nhiên cũng không thể quên được cổng LAN RJ45 truyền thống. Điểm trừ lớn nhất là Lenovo đã loại bỏ luôn cả đầu đọc card SD đang khá phổ thông ở thời điểm hiện tại.




ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG


Cấu hình sản phẩm Legion Y720 ngày hôm nay tại Hàng Chính Hiệu bao gồm
  • Chip Intel Core i7 7700HQ
  • RAM 16GB DDR4 2400Mhz
  • SSD 128GB M.2 PCIe NVMe
  • HDD 1TB 5400rpm
  • NVIDIA GeForce GTX 1060 6GB GDDR5
  • Màn hình 15.6-inch Full HD - IPS
  • OS Windows 10 Home

Chúng ta sẽ tiến hành các bài test phổ biến hôm nay, bao gồm
  • 3DMark FireStrike
  • 3DMark TimeSpy
  • CrystalDisk Mark / CrystalDisk Info
  • Unigine Heaven Bench 4.0 - 2009
  • Unigine 2.0 Superposition - 2017
  • Game PlayerUnknown's Battlegrounds - PUBG
  • Game The Witcher 3
  • Stress Test Furmark / Prime95​


Bài test 3DMark Fire Strike



Bài test 3DMark Time Spy



Bài test CrystalDiskMark cho HDD - bên trái - và SSD - bên phải



Bài test Unigine Heaven Benchmark 4.0



Bài test Unigine 2.0 SuperPosition



Lenovo Legion Y720 hoàn toàn có thể cân tốt PUBG ở mức Graphic High Setting - tắt MSAA - Vsync Off và Shadow Meidum



Mức FPS dao động từ 40 - 70 FPS, Trung bình là khoảng 45-47FPS, máy chạy mát mẻ không có dấu hiệu tụt xung, tụt FPS



Đáng tiếc là Admin chơi dở quá nên không được pha Highlight Top 1 để đời nào.. 😔



Đối với tựa game The Witcher 3, nếu chỉnh lên mức Ultra Setting sẽ có mức khung hình trung bình khoảng 35 - 40FPS - Tắt Vsync - MSAA Off - NVidia Hairwork On



Tuy nhiên nếu bạn muốn chơi ổn định, Admin khuyến khích nên giảm bớt một số hiệu ứng để tăng FPS lên cao hơn...



Có điều khá đáng khen đối với mẫu Lenovo Legion Y720 này chính là mức nhiệt độ khi trải nghiệm các tựa game AAA rất tốt, nhiệt độ chưa bao giờ vượt quá 73'C cho CPU và 65'C cho GPU

STRESS TEST NHIỆT ĐỘ CPU - GPU


Tương tự như mẫu Legion Y520 trước kia đã được Hàng Chính HIệu Review, mẫu Legion Y720 vẫn có một hiệu năng tản nhiệt ấn tượng, tạm thời chúng ta không bàn luận đến nhiệt độ khi chơi game của tựa game PUBG do tựa game đó vào lúc review sản phẩm này vẫn chưa được gọi là chính thức - Early Access Game - thế nên về mặt lý thuyết, tựa game PUBG vẫn chưa ổn định về mặt cấu hình và chất lượng của Source Engine. Thế nên mình sẽ tiến hành một bài test "khó ăn" khác vốn được nhiều tựa máy "cắn răng" tắt thở vì hệ thống tản nhiệt không chịu nổi. Đó là bài test Stress với Furmark cho GPU cùng với Prime95 cho CPU suốt 10 phút, giả định một môi trường mà cả CPU lẫn GPU đều phải hoạt động 100% công suất - điều mà trong suốt quá trình sử dụng bạn sẽ không bao giờ có thể đạt được. Nhiệt độ phòng máy lạnh lúc này vào khoảng 26'C..

Lưu ý : không thử tại nhà bài test này..



Mức nhiệt độ ấn tượng của CPU suốt 10 phút Stress chỉ đạt 74'C - GPU chỉ đạt 65'C

Nói qua một chút, vào lúc này hệ thống có tự động tăng tốc độ quạt lên mức 100% nhằm đảm bảo hệ thống mát mẻ và không có sự cố đáng tiếc, bạn có thể chủ động bật Turbo Fan thông qua phần mềm Lenovo Nerve Sense có sẵn đi kèm máy - hoặc tải trên trang chủ Lenovo. Lúc Fan chạy "Max Speed" có phần hơi ồn - điều kiện mình test trong phòng khoảng 15m vuông. Tuy nhiên khi sử dụng ở không gian rộng và ồn ào, bạn sẽ không cần phải lo lắng về độ ồn này.

TỔNG KẾT


Ưu điểm
  • Thiết kế cứng cáp mạnh mẽ
  • Tặng kèm ổ DVD Blue-Ray cao cấp
  • Hệ thống LED bàn phím RGB đơn giản tinh tế
  • Đi kèm SSD M.2 PCIe NVMe có chất lượng cao
  • Hệ thống tản nhiệt ấn tượng, mạnh mẽ
  • Hệ thống loa Laptop Gaming JBL hỗ trợ Dolby Atmos đầu tiên trên thế giới
Điểm trừ
  • Lớp vỏ dễ bám vân tay
  • Hệ thống bản lề màn hình cứng
  • Thiết kế thiếu cổng cắm thẻ SD truyền thống
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019