Review và hướng dẫn nhanh USB Meter AVHzY CT-3: nhiều chức năng, rất xịn xò

williamcuong282
8/3/2023 9:10Phản hồi: 53
Review và hướng dẫn nhanh USB Meter AVHzY CT-3: nhiều chức năng, rất xịn xò
Khi nhắc đến USB Meter (hay anh em cũng thường gọi là USB Tester) chắc mọi người cũng không quá xa lạ khi mà đã có rất nhiều bài chia sẻ về test thông số thực của các cục sạc tường, sạc dự phòng. Nhưng hôm nay mình xin được mang đến đây một sản phẩm với cách gọi dài dòng: USB 3.1 Power Meter Tester
Tại sao mình lại gọi vậy? Vì nó thể hiện đầy đủ tính kĩ thuật chuyên môn, vì nó có đi kèm module tải giả, và vì NXS gọi như vậy 🤣🤣🤣… Xin giới thiệu USB 3.1 Power Meter Tester CT-3 đến từ hãng AVHzY (mình sẽ gọi tắt nó là CT-3 nhé). Xin nói thêm về nguồn gốc, CT-3 được sản xuất dựa trên (hoặc mua bản quyền) của Shizuku by YK-Lab. Mình có hỏi ChatGPT thì có thông tin bên dưới, khả năng là một nhà phát triển đến từ Nhật.
image.png
USB Shizuku.png
Có vài cái tên khác cũng sản xuất dựa trên phần cứng và Firmware này mà mình tìm hiểu được: Shizuku YK001(gốc), Power-Z KT002, Atorch UT18 ,… chức năng và giao diện y hệt CT-3, tuy nhiên chỉ có CT-3 mình thấy cái thân vỏ làm đẹp nhất. Và mình cho rằng đây là USB Meter đáng tin cậy và xịn nhất mà mình có được với giá hơn 1tr6 trên Aliexpress (bản không đi kèm tải giả tầm 1tr1)
image.png

z4165310682496_d6858964bb02cad86aff69fb480c67ed.jpg

Mở hộp và đánh giá chung

z4165310705525_356193704a522aaf75ed9ec8c2ba70aa.jpg


Một chiếc hộp nhôm không in bất kì gì và những thứ bên trong: thân USB Meter, bộ tải giả SM-LD-00 100W, các con ốc, kính cường lực màn hình (mình đã dán rồi). Có có 2 tùy chọn: lắp thành một USB tester đơn giản hoặc lắp full bộ tải giả nhìn như con rùa nặng nề. Thông tin cơ bản:
  • USB 3.1 tester 4-26V , 0-6A
  • 2 USB-C in / out
  • 2 USB-A in / out
  • Phát hiện nhiều giao thức QC 2.0, 3.0, 4.0--- PD 2.0, 3.0 - Huawei SCP, SSCP, FCP, Samsung AFC, VOOC, Super VOOC 65W
  • Trigger các giao thức trên (đặt điện áp cố định để test) cho tải giả
  • Phần mềm giao tiếp máy tính và Lua Programmable (cái này ít quan tâm)
Ngoai hinh.png
Phiên bản này, board mạch và màn hình sẽ được bảo vệ bởi 2 miếng inox CNC và đã khắc lazer đầy đủ các thông tin chìm rất xịn, rất nét. Các con ốc kèm theo cũng là inox và mình đã mở ra vào mấy lần, rất cứng và sáng. Ngoài ra, AVHzY còn có một phiên bản CT-3A vỏ làm bằng hợp kim nhôm đen mờ che lun 4 cạnh hông cũng rất đẹp và mắc hơn bản này xíu.
z4165310711704_e00d3fd0a4db53f0565222d6e1883996.jpg

Đánh giá phần cứng bên trong


Đương nhiên rồi, với giá thành khá cao thì chất lượng phần cứng cũng tương xứng. Từ chip vi xử lý hãng ST đến chip nhớ hãng Winbond và linh kiện dày đặc cho chúng ta thấy điều đó. Ngoài ra, các cổng Type-A, Type-C và nút điều hướng rất chất lượng.
z4165310709915_672396b0d6de74430e1e4ae1d820d66b.jpg
Cục tải giả SM-LD-00 với công suất đến 100W cũng rất ngầu, build màu PCB đen kiểu Apple ghê. Nó có 1 jack để kết nối tín hiệu với CT-3 và các lỗ ốc để lấy nguồn.
z4165310717425_32388bbd1bed7a3b363f5e3d2c6006e1.jpg
Đương nhiên nó sẽ có tản nhiệt và quạt bên dưới để test tải chạy liên tục, ngoài ra còn có đo nhiệt độ của lưới tản để điều chỉnh công suất quạt phù hợp. Các shield được liên kết với nhau bằng các trụ đồng vừa để cố định chắc chắn, vừa dẫn điện từ CT-3 đến tải.

Giao diện sử dụng CT-3

z4165310686038_0aa94480e032791d0327becbee01ebff.jpg

Quảng cáo



Quay trở lại CT-3, cạnh này ta có một cổng in USB-C 3.1 (gắn sạc vào đây) và 1 công tắc gạt chọn chế độ PD với phần ký hiệu đã khắc trên nắp.

z4165310692248_4aebc421f254ca52d0d62e6fc9374e77.jpg
Mặt này có cổng out USB-C (gắn vào điện thoại), cổng micro-USB (giao tiếp máy tính + cấp nguồn độc lập khi tích hợp tải giả SM-LD-00), một nút Multi Key:
  • Nhấn một lần để xác nhận (hoặc màn hình chính thì chuyển kiểu màn hình)
  • Nhấn nhanh 2 lần để quay lại, gạt trái / phải (khi có menu chức năng) để cuộn
  • Nhấn giữ 3 giây để vào cài đặt hệ thống
  • Gạt sang trái (ở màn hình Home) để vào các chức năng mở rộng: fast charger detect, check cable,…
  • Gạt sang phải (ở màn hình Home) để thao tác cùng Load module SM-LD-00
https://hanpenblog.com/wp-content/uploads/avhzy-ct3.jpg
CT-3 có màn hình nhiều màu 128*160 1.77’ TFT và cũng tích hợp cảm biến con quay để tự xoay màn hình như điện thoại. Ngoài ra, còn có loa nhỏ báo, pin nuôi giờ vì nó có thể biến thành đồng hồ sau một thời gian nghỉ.

Giao diện phần mềm và Lua Programmable / C# API


Phần mềm SHIZUKU TOOLBOX sẽ có ích trong việc ghi log file, nhật ký dữ liệu lớn để phục vụ nghiên cứu, chẩn đoán và sản xuất hàng loạt các bộ nguồn. Còn đối với người dùng bình thường, mình đã thử qua và thấy không cần thiết lắm.
image.png
Lua Programmable là cách lập trình đơn giản cho CT-3 bởi các API đơn giản thông qua phần mềm SHIZUKU này, nôm na là để mình tùy biến giao diện sử dụng trên màn hình CT-3 theo ý thích.

Quảng cáo



Còn C# API để mình có thể giao tiếp nội bộ dữ liệu từ CT-3 đến dự án cá nhân thông qua Protocol đã quy ước sẵn để lấy thông tin (điện áp, dòng, ….), chẳng hạn như mình làm cần đo thời gian thực của cục sạc năng lượng mặt trời.
Anh em muốn tìm hiểu sâu hơn có thể xem link này thêm https://yk-lab.org:666/index.php/2020/10/28/pc-software-ui-manual/

TỔNG KẾT


CT-3 thực sự là một con USB Meter xịn xò, rất nhiều chức năng được gia công tỉ mỉ bởi AVHzY theo bản quyền của Shizuku. Module tải giả SM-LD-00 cũng rất hữu ích trong các trường hợp test độ xịn, hiệu suất thực sự của sạc, dây cáp. Tiện đây, mình có nhã ý sẽ tặng 1 bộ này cho anh @cuhiep thông qua mod @Heo Sữa. để anh em mod Tinh Tế có thêm công cụ đủ mạnh test các bộ sạc, cáp trên tay nhằm mang lại tính chính xác nhất. Món quà này thay lời cảm ơn Tinh Tế đã tạo sân chơi cho anh em, riêng cá nhân mình cũng đã có vài sự may mắn kể từ khi tham gia nơi này. Cảm ơn anh em đã ráng đọc hết bài!



Các chức năng quan trọng mà mình đã làm trong video:
  1. Kiểm tra các giao thức hỗ trợ của bộ sạc dự phòng Aukey 15000mAh PB-Y39 + Apple 20W
  2. Test tải thực tế của bộ sạc Apple PD 20W

Các chức năng khác chưa thử được, hy vọng có ai đó đã thử và chia sẻ.
  1. Type-C to Type-C, Type-A to Type-C cable resistance tester.
  2. E-mark reader.
  3. VOOC/Dash cable dumper.
  4. Apple charger S/N reader.

Thông tin đầy đủ của USB Meter CT-3
https://store.avhzy.com/index.php?route=product/product&product_id=51
53 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Dành cho dân chuyên nghiệp, mình mua ji dùng nấy, NSX nói sao biết vậy. test cục sạc toàn dùng infor trên máy tính trong mục about
@tieutangbuongbinh Mấy cái này cá nhân mua test chơi dùng 1 lần rồi cất tủ. Chỉ dùng cho dân chuyên review, chuyên sửa chữa.
cuối năm 2021 mình có giới thiệu so sánh nhanh con Shizuku với 1 số loại usb test thông dụng, con Shizuku/CT-3 này rất nhiều chức năng nhưng có vẻ đã EOL và không còn được update firmware (lần cuối từ tháng 11/2021)
https://tinhte.vn/thread/review-1-so-loai-usb-multimeter-va-usb-tester-shizuku-kt002-avhzy-ct3-fnb48-ud18.3436512/
@williamcuong282 Mình dùng con KM002C cũng gần như con KM003C nhưng không thích vì thiết kế to ngang, chân USB -C male rất ngắn, cắm test cho các điện thoại dùng ốp đầu USB type C không vào hết nên bắt buộc phải tháo ốp mới gắn chặt được, theo mình đây là thiết kế rất bất tiện khi dùng thường xuyên. Ngoài điểm mạnh hỗ trợ chuẩn sạc mới nhất thì chức năng ít và firmware vẫn chưa ổn định, kén cáp, thường xuyên bị lỗi không nhận phải đổi cáp và xoay mặt cáp mới nhận, nói chung là chờ 1 thời gian nó update firmware may ra mới ổn chứ hiện giờ dùng con này trải nghiệm khá tệ
@dhphucs Mình ngắm con AVHzY C3 cũng khá ưng, chắc lại quất nữa. Cái vụ kén cáp là mình cũng gặp rồi nha, mặc dù cũng TypeC sạc nhanh nhưng có loại để tiết kiệm người ta chỉ gắn 1 chiều nhận sạc nhanh, lật lại gắn thì sạc thường. lý do theo mình là nó không nối song song đối xứng 2 cặp pin trong cổng C
@williamcuong282 Cùng sợi cáp, cùng chuẩn sạc, cắm cái Shizuku và AVHzY C3 nhận tuốt, gần như chưa bao giờ gặp tình trạng này, nhưng với con KM002C gặp rất thường xuyên, vậy là do thiết kế cổng female của con KM002C chứ không phải sợi cáp
@dhphucs Chắc con tiếp theo sẽ là AVHzY C3 có vẻ ngon hơn, tin cậy hơn
Quất con AVHzY C3 nữa là chuẩn bài, nhỏ gọn, chức năng y hệt con AVHzY CT3 nhưng phần cứng mạnh hơn CT3 và còn tiện hơn vì dạng passthrough cắm thẳng vào điện thoại/ củ sạc cả 2 chiều.
20220622_191852.jpg
20220623_115043.jpg
20220622_194055.jpg
20220622_191836.jpg
20220623_010253.jpg
20220623_171706.jpg
20220623_120402.jpg
@hlp Mình thấy hơi nguy hiểm khi sử dụng chức năng trigger PD cho máy của bác, vì khi đang ở chức năng trigger PD nhiều khi vô tình lắc nút chức năng là nó chuyển sang mức điện áp cao hơn (hoặc thấp hơn) có thể làm cháy thiết bị, nếu dùng cái USB này hoặc những loại tương đương thì bác nên chuyển sang chế độ trigger PPS an toàn hơn, mỗi lần nhấn nút nó chỉ nhảy 0.2V nên có lỡ tay cũng còn chỉnh lại dc
@dhphucs Con trong hình có nút khoá bác ạ. Phải bấm giữ unlock rồi mới chuyển đc mức điện áp khác bác ạ
@hlp cái cục SDP màu xanh kia bung ra dễ ko b
@渡辺稲荷 Mình chưa bung bao h 😆
K dành cho dân dạo chơi như mình 🤣
Xưa cũng có con vọc test giờ cất xó.
@mimosa1805 Con model gì vậy bạn
Những bài viết kiểu này không có lợi cho doanh thu của tinhte.
@trimsedinang Càng đa dạng chủ đề về công nghệ càng tốt chứ nhỉ, doanh thu tinhte là thu hút độc giả.
@trimsedinang Phải nâng bi bờ-phon như bê-phan mới có lợi hả sẻ? :v
Gần đây tinhte có nhiều bài viết chất lượng thực sự 👍
Ông này với ông dhphuc cho chơi với nhau được haha
@dhphucs Câu trả lời của sạc thủ không làm mình thất vọng
@dhphucs Thực ra ko phải là do sợi cáp mà do tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế, còn lại thì như bác nói. USBA luôn có dòng 5V cấp trên VBUS. Còn USBC thì dùng điện trở tại chân CC để xác định có host mới cấp điện (thường là 5.1K +-10% pull down resistor - đấu về ground GND chứ ko phải pull up). Chi tiết tham khảo USBC Specification Revision 2.2 mục 2.3.1 Source-to-Sink Attach/Detach Detection
@chacuavip10 Ah, chắc mình diễn đạt không rõ, pull up resistor là mình đang nói đến thiết kế chuẩn của sợi cáp A-C đó bạn, còn chuẩn USBC như bạn nói rồi 😁.
@dhphucs Chỗ này mình chưa hiểu là cái đầu chuyển C to A của bác là loại nào, liệu trong đó có kéo chân D+ D- (chia áp nhận diện) hay đầu nào cũng được. Giúp mình nhé!
Ko liên quan lắm nhưng bác review thêm con Sony 1000XM4 đang treo bên cạnh được không ạ, em đang phân vân quá vì giá tầm này mua trả thẳng thì vẫn hơi với
Cười vô mặt
@hung_technology_92 Của mình là 1000XM3 cũng ít sài, chả khác gì 1000XM4. Nếu bác thích mình để lại giá tốt cho. Về chất âm thì phải nghe mơia biết được nhưng gu sony là nhiều bass, có thể chỉnh thêm phần mềm. Chống ồn thì đỉnh nhất dòng ôm tai rồi.
@williamcuong282 Bác tính để lại giá nhiu á 😀
@Angels Demons Inbox thêm nhé, trên này trao đổi buôn bán bị lock đó
nó na ná giống Pi mấy bác nhỉ
@응웬반캉 Nguyễn Khang con Pi nó build công nghiệp hơn, sức mạnh hơn.

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019